Xây dựng thực đơn cho bệnh nhân suy thận giai đoạn 5 tại nhà

Suy thận giai đoạn 5 được xem là giai đoạn cuối của bệnh suy thận. Nếu không xây dựng thực đơn phù hợp sẽ ảnh hưởng lớn đến sức khỏe và tính mạng người bệnh.

Ngày đăng: 07-09-2024

47 lượt xem

Tìm hiểu về suy thận giai đoạn 5?

Suy thận là tình trạng chức năng thận bị suy giảm, không thể đảm bảo thực hiện nhiệm vụ của mình trong việc lọc máu và điều hòa các chuyển hóa trong cơ thể. Suy thận có 5 giai đoạn, trong đó, suy thận giai đoạn 5 cũng là cấp độ bệnh nguy hiểm nhất, là giai đoạn cuối của bệnh suy thận.

Chức năng thân ở bệnh nhân bị suy thận giai đoạn 5 bị hư tổn rất nặng nề, giảm sút đến trên 90%. Bên cạnh đó, tốc độ lọc cầu thận có thể giảm xuống dưới 15 ml/phút và người bệnh xuất hiện nhiều biểu hiện lâm sàng của các bệnh lý về tiêu hóa, thần kinh, tim mạch…

Người bệnh suy thận cấp độ 5 thường có các triệu chứng sau:

-  Xuất hiện tình trạng tiểu ít, thậm chí vô niệu.

- Người bệnh có thể đi tiểu ra máu hoặc nước tiểu có lẫn đạm.

- Có các triệu chứng suy nhược cơ thể như mệt mỏi, đau đầu, sụt cân nhanh chóng, chán ăn, buồn nôn, thiếu tập trung.

- Có biểu hiện khô da, da dễ bầm tím và nhiễm trùng.

- Có dấu hiệu phù nề, rối loạn giấc ngủ.

- Có nguy cơ tăng huyết áp và tiểu đường.

Suy thận độ 5 giai đoạn cuối rất nguy hiểm

Nguyên tắc dinh dưỡng trong suy thận mạn giai đoạn 5 có lọc máu

Chế độ ăn có đóng vai trò quan trọng đối với người bệnh suy thận vì lúc này thận không còn khả năng lọc máu như bình thường. Lựa chọn các loại thực phẩm có lợi cho thận và tránh các thực phẩm giàu natri, kali, phốt pho giúp duy trì sự cân bằng chất khoáng trong cơ thể. Tuân thủ chế độ ăn cho người suy thận giúp ngăn ngừa các vấn đề sức khỏe liên quan đến suy thận mạn tính.

-  Đầy đủ năng lượng và cân đối các chất: Chế độ ăn cần cung cấp đủ năng lượng cho cơ thể hoạt động, đồng thời cân đối các chất dinh dưỡng thiết yếu, bao gồm đạm, chất béo, carbohydrate, vitamin và khoáng chất.

- Tăng cường đạm, tùy theo tần suất lọc máu mà cần có chế độ đạm hợp lý: 1.2-1,5g/kg/ ngày, ưu tiên đạm có giá trị sinh học cao: thịt, cá trứng, sữa,…

- Ưu tiên chất béo không bão hòa giàu omega3, omega6: Chất béo không bão hòa có tác dụng giúp giảm cholesterol xấu, tăng cholesterol tốt, ngăn ngừa xơ vữa động mạch. Các loại chất béo không bão hòa giàu omega3, omega6 có nhiều trong cá hồi, cá trích, cá ngừ, dầu ô liu, dầu hạt cải,…

- Kiểm soát kali, natri, photpho: Kali là khoáng chất cần thiết cho cơ thể nhưng nếu nồng độ kali trong máu cao có thể gây rối loạn nhịp tim, thậm chí tử vong. Nồng độ natri trong máu cao có thể gây cao huyết áp, phù, cùng với đó nồng độ photpho trong máu cao có thể gây xơ vữa động mạch, tăng nguy cơ sỏi thận.

- Nước: Người bệnh suy thận không thể thải nước tiểu như người bình thường nên nếu uống quá nhiều nước sẽ gây phù.

Nên tuân thủ những nguyên tắc chung trong chế độ ăn cho người bị suy thận

Theo đó, thực đơn và chế độ ăn thực đơn cho người suy thận độ 5 cần lưu ý:

-  Hạn chế lượng muối vào khi nấu hoặc chế biến món ăn.

