Vì sao bệnh tiểu đường gây ra biến chứng suy thận?

Suy thận là biến chứng thường gặp ở bệnh tiểu đường. Do đó, việc ngăn ngăn ngừa sớm biến chứng do tiểu đường là cách hiệu quả để phòng tránh bệnh suy thận.

Ngày đăng: 23-10-2024

26 lượt xem

Vì sao bệnh tiểu đường gây biến chứng thận?

Thận là cơ quan quan trọng, đóng vai trò như một hệ thống máy lọc tự nhiên cho cơ thể, nhằm loại bỏ chất độc hại, cặn bã qua đường nước tiểu và giữ lại các chất cần thiết cho cơ thể thông qua một hệ thống các túi lọc.

Nhiều giả thuyết cho rằng tổn thương thận là hậu quả của tăng glucose máu lâu dài. Các nghiên cứu cho thấy tăng tỷ lệ lọc máu ở thận có liên quan đến tỷ lệ tăng glucose máu và tỷ lệ này giảm xuống khi glucose máu được kiểm soát tốt.

Đường máu tăng cao gây ra tổn thương nội mạc mạch máu, trong đó có các mạch máu ở thận. Khi các mạch máu ở thận bị tổn thương làm phá hủy màng lọc cầu thận và ảnh hưởng đến tỷ lệ lọc của cầu thận. Lúc đó, thận không giữ được đạm, dẫn tới dòng máu đến thận tăng nhưng vẫn không có protein niệu và thận sẽ bị phù lên do giảm áp lực keo. Tình trạng này kéo dài sẽ dẩn tới hiện tượng suy thận.

Để xác định được bệnh suy thận do biến chứng tiểu đường, thường dựa vào các đặc điểm sau:
-Tiểu albumin liên tục (>300mg/ ngày) xác định ít nhất 2 lần trong vòng 3-6 tháng
- Chức năng lọc của thận giảm dần
- Tăng huyết áp, có thể xuất hiện ở giai đoạn đầu (bệnh đái tháo đường type 2 ) hoặc trễ hơn

Bệnh tiểu đường gây ra biến chứng bệnh suy thận

Dấu hiệu của biến chứng suy thận do đái tháo đường?

Biến chứng suy thận do bệnh tiểu đường ở giai đoạn đầu thường không rõ, một số trường hợp người bệnh sẽ thấy huyết áp tăng, cơ thể mệt mỏi hoặc sưng nhẹ bàn chân. Phần lớn, người bệnh chỉ phát hiện sau khi xét nghiệm nước tiểu tìm vi đạm niệu (microalbumin) hoặc siêu âm bụng thấy thận to.

Các triệu chứng của bệnh suy thận do bệnh tiểu đường cũng tương tự các triệu chứng của bệnh thận mạn tính và thường xảy ra khi bệnh đã ở giai đoạn cuối:

-  Nước tiểu bất thường: Có bong bóng hoặc bọt trong nước tiểu, lượng nước tiểu nhiều hoặc ít hơn bình thường, có máu trong nước tiểu ( thường chỉ nhìn thấy qua kính hiển vi).

- Phù: Do bị giảm mức lọc cầu thận gây ứ nước, ứ muối trong cơ thể. Thường sẽ là phù toàn thân, từ mí mắt xuống bàn chân, da trắng nhạt.

- Thiếu máu: Thiếu máu rất khó hồi phục do thận không sản xuất đủ Erythropoietin( là một hormone thiết yếu để tạo hồng cầu từ mô dòng hồng cầu trong tủy xương). Thiếu máu khiến người bệnh thấy mệt mỏi, hoa mắt, chóng mặt, mất tập trung và cảm giác ớn lạnh.

- Ngứa ở da: Do sự tích tụ với nồng độ cao của các chất thải trong máu.

