Các dấu hiệu suy thận giai đoạn đầu và suy thận giai đoạn cuối dễ nhận biết

Việc nhận biết suy thận giai đoạn đầu nhằm sớm có biện pháp điều trị dứt điểm bệnh và nhận biết dấu hiệu suy thận giai đoạn cuối để hạn chế biến chứng nguy hiểm tính mạng.

Ngày đăng: 25-09-2024

70 lượt xem

1. Tổng quan về bệnh suy thận?

Suy thận là tình trạng suy giảm chức năng thận, có thể diễn ra đột ngột gọi là suy thận cấp hay kéo dài qua nhiều giai đoạn gọi là suy thận mạn hay bệnh thận mạn. Có 2 tình trạng suy thận thường gặp là suy thận cấp và suy thận mạn: 

-  Suy thận cấp: là tình trạng suy giảm nhanh chóng mức lọc cầu thận. Nếu được chẩn đoán và điều trị kịp thời thì chức năng thận có thể khôi phục lại hoàn toàn.

- Suy thận mạn là tình trạng chức năng thận bị suy giảm kéo dài, trải qua 5 giai đoan, đến khi thận suy giảm nghiêm trọng và không còn khả năng lọc máu. Bệnh nhân cần chạy thận hoặc ghép thận để duy trì sự sống.

Suy thận là tình trạng chức năng thận đã bị suy giảm, ảnh hưởng lớn đến sức khỏe

2. Dấu hiệu nhận biết suy thận giai đoạn đầu

suy thận giai đoạn đầu, người bệnh thường có một số dấu hiệu suy thận dễ nhận biết để kịp thời đi khám và điều trị như:

- Tiểu ra máu: xuất hiện máu trong nước tiểu nên có thể phát hiện màu nước tiểu đỏ tươi hoặc đỏ sẫm.

- Nhiễm trùng đường tiết niệu: thường xuyên xuất hiện tình trạng tiểu rắt, tiểu buốt, sốt cao, rét run, đau hông lưng.

- Phù: thường xuất hiện tại tại bàn chân, mắt cá chân.

- Da khô và ngứa rất có thể là dấu hiệu của suy thận mạn do chất độc có xu hướng tích tụ bên trong cơ thể.

Da khô và ngứa có thể là dấu hiệu nhận biết của bệnh suy thận mạn

- Đau lưng nhiều bên hông hoặc dưới xương sườn có thể là triệu chứng ban đầu của việc suy giảm chức năng thận. vì vậy nên đi khám ngay để phát hiện sớm. 

- Nước tiểu có bọt: do màng lọc cầu thận bị tổn thương nên protein rò rỉ vào nước tiểu.

3. Dấu hiệu suy thận giai đoạn cuối

Khi vào suy thận giai đoạn cuối, thận không còn thực hiện được các chức năng và xuất hiện các biến chứng khó tránh khỏi như thiếu máu, tăng huyết áp, phù nhiều hơn, tăng kali máu, các bệnh về xương khớp người bệnh có thể gặp các dấu hiệu sau:

- Mệt mỏi, khó tập trung: thận tạo ra hormone kích thích cơ thể sản xuất hồng cầu, khi thận suy, lượng hồng cầu trong cơ thể giảm, gây thiếu máu và mệt mỏi kéo dài.

- Giảm số lần đi tiểu, tiểu ít: do thận mất khả năng loại bỏ chất lỏng khỏi cơ thể.

- Chuột rút: có thể đi kèm cảm giác co giật cơ, yếu cơ, đau

- Phù tay, chân: ở giai đoạn cuối, tình trạng sưng tấy trở nên nặng hơn và đôi khi là toàn bộ cơ thể.

- Buồn nôn, đau bụng: do chất độc hại không được đào thải, tích tụ lại bên trong cơ thể gây các triệu chứng trên đường tiêu hóa.

Một số triệu chứng của suy thận giai đoạn 4

4. Đối tượng nào dễ có nguy cơ mắc bệnh suy thận

-  Người bị tiểu đường: đường huyết cao có thể làm tổn thương cầu thận - cấu trúc quan trọng giúp thận lọc các chất độc hại.

-  Người bị cao huyết áp: do gây áp lực lớn tại các mạch máu nhỏ trong thận, làm tổn thương cấu trúc của cầu thận.

-  Gia đình có người bị suy thận.

-  Người có bệnh tim: khi tim không thực hiện được tốt chức năng thì lượng máu cung cấp cho thận sẽ thay đổi và dễ khiến cơ quan này tổn thương.

-  Người béo phì: sẽ dễ mắc các bệnh liên quan đến rối loạn chuyển hóa như tiểu đường và cao huyết áp dẫn đến bệnh suy thận

-  Người hút thuốc: thuốc lá gây tăng huyết áp, lâu dài sẽ làm tổn thương các tế bào thận dẫn đến suy thận. Đồng thời đây còn là yếu tố nguy cơ khiến nhiều người mắc các bệnh lý về phổi, ung thư.