- Chọn thực phẩm tươi, rau củ quả tươi và hạn chế dùng thực phẩm muối chua, chế biến sẵn.

- Nếu ăn canh thì chủ yếu nên ăn phần rau, hạn chế húp nước canh.

- Tránh đồ ăn chế biến sẵn

- Hạn chế dùng các loại nước sốt, nước chấm như: Tương cà, nước tương, sốt BBQ, nước mắm, muối tiêu,…

- Tránh xa rượu, bia, thuốc lá.

Thực phẩm người bệnh suy thận giai đoạn cuối nên ăn 

Tinh bột ít đạm: miến, sắn dây, khoai củ

Chất đạm khi bổ sung vào cơ thể sẽ tạo ra chất thải và được đào thải khỏi cơ thể qua đường thận. Do vậy, càng cung cấp nhiều đạm thì sẽ khiến thận hoạt động nhiều hơn. Vì thế, người mắc bệnh suy thận giai đoạn cuối, chức năng thận gần như mất đi hoàn toàn nên cần chế độ ăn ít đạm.

Do vậy, các bác sĩ khuyên người bệnh nên bổ sung các loại tinh bột ít đạm như miến, sắn dây, các loại khoai củ,… trong chế độ ăn hàng ngày. Nhóm tinh bột ít đạm này cung cấp chủ yếu đạm thực vật dễ tiêu hóa, chứa hàm lượng chất chống oxy hóa cao, hàm lượng chất béo bão hòa thấp. Nhờ đó giảm viêm nhiễm trong cơ thể và góp phần làm chậm tiến triển của bệnh suy thận. 

Thực phẩm ít đạm: hến, đậu phụ, nấm

Nên lưu ý rằng chế độ ăn của người suy thận giai đoạn cuối giảm đạm chứ không đồng nghĩa bỏ đạm. Nếu như bỏ chất đạm hay bổ sung quá ít thì người bệnh gia tăng nguy cơ suy dinh dưỡng, suy kiệt nhanh chóng, không đủ sức chống lại bệnh.

Theo các bác sĩ, các loại thực phẩm ít đạm như hến, đậu phụ, nấm không chỉ cung cấp hàm lượng đạm tương đối mà còn giàu các dưỡng chất khác phù hợp cho người bệnh suy thận giai đoạn 5 bổ sung. Trong đó, nấm là thực phẩm gần như có đầy đủ các chất dinh dưỡng cần thiết. Hơn nữa, hàm lượng phospho trong nấm cũng tương đối thấp, phù hợp cho bệnh nhân suy thận. Chế độ ăn của người suy thận giai đoạn cuối có thể chọn bổ sung nấm rơm, nấm hương, nấm đông cô,…

Các loại nấm tốt cho sức khỏe của bệnh nhân suy thận giai đoạn 5

Thực phẩm ít kali: các loại củ quả, trái cây ít kali 

Kali là một trong những khoáng chất cần thiết cho cơ thể, nhưng với bệnh nhân suy thận giai đoạn cuối không thể lọc thải được lượng kali dư thừa nên cần hạn chế kali trong chế độ ăn hàng ngày. Nếu bổ sung dư thừa kali có thể khiến kali trong máu tăng cao dẫn đến các vấn đề nghiêm trọng ở tim. Một số rau củ quả nên bổ sung vào thực đơn suy thận giai đoạn 5 là:

-  Ớt chuông đỏ: Có hàm lượng kali thấp và cung cấp chất xơ, chất chống oxy hóa mạnh như vitamin A, C, B6, cùng các khoáng chất cần thiết cho sức khỏe.

- Cải bắp: Đây là thực phẩm có chứa nhiều chất phytochemical có tác dụng chống lại các gốc tự do gây bệnh ung thư. Đồng thời, cải bắp còn chứa các chất dinh dưỡng như chất xơ, vitamin B6, K, C và axit folic.

- Súp lơ: Chứa nhiều hợp chất thực vật, chất chống oxy hóa, axit folic và chất xơ nên sẽ giúp làm sạch thận và hỗ trợ tăng cường sức khỏe.

Một số loại rau củ tốt cho bệnh nhân suy thận giai đoạn 5

Sữa chuyên biệt cho suy thận

Sữa chuyên biệt cho người bệnh suy thận giai đoạn cuối chưa điều trị thay thế thận được xem là thực phẩm bổ sung hoàn hảo bởi được thiết kế công thức ít đạm, đa dạng dưỡng chất cần thiết.

