Suy thận mạn tính không chỉ làm giảm chất lượng cuộc sống của người bệnh mà còn gây ra biến chứng nguy hiểm khi mắc bệnh suy thận mạn tính.
Ngày đăng: 11-08-2024
131 lượt xem
Suy thận mạn tính là gì?
Suy thận mạn tính hay còn gọi là bệnh thận mạn, là quá trình suy giảm chức năng thận dưới mức bình thường. Khi mắc bệnh suy thận mạn tính, thận không thể loại bỏ các chất thải cũng như mất chức năng kiểm soát lượng nước của cơ thể, lượng muối trong máu và canxi. Các chất thải sẽ tồn đọng trong cơ thể và gây hại cho người bệnh.
Bệnh suy thận mạn thường xảy ra đột ngột và phát triển từ từ. Bệnh tiến triển chậm và thường không xuất hiện triệu chứng cho tới khi đã ở tình trạng nguy hiểm gây hại cho người bệnh.
Nguyên nhân suy thận mạn tính chủ yếu là:
- Người bệnh bị bệnh đái tháo đường (tăng nồng độ đường trong máu), quá trình này sẽ làm tổn thương các mạch máu nhỏ có chức năng dẫn các chất độc và dịch dư thừa tới thận.
- Người bệnh bị tăng huyết áp gây tổn thương những mạch máu nhỏ dẫn tới suy thận.
- Bệnh thận do nguyên nhân di truyền.
- Tắc mạch động mạch thận.
- Bệnh tự miễn như: lupus, xơ cứng bì,...
- Nhiễm độc trong thời gian kéo dài.
Bệnh suy thận có nhiều dấu hiệu dễ bị bỏ qua
11 biến chứng nguy hiểm khi mắc bệnh suy thận mạn tính
Biến chứng tim mạch: Khi bạn mắc các bệnh về thận, tim cần tăng hoạt động để bơm nhiều máu hơn đến thận, từ đó dẫn đến các vấn đề về tim hoặc mạch máu. Các biến chứng nguy hiểm khi mắc suy thận mạn tính trên tim mạch có mối quan hệ hai chiều, có thể gây ra bệnh tim và ngược lại. Đối với bệnh nhân suy thận đang lọc máu, các biến chứng tim mạch là một trong những nguyên nhân hàng đầu dẫn đến tử vong.
Tăng huyết áp: Tăng huyết áp được xem là một trong các biến chứng suy thận mạn tính nguy hiểm nhất. Tình trạng này có thể góp phần làm tăng tốc độ suy giảm chức năng của thận, phát triển các biến chứng trên tim mạch và dẫn đến tử vong.
Biến chứng ở phổi: Phù phổi, viêm phổi và tràn dịch màng phổi là những biến chứng nguy hiểm khi mắc bệnh suy thận mạn tính giai đoạn cuối và bệnh nhân lọc máu theo chu kỳ.
Thiếu máu: Khi thận bị suy tức là không tạo ra đủ erythropoietin (EPO). Điều này ảnh hưởng đến khả năng tạo hồng cầu cho cơ thể, dẫn đến thiếu máu.
Một số biến chứng nguy hiểm khi mắc bệnh suy thân mạn
Nhiễm toan chuyển hóa và rối loạn pH: Khi có quá nhiều axit trong máu mà thận không thể thải trừ sẽ dẫn đến rối loạn cân bằng pH. Điều này có thể làm trầm trọng thêm bệnh suy thận và dẫn đến các vấn đề như mất xương hoặc cơ, cũng như rối loạn nội tiết.
Mất cân bằng khoáng chất: Tình trạng mất cân bằng khoáng chất xảy ra khi thận bị tổn thương, suy thận không điều chỉnh được hormone cần thiết. Các khoáng chất như canxi, phốt pho đóng vai trò giúp xương chắc khỏe.
Rối loạn nước, điện giải: Rối loạn nước - điện giải như natri máu hạ, natri niệu tăng, phù,… thường gặp trong suy thận mạn tính. Tăng kali máu là biến chứng nguy hiểm hay gặp nếu không điều trị kịp thời sẽ dẫn tới tử vong.
Biến chứng thần kinh: Những bệnh nhân bị suy thận mạn thường có nguy cơ bị rối loạn mạch máu não, chẳng hạn như đột quỵ. Các biến chứng thần kinh ở những bệnh nhân suy thận mạn giai đoạn cuối bao gồm: Suy giảm nhận thức, đột quỵ do thiếu máu cục bộ hoặc xuất huyết não, sa sút trí tuệ, co giật.
Tăng ure máu: Biến chứng tăng ure máu là hiện tượng tích tụ các chất thải trong máu mà thận không đào thải được, cảnh báo thận đang bị tổn thương nghiêm trọng. Tình trạng tăng ure máu có thể dẫn đến một loạt các triệu chứng như buồn nôn, nôn mửa, mệt mỏi, hội chứng chân không yên và rối loạn giấc ngủ.
Bệnh gout: Gout là một loại viêm khớp gây ra bởi sự tích tụ axit uric tại các khớp, thường là khớp ngón chân. Nguyên nhân suy thận dẫn đến bệnh gout là do thận suy giảm chức năng lọc máu không lọc được axit uric ra khỏi máu. Từ đó dẫn đến hình thành gout. Ngược lại bệnh gout cũng làm tăng khả năng dẫn đến bệnh suy thận.
