Các yếu tố tăng nguy cơ mắc bệnh suy thận

Bệnh suy thận có thể xuất phát từ bất kỳ nguyên nhân nào. Do đó, cần chú ý đến các yếu tố tăng nguy cơ mắc bệnh suy thận để hạn chế nguy hiểm.

Ngày đăng: 29-08-2024

97 lượt xem

Tổng quan về bệnh suy thận

Suy thận được mô tả là tình trạng mất sự bảo tồn về cấu trúc và chức năng của thận, khi mô thận mất chức năng, hiếm khi xuất hiện bất thường rõ ràng, Tuy nhiên, nếu tổn thương tiếp tục tiến triển, chức năng thận sẽ suy giảm nghiêm trọng và dẫn đến bệnh suy thận giai đoạn cuối

Bệnh suy thận mạn là sự bất thường về cấu trúc hoặc chức năng của thận, thường kéo dài hơn 3 tháng và ảnh hưởng đến tình trạng sức khỏe. Các nguyên nhân gây nên bệnh suy thận mạn bao gồm:

- Bệnh thận xơ hóa tiểu động mạch thận

- Một số bệnh cầu thận nguyên phát và thứ phát

- Hội chứng chuyển hóa như tăng huyết áp và đái tháo đường tuýp 2 gây tổn thương thận và tăng khả năng mắc bệnh suy thận.

Suy thận là bệnh lý nguy hiểm ảnh hưởng đến chức năng của thận

Bệnh suy thận có những loại nào?

Bệnh suy thận được phân thành 5 loại, dựa trên cơ chế bệnh. Cụ thể là:

- Suy thận cấp tính trước thận: Đây là tình trạng xảy ra do chấn thương hoặc di chứng của phẫu thuật dẫn đến lượng máu cung cấp đến thận không đủ. Từ đó ảnh hưởng đến chức năng đào thải chất độc trong máu của thận và có các triệu chứng như chán ăn, buồn nôn, nôn, co giật, hôn mê,...

- Suy thận cấp tính tại thận: Khác với bệnh suy thận cấp tính trước thận, bệnh suy cấp tính tại thận là sự tổn thương trực tiếp ở thận dẫn đến suy giảm chức năng của cơ quan này. Có thể do tác động vật lý hoặc tai nạn dẫn đến tích tụ quá nhiều độc tố tại thận, không đào thải được hoặc thiếu máu cục bộ, thiếu oxy đến thận, lâu ngày dẫn đến bệnh suy thận cấp tính.

- Suy thận mãn tính trước thận: bệnh suy thận mãn tính trước thận được xác định do lượng máu cung cấp đến thận không đủ trong suốt thời gian dài, khiến thận có hiện tượng co lại. Lâu dần, chức năng thận suy giảm, khả năng đào thải độc tố kém và dẫn đến bệnh suy thận mãn tính.

- Suy thận mãn tính tại thận:  Bệnh suy thận mãn tính xảy ra trực tiếp tại thận, do biến chứng của các bệnh lý liên quan như viêm cầu thận, viêm ống thận, viêm đài bể thận,… 

- Suy thận mãn tính sau thận: Đây là tình trạng xảy ra khi hiện tượng tắc nghẽn đường tiết niệu (cao và thấp). Nước tiểu bị cản trở lưu thông, không thể thoát ra ngoài gây áp lực lớn cho thận. Lâu dần khiến thận bị tổn thương và dẫn đến bệnh suy thận mạn tính.

Một số dấu hiệu khi đi tiểu cảnh báo bệnh suy thận bạn nên chú ý

Các yếu tố tăng nguy cơ mắc bệnh suy thận

- Tuổi tác: người lớn tuổi thường dễ mắc bệnh suy thận nhanh hơn so với người trẻ tuổi.

- Giới tính: nam giới tiến triển bệnh suy thận nhanh hơn so với nữ giới.

- Chủng tộc: chủng tộc da đen mắc bệnh đái tháo đường có nguy cơ mắc bệnh suy thận mạn tiến triển đến giai đoạn cuối tăng gấp 2-3 lần nhiều hơn so với người da trắng.

- Yếu tố di truyền: thận của trẻ sơ sinh nhẹ cân, sinh thiếu tháng, thận của trẻ có mẹ bị bệnh hoặc sử dụng thuốc gây độc thận trong thai kỳ sẽ nhạy cảm với các tổn thương hơn so với đứa trẻ bình thường khác.

- Mức độ protein niệu (đạm trong nước tiểu): protein niệu càng nhiều thì tốc độ suy thận càng nhanh.

- Bệnh thận căn nguyên: bệnh suy thận mạn do đái tháo đường, bệnh cầu thận có tiến triển suy thận nhanh hơn so với tiến triển suy thận của bệnh tăng huyết áp, bệnh ống thận mô kẽ.

- Mức độ tổn thương ống thận mô kẽ trên sinh thiết thận càng nhiều thì tiến triển suy thận càng nhanh

- Hút thuốc lá làm thúc đẩy quá trình xơ hóa cầu thận, ống thận và mạch máu.

Những đối tượng dễ có yếu tố mắc bệnh suy thận và các biến chứng khó lường

Bệnh suy thận mạn tính tiến triển như thế nào?