- Mất cảm giác ngon miệng : Do nồng độ ure trong máu cao (hội chứng ure huyết) sẽ khiến thức ăn có vị khác đi, làm mất đi cảm giác ngon miệng và hơi thở có mùi.

- Buồn nôn và nôn: Do tích tụ quá nhiều các chất thải trong máu có thể gây nên tình trạng buồn nôn và nôn.

- Khó thở: Do ứ dịch tại phổi hoặc thiếu máu (thiếu hụt các tế bào hồng cầu vận chuyển oxy) sẽ gây cảm giác khó thở.

Một số dấu hiệu điển hình của bệnh suy thận do bệnh tiểu đường

Các giai đoạn bệnh suy thận do đái tháo đường
- Giai đọan 1: Chỉ tăng lọc cầu thận, chưa biểu hiện lâm sàng ngoài tăng đường huyết.
- Giai đọan 2: Tăng độ lọc cầu thận, dầy màng đáy, tăng huyết áp.
- Giai đọan 3: Các triệu chứng trên nặng thêm, màng đáy dầy, tăng lắng đọng bào tương của tế bào trung mô, tiểu albumine vi lượng, độ lọc cầu thận giảm dần, tăng huyết áp.
- Giai đọan 4: Bệnh thận do đái tháo đường giai đoạn toàn phát với tiểu albumine đại lượng tăng dần, dẫn đến tiểu đạm không chọn lọc và tiểu đạm nhiều mức hội chứng thận hư, phù, tăng huyết áp và mức lọc cầu thận giảm, tổn thương màng đáy, tế bào trung mô nặng hơn kèm xơ hóa cầu thận.
- Giai đọan 5: Protein niệu nhiều mức hội chứng thận hư kèm các biểu hiện của suy thận mạn giai đọan cuối, tăng huyết áp nặng, xơ hóa cầu thận dạng nốt.

LIÊN HỆ ĐIỀU TRỊ BỆNH SUY THẬN AN TOÀN VÀ HIỆU QUẢ TẠI ĐÂY

Nên làm gì khi xuất hiện triệu chứng suy thận do biến chứng tiểu đường?

Khi mắc biến chứng suy thận do bệnh tiểu đường, việc bắt buộc mà người bệnh cần phải làm là đến cơ sở y tế để được khám và chẩn đoán kịp thời, bên cạnh đó cần chú ý những việc làm sau:
- Kiểm soát đường huyết thật tốt, HbA1c < 7%.
- Kiểm soát huyết áp thật tốt, HA < 130/80 mmHg.
- Áp dụng chế độ ăn dành cho người suy thận: Đủ năng lượng và dinh dưỡng nhưng giảm đạm, muối
- Khẩu phần nên ăn giảm protein (0,8 gam đạm/kg cân nặng lý tưởng/ngày).

Cách phòng ngừa biến chứng thận khi bị đái tháo đường

Kiểm soát tốt đường huyết: Đường huyết tăng cao có thể phá hỏng và gây xơ hóa hệ thống cầu thận thận (các đơn vị giúp thận lọc máu). Giai đoạn đầu, điều này có thể gây tình trạng tiểu đạm (nước tiểu sủi bọt do protein bị lẫn trong nước tiểu).

Lâu dần, khi thận suy yếu hơn, người bệnh có thể gặp nhiều triệu chứng khác như mệt mỏi, phù, tăng huyết áp, ngứa, buồn nôn… cuối cùng là suy thận giai đoạn cuối, phải chạy thận nhân tạo hoặc thay thận.

Để kiểm soát tốt đường huyết, người mắc bệnh tiểu đường nên dùng thuốc đúng liều, đúng giờ theo chỉ dẫn của bác sỹ, kết hợp với thay đổi lối sống lành mạnh hơn.

Tập thể dục đều đặn: Tập thể dục hàng ngày có thể giúp tăng lưu thông máu, từ đó giúp các cơ quan (trong đó có thận) hoạt động hiệu quả hơn. Ngoài ra, tập thể dục thường xuyên còn giúp hỗ trợ giảm đường huyết, giảm cân, ổn định huyết áp.