Sữa còn là thực phẩm thay thế bữa ăn phụ giúp người bệnh chán ăn, kém ăn có thể bổ sung sữa để đảm bảo cung cấp đầy đủ năng lượng, đáp ứng nhu cầu dinh dưỡng hàng ngày. Điều này giúp người bệnh chống suy kiệt, yếu cơ, mất cơ, phòng suy dinh dưỡng hiệu quả. 

LIÊN HỆ ĐIỀU TRỊ BỆNH SUY THẬN AN TOÀN VÀ HIỆU QUẢ TẠI ĐÂY

Thực phẩm người suy thận giai đoạn cuối nên kiêng 

Thực phẩm giàu muối

Thực phẩm giàu muối sẽ cung cấp hàm lượng natri cao. Natri ảnh hưởng đến cân bằng huyết áp, giúp duy trì cân bằng lượng nước trong cơ thể. Điều này khiến các chất lỏng dư thừa tích tụ nhiều trong cơ thể dẫn đến sưng phù ở mắt cá chân, khó thở, huyết áp cao, tích tụ dịch ở màng tim và phổi, người bệnh suy thận cần kiêng các thực phẩm chứa nhiều muối trong chế độ ăn.

Thực phẩm giàu kali

Khi tiến triển đến suy thận giai đoạn cuối, chức năng thận đã không thể hoạt động được nữa, cơ thể không thể lọc lượng kali dư ​​thừa. Một khi hàm lượng kali tích tụ trong máu tăng cao có thể dẫn đến các vấn đề nghiêm trọng về tim. Một số thực phẩm giàu kali cần hạn chế trong chế độ ăn uống của người bệnh: quả bơ, quả mơ, chuối, rau lá màu xanh đậm,…

Bị suy thận giai đoạn cuối nên hạn chế ăn thực phẩm giàu kali

Thực phẩm có chỉ số đường huyết cao nếu có rối loạn đường huyết đi kèm

Chỉ số đường huyết (GI) là một chỉ số dùng để đánh giá khả năng hấp thu nhanh hay chậm và làm tăng nồng độ đường glucose trong máu của loại thức ăn có chất bột đường so với glucose. Các bệnh nhân suy thận có kèm rối lượng đường huyết nên kiêng các thực phẩm này để không gây ra các biến chứng nguy hiểm ảnh hưởng sức khỏe.

 Hạn chế nước nếu có phù 

Suy thận giai đoạn cuối không thể lọc thải như bình thường bởi cấu trúc và chức năng thận gần như suy giảm hoàn toàn. Việc bổ sung quá nhiều nước hay các chất lỏng vào cơ thể sẽ gây áp lực lên quá trình lọc và loại bỏ chất thải dư thừa. Theo thời gian, chất lỏng tích tụ nhiều gây nên tình trạng phù nề.

Do vậy, nếu người bệnh có phù thì nên hạn chế lượng nước và chất lỏng bổ sung. Người bệnh suy thận giai đoạn cuối thường sẽ được bác sĩ chỉ định cắt giảm lượng nước, chất lỏng phù hợp với tình trạng của cơ thể.

Thực đơn cho người suy thận giai đoạn 5 rất quan trọng trong việc điều trị, phục hồi và cải thiện sức khỏe. Người nhà nên đưa bệnh nhân đi khám dinh dưỡng và nghe theo sự tư vấn dinh dưỡng từ các chuyên gia, bác sĩ chuyên môn về thực đơn cho người bệnh suy thận để bệnh nhân có thể nhanh chóng phục hồi.

ĐIỀU TRỊ SUY THẬN HIỆU QUẢ BẰNG ĐÔNG Y TRỊNH GIA

LH: Miền Bắc: Đường Đồng Tâm, Khu Đồng Mát, Phường Tân An, Thị Xã Quảng Yên, Tỉnh Quảng Ninh
Hotline: 0378 041 262
 

LH: Miền Nam: Số nhà 20, đường số 2, khu đô thị JAMONA Hiệp Bình Phước, Thành phố Thủ Đức, Hồ Chí Minh

Hotline: 0913 82 60 68

Bình luận (0)

Gửi bình luận của bạn

Captcha