Bệnh suy thận mạn tính (CKD) liên quan đến việc mất dần chức năng thận. Thận lọc chất thải và chất lỏng dư thừa từ máu, sau đó được loại bỏ qua nước tiểu. Bệnh thận mãn tính tiến triển có thể khiến lượng chất lỏng, chất điện giải và chất thải tích tụ trong cơ thể người bệnh ở mức nguy hiểm.

Bệnh suy thận mạn tính tiến triển qua từng giai đoạn và kéo dài trong nhiều tháng cho đến nhiều năm. Trong giai đoạn đầu của bệnh suy thận mãn tính, bệnh nhân có thể có một vài dấu hiệu hoặc triệu chứng. Tuy nhiên, phần lớn bệnh nhân bị suy thận có thể không nhận ra mình bị bệnh cho đến khi tình trạng bệnh suy thận tiến triển nặng.

Bệnh suy thận mãn tính có thể tiến triển thành suy thận giai đoạn cuối, gây tử vong nếu không lọc thận nhân tạo (lọc máu) hoặc ghép thận. Vì vậy, khi có các dấu hiệu của bệnh suy thận cần đi khám  ngay tại các cơ sở y tế để được tư vấn và điều trị bệnh kịp thời.

LIÊN HỆ ĐIỀU TRỊ BỆNH SUY THẬN AN TOÀN VÀ HIỆU QUẢ TẠI ĐÂY

Các phương pháp cải thiện sự sống cho bệnh nhân suy thận

- Quản lý các bệnh khác một cách hiệu quả.

- Thận trọng khi dùng thuốc không kê đơn, tránh sử dụng thuốc giảm đau và thuốc Đông y không rõ nguồn gốc.

- Duy trì cân nặng hợp lý.

- Uống đủ nước ngay cả khi không khát.

- Hạn chế rượu bia và không hút thuốc

- Giảm căng thẳng: Căng thẳng và lo lắng có thể làm tăng huyết áp, ảnh hưởng không tốt đến sức khỏe của người bệnh suy thận.

- Điều chỉnh khẩu phần ăn nhằm hạn chế tiêu thụ protein cùng một số chất điện giải như natri và kali, nhờ đó giảm bớt gánh nặng hoạt động ở thận.

- Tập thể dục thường xuyên: Các môn thể thao có thể giúp giảm căng thẳng, kiểm soát bệnh tiểu đường và huyết áp cao, đồng thời duy trì cân nặng hợp lý. Người bệnh suy thận nên chọn môn thể thao phù hợp với sức khỏe của mình như bơi lội, đi bộ, chạy bộ,…

Việc tập thể dục tốt có thể tốt cho sức khỏe của bệnh nhân suy thận 

Bên cạnh đó, người bệnh suy thận có thể áp dụng các phương pháp sau để điều trị bệnh

- Chạy thận nhân tạo: chạy thận nhân tạo là sử dụng thiết bị ở bên ngoài cơ thể để lọc máu thay cho thận đã suy giảm chức năng. Chạy thận nhân tạo đem lại hiệu quả nhất định đối với bệnh nhân suy thận mạn giai đoạn cuối, tuy nhiên trong quá trình chạy thận bệnh nhân suy thận vẫn có thể gặp một số biến chứng không mong muốn.

- Ghép thận: đem lại nhiều hy vọng cho bệnh nhân suy thận mạn giai đoạn cuối với độ an toàn và tỷ lệ thành công cao. Ghép thận làm tăng cơ hội sống lâu hơn và nâng cao chất lượng cuộc sống cho bệnh nhân suy thận. Bên cạnh lợi ích mà ghép thận đem lại, bệnh nhân được ghép thận có thể đối diện với các nguy cơ như chảy máu, huyết khối, nhiễm trùng, tắc niệu quản,... Một lưu ý khác đối với người được ghép thận là phải dùng thuốc ức chế miễn dịch để ngăn đào thải thận được ghép.

- Điều trị suy thận bằng Đông y: điều trị bệnh suy thận bằng đông y không chỉ giúp bệnh tình của người bệnh suy thận thuyên giảm mà còn tăng cường sức khỏe, bồi bổ khí huyết, lưu thông máu, giúp người bệnh suy thận phòng tránh được những căn bệnh khác như tim mạch, đường huyết, huyết áp và ngăn ngừa bệnh suy thận chuyển sang giai đoạn nặng hơn,…

Trên đây là thông tin về các yếu tố tăng nguy cơ mắc bệnh suy thận, hy vọng sẽ giúp cho bạn đọc có thêm kiến thức về bệnh suy thận để biết cách phòng tránh và lựa chọn cho  mình phương pháp điều trị bệnh phù hợp.

ĐIỀU TRỊ SUY THẬN HIỆU QUẢ BẰNG ĐÔNG Y TRỊNH GIA

LH: Miền Bắc: Đường Đồng Tâm, Khu Đồng Mát, Phường Tân An, Thị Xã Quảng Yên, Tỉnh Quảng Ninh
Hotline: 0378 041 262
 

LH: Miền Nam: Số nhà 20, đường số 2, khu đô thị JAMONA Hiệp Bình Phước, Thành phố Thủ Đức, Hồ Chí Minh

Hotline: 0913 82 60 68

Bình luận (0)

Gửi bình luận của bạn

Captcha