Tầm quan trọng của chế độ ăn cho người mắc bệnh suy thận mạn

Việc cân nhắc lựa chọn thực phẩm chính là chìa khóa vàng giúp bạn kiểm soát hiệu quả bệnh suy thận mạn. Vậy nên cần lưu ý chế độ ăn cho người bị suy thận mạn.

Ngày đăng: 24-09-2024

25 lượt xem

Bệnh suy thận mạn là gì

Suy thận mạn hay suy thận mãn tính, là tình trạng suy giảm dần chức năng thận, kéo dài ít nhất ba tháng, không hồi phục, dẫn đến thận không thể thực hiện các chức năng cơ bản như lọc máu, loại bỏ chất thải, duy trì cân bằng điện giải và nước của cơ thể. Bệnh tiến triển âm thầm, thường không có triệu chứng rõ ràng trong giai đoạn đầu khiến nhiều người không nhận ra mình mắc bệnh cho đến khi tình trạng bệnh suy thận trở nên nghiêm trọng.

Bệnh suy thận mạn rất nguy hiểm đối với sức khỏe

Tầm quan trọng của chế độ ăn cho người mắc bệnh suy thận mạn

Cân bằng điện giải: Bệnh suy thận mạn làm giảm khả năng cơ thể lọc và loại bỏ các chất điện giải như kali, natri và phốt-pho. Một chế độ ăn kiêng hạn chế tiêu thụ các chất điện giải này có thể giúp ngăn chặn các biến chứng liên quan như suy tim, đau đầu, tăng huyết áp, xơ vữa động mạch và thúc đẩy bệnh suy thận mạn tiến triển.

Giảm tải protein cho thận: Protein là một trong những chất gây áp lực lên thận, nên việc giảm lượng protein trong chế độ ăn có thể giúp bảo vệ thận. Tuy nhiên, việc này cần được thực hiện dưới sự hướng dẫn của chuyên gia dinh dưỡng để đảm bảo cung cấp đủ lượng protein tối thiểu mà cơ thể người bệnh suy thận mạn cần.

Ngừa tiểu đường và tăng huyết áp: Tiểu đường và tăng huyết áp lần lượt là hai nguyên nhân gây ra bệnh suy thận mạn tính. Một chế độ ăn cho người mắc bệnh suy thận mạn lành mạnh, giàu rau củ quả, hạt, đậu và ngũ cốc có thể giúp kiểm soát huyết áp và đường huyết, làm chậm tốc độ bệnh suy thận mạn tính.

Một số loại hạt như hạnh nhân, hạt bí có tác dụng tốt cho thận

Giảm lượng nước: Bệnh suy thận mạn cũng ảnh hưởng đến khả năng cơ thể loại bỏ nước dư thừa. Việc kiểm soát lượng chất lỏng tiêu thụ và thức ăn giàu nước có thể làm giảm nguy cơ phù nề (tích nước) do bị suy thận mạn gây nên.

Kiểm soát cân nặng: Người bị suy thận thường gặp vấn đề về việc sụt cân mất kiểm soát do kém dung nạp dinh dưỡng, đặc biệt là protein. Việc duy trì cân nặng lành mạnh thông qua chế độ ăn uống cân đối có thể hỗ trợ quản lý bệnh suy thận mạn tốt hơn.

Cải thiện cuộc sống: Việc kiểm soát triệu chứng và biến chứng suy thận thông qua chế độ ăn cho người bị bệnh suy thận mạn cải thiện chất lượng cuộc sống, cảm thấy thoải mái và hồi phục thể chất nhanh hơn.

LIÊN HỆ ĐIỀU TRỊ BỆNH SUY THẬN AN TOÀN VÀ HIỆU QUẢ TẠI ĐÂY

Bệnh suy thận mạn nên và không nên ăn gì?

Các loại thực phẩm tốt người bệnh suy thận mạn nên ăn: Các loại cung cấp protein có giá trị cao như trứng, sữa, thịt nạc, cá. Chất bột ít đạm như khoai lang, khoai tây, khoai sọ, bột sắn dây, gạo xay, miến dong. Đa dạng các loại rau xanh, củ, quả có lượng đường thấp như cam, bưởi, quýt, táo, ...

Các loại thực phẩm người bệnh suy thận mạn tính không nên ăn: Các loại thực phẩm nhiều natri cần hạn chế như thức ăn đóng gói, chế biến sẵn, đồ hộp, nước mắm, cá khô, ... Các loại thực phẩm giàu kali mà bệnh nhân suy thận mạn cần hạn chế, trái cây tươi và khô như bơ, thanh long, nho, chuối khô. Các loại thực phẩm giàu phốt-pho như thịt bò, lòng đỏ trứng, tôm khô, đậu nành, hạt sen khô, ... Các loại thực phẩm có nhiều chất béo gây hại như nội tạng động vật, bơ, phomai, ...

Một số loại thực phẩm mà bệnh nhân suy thận cần tránh để tốt cho sức khỏe

Xây dựng chế độ ăn cho người suy thận mạn như thế nào là đúng?

Đủ năng lượng: kiểm soát đúng mức năng lượng từ khẩu phần ăn dung nạp vào cơ thể là điều rất quan trọng ở bệnh nhân mắc bệnh suy thận mạn. Bởi người bệnh suy thận mạn rất dễ bị suy dinh dưỡng do hiện tượng kém hấp thụ năng lượng - protein. Ngoài ra, việc cung cấp thừa năng lượng sẽ thúc đẩy nguy cơ thừa cân - béo phì, gián tiếp gia tăng áp lực lên thận và thúc đẩy suy giảm chức năng thận dẫn đến bệnh suy thận mạn tiến triển nhanh hơn.