LIÊN HỆ ĐIỀU TRỊ BỆNH SUY THẬN AN TOÀN VÀ HIỆU QUẢ TẠI ĐÂY

5. Một số nguyên tắc hỗ trợ điều trị bệnh suy thận hiệu quả

Xây dựng chế độ ăn uống phù hợp với người mắc bệnh suy thận

-  Ưu tiên các loại ngũ cốc ít đạm như miến, sắn dây, khoai củ.

-  Hạn tiêu thụ những thực phẩm giàu muối như thịt muối, thịt xông khói, xúc xích, đồ đóng hộp,… thay vào đó bạn nên ưu tiên thực phẩm tươi, giảm ăn đồ chế biến và giảm lượng gia vị nêm nếm.

-  Để kiểm soát việc tiêu thụ đạm, người mắc bệnh suy thận nên hạn chế ăn thực phẩm giàu đạm và ưu tiên các loại thực phẩm ít đạm như hến, đậu phụ và nấm. Bạn cũng nên cân nhắc việc xen kẽ đạm động vật và đạm thực vật để không vượt quá lượng đạm cần thiết.

-  Hạn chế ăn thực phẩm giàu kali và tập trung vào các thực phẩm ít kali như su su, cà rốt, mướp, bầu; các loại trái cây ít kali như ổi, cam, bưởi, thanh long, quýt, mận.

- Nếu gặp tình trạng phù, người bênh cần hạn chế lượng nước uống để tránh tình trạng phù trở nên nặng hơn.

- Người suy thận có rối loạn đường huyết đi kèm nên hạn chế ăn những thực phẩm có chỉ số đường huyết cao như bánh mì trắng, bánh kẹo, nước ngọt,… để kiểm soát đường huyết.

- Giới hạn năng lượng: Hạn chế lượng năng lượng đối cho người suy thận ở mức khoảng 35 Kcal/kg cân nặng lý tưởng/ngày. Điều này giúp kiểm soát cân nặng cơ thể và đảm bảo thận không bị quá tải.

- Đảm bảo tỷ lệ protein: Lượng protein tưởng mà người suy thận nên tiêu thụ trong 1 ngày là dưới 0,6 g/kg cân nặng lý tưởng và đảm bảo rằng tỷ lệ protein động vật/tổng số protein ≥ 60%.

-  Tăng số bữa ăn: Chia lượng thức ăn thành 4 – 6 bữa/ngày để giảm áp lực lên thận và hỗ trợ quá trình tiêu hóa.

Nguyên tắc dinh dưỡng cần áp dụng đối với bệnh nhân mắc bệnh suy thận

Xây dựng chế độ sinh hoạt lành mạnh cho bệnh nhân bị suy thận

- Không làm việc quá sức: Để giảm áp lực cho thận, người mắc bệnh suy thận nên hạn chế làm việc quá mức và đảm bảo có đủ thời gian nghỉ ngơi.

- Cân bằng thời gian sinh hoạt: Xác định một lịch trình hợp lý giữa làm việc và nghỉ ngơi để giữ cơ thể ổn định.

- Kiểm soát giấc ngủ: Tránh thức quá khuya và hạn chế sử dụng thiết bị điện tử liên tục trước khi đi ngủ.

- Giảm căng thẳng và stress: Thực hiện các hoạt động lành mạnh như yoga, thiền, đọc sách,…

- Tập thể dục thường xuyên: Thực hiện các bài tập thể dục phù hợp với tình trạng sức khỏe và tuân thủ theo chỉ dẫn của bác sĩ.

- Hạn chế sử dụng thuốc giảm đau: Tránh sử dụng các loại thuốc giảm đau nếu không có chỉ định của bác sĩ chuyên khoa vì chúng có thể tác động tiêu cực lên thận.

- Tuân thủ điều trị: Tuân thủ theo phác đồ điều trị, uống thuốc đúng hướng dẫn và đúng liều lượng đã được kê.

ĐIỀU TRỊ SUY THẬN HIỆU QUẢ BẰNG ĐÔNG Y TRỊNH GIA

LH: Miền Bắc: Đường Đồng Tâm, Khu Đồng Mát, Phường Tân An, Thị Xã Quảng Yên, Tỉnh Quảng Ninh
Hotline: 0378 041 262
 

LH: Miền Nam: Số nhà 20, đường số 2, khu đô thị JAMONA Hiệp Bình Phước, Thành phố Thủ Đức, Hồ Chí Minh

Hotline: 0913 82 60 68

Bình luận (0)

Gửi bình luận của bạn

Captcha