Giữ muối và nước: Thận bị suy giảm chức năng làm cho bệnh nhân gặp khó khăn trong hoạt động lọc máu, dẫn đến tình trạng tích tụ chất lỏng và natri trong cơ thể còn gọi là giữ muối và nước. Biến chứng suy thận mạn này không chỉ gây phù nề mà còn góp phần gây tăng huyết áp và dẫn đến bệnh tim mạch.
LIÊN HỆ ĐIỀU TRỊ BỆNH SUY THẬN AN TOÀN VÀ HIỆU QUẢ TẠI ĐÂY
Những ai dễ mắc bệnh suy thận mạn tính?
- Những người có nguy cơ cao mắc bệnh thận mạn tính là người mắc các bệnh lý nền như đái tháo đường, tăng huyết áp, xơ vữa mạch, suy tim, các bệnh dị dạng đường tiết niệu cần phẫu thuật, bệnh hệ thống gây tổn thương thận.
- Những người dùng kéo dài những thuốc giảm đau chống viêm, thuốc ức chế calcineurin, lithium cacbonate, aminosalicylates,...
- Những người có bố hoặc mẹ mắc bệnh thận mạn tính giai đoạn 3-5 và người trên 65 tuổi cũng là những người có nguy cơ cao mắc suy thận mạn tính.
Cách phòng ngừa biến chứng nguy hiểm khi mắc bệnh suy thận mạn tính
Kiểm soát yếu tố nguy cơ dẫn đến suy thận
Suy thận có thể là biến chứng của các bệnh lý như đái tháo đường, tăng huyết áp. Do đó với những bệnh nhân mắc các bệnh đái tháo đường, tăng huyết áp thì việc kiểm soát huyết áp và nồng độ đường huyết ở mức bình thường rất quan trọng, giúp phòng ngừa nguy cơ dẫn đến suy thận mạn tính.
Ngoài ra, các yếu tố nguy cơ dẫn đến suy thận như viêm cầu thận, viêm bể thận, sỏi thận... nếu không được điều trị kịp thời và dứt điểm cũng sẽ dẫn đến suy giảm chức năng thận và dần dần dẫn đến suy thận mạn tính. Do vậy, những người mắc các bệnh liên quan đến thận thì phải điều trị dứt điểm để tránh dẫn tới suy thận mạn.
Chế độ dinh dưỡng
Để phòng ngừa suy thận mạn tính, việc hạn chế đạm và muối trong khẩu phần ăn hằng ngày là cần thiết. Giảm chất đạm giúp giảm tải gánh nặng cho thận, bởi các chất đạm sau khi được chuyển hóa tạo ra rất nhiều chất độc hại với thận khi chúng được đào thải qua đường tiểu.
Nếu hấp thụ quá nhiều muối có nguy cơ khiến nước bị tích tụ trong cơ thể, từ đó gây tăng huyết áp và tăng nguy cơ phát sinh những vấn đề liên quan đến tim mạch cũng như thận. Do vậy, chỉ nên dùng 5-6gr muối mỗi ngày.
Cần chú ý đến chế độ dinh dưỡng cho bệnh nhân suy thận
Bổ sung đủ nước
Nước giúp thận thực hiện tốt các chức năng lọc, điều hòa lượng nước trong cơ thể. Uống nước giúp thận bài tiết các chất thải, độc hại dư thừa ra khỏi cơ thể dễ dàng hơn.
Bỏ thuốc lá, hạn chế nước có cồn
Những người hút thuốc lá có khả năng suy giảm chức năng thận và nguy cơ đau tim, đột quỵ tăng lên 4 - 5 lần. Do đó, nếu bạn có thói quen xấu này, hãy bỏ thuốc lá ngay để bảo vệ sức khỏe toàn diện cũng như phòng ngừa bệnh suy thận.
Tương tự thuốc lá, các loại thức uống chứa cồn như bia, rượu,...cũng có nguy cơ gây tổn hại cho thận. Liên tục uống nhiều bia rượu trong thời gian dài rất dễ gây nên các bệnh tim mạch và là yếu tố dẫn đến bệnh suy thận.
Duy trì tập thể dục
Người bị suy thận nên lựa chọn các bài tập có cường độ nhẹ, thời gian tập luyện phù hợp với tình trạng sức khỏe là biện pháp hỗ trợ tăng cường hệ miễn dịch. Khi thực hiện các bài tập thể dục vừa sức, khí huyết có thể lưu thông tốt hơn, giảm mỡ máu, kiểm soát huyết áp, tăng cường sức khỏe cho tim mạch của người bệnh suy thận.
Hy vọng các thông tin trên đây có thể giúp bạn hiểu rõ hơn về các biến chứng nguy hiểm khi mắc bệnh suy thận mạn tính để có cách xử trí và phòng tránh bệnh kịp thời.
ĐIỀU TRỊ SUY THẬN HIỆU QUẢ BẰNG ĐÔNG Y TRỊNH GIA
LH: Miền Nam: Số nhà 20, đường số 2, khu đô thị JAMONA Hiệp Bình Phước, Thành phố Thủ Đức, Hồ Chí Minh
Hotline: 0913 82 60 68
Gửi bình luận của bạn