Kiểm soát huyết áp: Huyết áp càng tăng cao, áp lực lên các mạch máu sẽ càng lớn và mạch máu dễ bị tổn thương hơn. Một trong những mạch máu bị ảnh hưởng đầu tiên khi huyết áp tăng cao kéo dài là các mạch máu nhỏ nuôi thận. Bởi vậy, nếu muốn phòng ngừa biến chứng suy thận, người bệnh đái tháo đường cần đặc biệt chú ý đến huyết áp.

Thông thường, mục tiêu huyết áp chung cho tất cả người bệnh sẽ là dưới 130/80mmHg. Nếu trên mức này, người bệnh sẽ cần thay đổi lối sống (ăn nhạt, giảm cân, hạn chế rượu bia…) kết hợp dùng thuốc hạ huyết áp nếu huyết áp từ 140/90mmHg trở lên.

Có chế độ ăn uống lành mạnh: Người bệnh đái tháo đường nên hạn chế tiêu thụ natri, kali và phospho. Nguyên nhân là bởi thận bị tổn thương sẽ không thể lọc bỏ hoàn toàn natri và phospho dư thừa trong máu. Với kali, dù đây là một dưỡng chất quan trọng với các chức năng sinh lý trong cơ thể, tiêu thụ quá nhiều vi chất này có thể làm tăng huyết áp nguy hiểm.

Chế độ ăn rất quan trọng đối với người bị suy thận do biến chứng tiểu đường

Tốt hơn hết, người bệnh đái tháo đường nên tránh các món ăn nhiều muối, chuối, nho khô, cam và chà là vì chúng rất giàu natri, kali và phospho. Thay vào đó, hãy ăn việt quất, nho tươi, lòng trắng trứng, tỏi, dầu olive, bắp cải và dứa để tăng cường sức khỏe của thận, phòng ngừa biến chứng bệnh thận đái tháo đường.

Thận trọng khi dùng các loại thuốc chống viêm không steroid : Một nghiên cứu công bố trên Tạp chí Pharmaceuticals (Anh) đã chỉ ra rằng, sử dụng quá nhiều các loại thuốc chống viêm không steroid như Ibuprofen là một yếu tố nguy cơ tiềm ẩn của bệnh thận. Nếu người bệnh tiểu đường cũng đồng thời bị viêm khớp, đau lưng… hãy trao đổi với bác sỹ để tìm ra cách kết hợp thuốc phù hợp.

Thường xuyên đi khám sức khỏe, đặc biệt kiểm tra micoralbumin niệu: Người bệnh tiểu đường bị tăng huyết áp, thừa cân, béo phì hoặc có người nhà từng mắc bệnh thận sẽ có nguy cơ mắc biến chứng suy thận cao hơn. Do đó, bạn nên chủ động đi khám sức khỏe thường xuyên để có hướng điều trị, phòng ngừa biến chứng bệnh suy thận do tiểu đường.

Cách duy nhất để phát hiện sớm biến chứng này là kiểm tra microalbumin trong nước tiểu (vi đạm niệu). Vì vậy, mỗi năm, người bệnh nên đi đo chỉ số này ít nhất 1 lần.

ĐIỀU TRỊ SUY THẬN HIỆU QUẢ BẰNG ĐÔNG Y TRỊNH GIA

LH: Miền Bắc: Đường Đồng Tâm, Khu Đồng Mát, Phường Tân An, Thị Xã Quảng Yên, Tỉnh Quảng Ninh
Hotline: 0378 041 262
 

LH: Miền Nam: Số nhà 20, đường số 2, khu đô thị JAMONA Hiệp Bình Phước, Thành phố Thủ Đức, Hồ Chí Minh

Hotline: 0913 82 60 68

Bình luận (0)

Gửi bình luận của bạn

Captcha