Ăn đúng lượng protein: Hấp thụ protein quá mức sẽ làm tăng nồng độ ure tại thận, gây ra hiện tượng gọi là siêu lọc (hyperfiltration), khiến thận phải làm việc nhiều hơn để loại bỏ ure ra khỏi máu và thúc đẩy suy thận mạn tiến triển. Do đó, chế độ ăn cho người suy thận nên ưu tiên chứa một số loại đạm động vật chất lượng cao, điển hình như: lòng trắng trứng, sữa tách béo, thịt gà bỏ da, phi lê cá, thịt nạc gia súc/gia cầm,…

Bổ sung chất béo: Người bệnh suy thận cần bổ sung chất béo vì chất béo giúp cung cấp năng lượng, hỗ trợ hấp thụ vitamin A, D, E, K,… và là thành phần cần thiết của màng tế bào như các loại cá hồi, cá ngừ, cá trích, cá thu, các loại hạt óc chó, hạnh nhân, hạt hướng dương,…. Không những thế, chất béo giúp cơ thể kháng viêm, kiểm soát tốt cholesterol và bảo vệ sức khỏe tim mạch.

Một số loại cá giàu chất béo tốt cho bệnh nhân bị suy thận mạn

Đảm bảo lượng chất bột đường và chất xơ:  Chất đường bột (carbohydrates) là nguồn cung cấp năng lượng chính cho mọi hoạt động sống của cơ thể người bệnh suy thận. Mỗi bữa ăn chính/phụ của người bệnh suy thận mạn cần chứa lần lượt là 3-6 hoặc 1-3 khẩu phần chất đường bột.

Ăn hạn chế thực phẩm nhiều kali: Người bệnh suy thận mạn cần kiêng ăn thực phẩm nhiều kali vì thận bị suy yếu không thể lọc kali hiệu quả, khiến nồng độ kali trong máu tăng lên. Mức kali cao trong máu có thể gây suy tim, thậm chí đe dọa tính mạng.

Đảm bảo cân bằng canxi và phosphate: Người bệnh suy thận cần cân bằng canxi và phốt pho trong chế độ ăn của mình do thận yếu không thể lọc phốt pho ra khỏi máu hiệu quả. Phốt pho tích tụ trong cơ thể quá mức gây rối loạn cân bằng canxi - phốt pho, dẫn đến loãng xương, xơ vữa động mạch và làm tăng nguy cơ đột quỵ. Vì vậy, người bệnh suy thận cần kiểm soát nghiêm ngặt tỷ lệ cân bằng giữa canxi và phốt pho trong chế độ ăn giúp ngăn ngừa bệnh tim mạch, cơ xương khớp và cải thiện chất lượng cuộc sống cho người bệnh suy thận.

Hạn chế muối/natri trong khẩu phần ăn: Người bệnh suy thận nên kiêng ăn muối vì thận là cơ quan chính giúp cân bằng natri trong cơ thể. Khi thận suy yếu, khả năng lọc natri giảm, dẫn đến tích tụ natri và nước trong cơ thể. Điều này gây tăng huyết áp, phù nề và làm tăng gánh nặng lên các thận đã bị tổn thương. Việc hạn chế muối giúp kiểm soát lượng natri trong chế độ ăn, hỗ trợ quản lý triệu chứng và bảo vệ chức năng thận còn lại.

Chế độ ăn hợp lý cho bệnh nhân bị suy thận mạn

Kiểm soát lượng chất lỏng đưa vào cơ thể: Người bệnh suy thận cần kiểm soát lượng chất lỏng tiêu thụ vì thận suy yếu gây tích tụ chất lỏng có thể dẫn đến phù nề, gây áp lực lên tim, làm tăng huyết áp và thúc đẩy suy thận tiến triển nặng. Người bệnh suy thận trong giai đoạn lọc máu định kỳ chỉ nên tiêu thụ 1 lít nước/ngày, còn bệnh nhân bị suy thận chưa cần lọc máu có thể bổ sung 1-1.5 lít nước/ngày hoặc tùy theo chỉ định của bác sĩ.

Đảm bảo vitamin và khoáng chất cần thiết: Suy thận thường đi kèm với rối loạn hấp thu, gây thiếu hụt vi chất. Do đó, chế độ ăn cho người suy thận cần đảm bảo cung cấp đủ vitamin, khoáng chất cần thiết để duy trì sức khỏe tổng thể và bảo vệ phần thận khỏe mạnh còn lại.

Tuy nhiên, để xây dựng chế độ ăn cho bệnh nhân suy thận mạn lành mạnh, khoa học và an toàn, người bệnh suy thận cần chú ý điều chỉnh thêm thói quen sinh hoạt, vận động và ăn uống để hỗ trợ tốt quá trình điều trị suy thận mạn.

ĐIỀU TRỊ SUY THẬN HIỆU QUẢ BẰNG ĐÔNG Y TRỊNH GIA

LH: Miền Bắc: Đường Đồng Tâm, Khu Đồng Mát, Phường Tân An, Thị Xã Quảng Yên, Tỉnh Quảng Ninh
Hotline: 0378 041 262
 

LH: Miền Nam: Số nhà 20, đường số 2, khu đô thị JAMONA Hiệp Bình Phước, Thành phố Thủ Đức, Hồ Chí Minh

Hotline: 0913 82 60 68

Bình luận (0)

Gửi bình luận của bạn

Captcha