Những biện pháp nào giúp ngăn ngừa bệnh suy thận hiệu quả? Cùng tìm hiểu qua bài viết sau nhé!
Ngày đăng: 03-09-2023
402 lượt xem
1. Khi thận bị suy yếu sẽ gây ra những bệnh lý gì?
Một khi thận bị suy giảm sẽ gây ra các vấn đề rối loạn và ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe. Một số bệnh lý thường gặp là viêm cầu thận, sỏi thận, bệnh thận đa nang… Nặng nhất sẽ dẫn đến suy thận cấp và mạn tính. Dưới đây là một số bệnh lý phổ biến khi thận bị suy yếu:
Bệnh thận mạn tính
Đây là một dạng bệnh thận phổ biến nhất. Nguyên nhân hàng đầu dẫn tới suy thận là đái tháo đường. Gần 50% người bị bệnh thận mạn gia đoạn cuối có nguyên nhân xuất phát là đái tháo đường.
Một nguyên nhân khác của bệnh thận mạn tính là huyết áp cao. Thận là bộ phận liên tục xử lý máu của cơ thể, chúng tiếp xúc với khoảng 20% tổng lượng máu của cơ thể mỗi phút. Khi huyết áp tăng cao sẽ tăng áp lực lên cầu thận, cũng như ảnh hưởng đến chức năng của thận.
Viêm cầu thận
Là tình trạng các cầu thận bị viêm ở các tiểu cầu thận và các mạch máu trong thận. Viêm cầu thận có nhiều nguyên nhân, có thể do nhiễm trùng, do thuốc, hoặc do sự bất thường bẩm sinh và bệnh tự miễn. Bệnh có biểu hiện phù, thiếu máu, tăng huyết áp, thành phần nước tiểu thay đổi. Bệnh nếu không được chẩn đoán và điều trị kịp thời có thể dẫn đến suy thận, ảnh hưởng rất lớn đến cuộc sống, thậm chí gây tử vong.
Sỏi thận
Sỏi thận hay còn gọi là sạn thận, chúng được hình thành khi lượng nước tiểu và nồng độ khoáng chất ở thận tăng cao trong thời gian dài sẽ tạo thành các hạt rắn hoặc sỏi. Đối với sỏi thận có kích thước nhỏ có thể tống ra ngoài theo đường tiểu. Tuy nhiên, trường hợp sỏi có kích thước lớn có thể gây đau đớn, thậm chí làm tắc đường dẫn nước tiểu, gây hậu quả khôn lường.
Bệnh thận đa nang
Bệnh thận đa nang là một loại hình tổn thương của thận khá đặc trưng, do rối loạn di truyền gây ra nhiều u nang chứa đầy dịch trong nhu mô thận, làm ảnh hưởng đến chức năng của thận. Bệnh thận đa nang có thể nang gan, những bất thường ở tim mạch và thường dẫn đến suy thận giai đoạn cuối.
Bệnh thận đa nang có nhiều mức độ nghiêm trọng khác nhau. Bệnh nếu được phát hiện sớm, được điều trị và điều chỉnh lối sống tích cực sẽ làm giảm các tổn thương cho thận, phòng ngừa bệnh biến chứng như tăng huyết áp, suy giảm chức năng thận. Ngoài ra, thận đa nang còn gây ra các biến chứng nghiêm trọng khác như nguy cơ tiền sản giật đối với phụ nữ mang thai, u nang gan, phình động mạch não có thể gây chảy máu não, hở van hai lá…
Một số bệnh lý thường gặp do thận bị suy yếu
2. Những biện pháp hữu hiệu nào giúp ngăn ngừa suy thận?
Bổ sung đủ lượng nước cho cơ thể
Hơn một nửa trọng lượng cơ thể đến từ nước. Toàn bộ các tế bào đều cần nước để hoạt động, bao gồm cả tế bào thận. Do đó, có thể nói đây chính là yếu tố thiết yếu để duy trì sự sống cho cơ thể, đồng thời tăng cường khả năng hoạt động hiệu quả của thận.
Tuy nhiên, không phải ai cũng biết uống nước quá nhiều cũng có nguy cơ gây tổn thương thận, thậm chí là dẫn đến suy giảm chức năng của bộ phận này. Vì vậy, để ngăn ngừa suy thận hiệu quả, bạn nên cân nhắc lượng nước tiêu thụ mỗi ngày.
Mặc dù các chuyên gia thường khuyến nghị mọi người nên uống tám ly nước (khoảng 2 lít nước) mỗi ngày nhưng đây chỉ là con số chung. Lượng nước cần thiết cho từng cá thể được xác định dựa trên những yếu tố sau: Giới tính, tuổi tác, mức độ hoạt động trong ngày.
LIÊN HỆ ĐIỀU TRỊ BỆNH SUY THẬN AN TOÀN VÀ HIỆU QUẢ TẠI ĐÂY
Chú ý kiểm soát đường huyết
Các chuyên gia đánh giá đái tháo đường là nguyên nhân gây suy thận hàng đầu. Điều này chủ yếu liên quan đến mức đường huyết tăng cao bất thường. Hàm lượng đường trong máu cao khiến mao mạch bị tắc nghẽn, gây cản trở cho quá trình lưu thông của hồng cầu. Từ đó, thận sẽ không thể nhận đủ chất dinh dưỡng cũng như oxy để tiếp tục hoạt động. Tình trạng này kéo dài rất dễ dẫn đến suy thận.
Ngoài ra, tắc nghẽn mạch máu còn là yếu tố nguy cơ gây tăng huyết áp, một nguyên nhân suy thận thường gặp khác. Xây dựng một lối sống lành mạnh là biện pháp đơn giản cũng như hiệu quả nhất để kiểm soát tốt mức đường huyết, bao gồm: Thường xuyên rèn luyện thể chất, tăng cường chất xơ trong thực đơn hàng ngày, cân nhắc lượng tinh bột tiêu thụ qua mỗi bữa ăn.
Theo dõi và kiểm tra huyết áp
Khi áp lực máu tăng cao, các mao mạch có xu hướng phình lên. Nếu giãn nở quá mức, mạch máu có thể vỡ và gây xuất huyết. Ở người bệnh tăng huyết áp, bất kỳ mao mạch nào cũng có nguy cơ chịu thương tổn, bao gồm cả những mạch máu ở thận.
Khi tình trạng này phát sinh, thận có thể ngưng công việc lọc thải độc tố và loại bỏ nước dư thừa. Sau đó, sự tích tụ của hai thành phần này lại tiếp tục cản trở hồng cầu lưu thông, khiến huyết áp tăng lên.
Do đó, để giữ chỉ số huyết áp ổn định bạn nên tuân thủ một số việc đó là: Uống thuốc đúng chỉ định của bác sĩ, theo dõi chỉ số đo huyết áp thường xuyên, bỏ thuốc lá, không uống bia rượu.
Phòng ngừa suy thận bằng việc kiểm soát cân nặng
Ngày nay, không ít nghiên cứu đã chỉ ra mối liên hệ giữa béo phì và nguy cơ gây ra bệnh suy thận. Mặc dù cơ chế gây suy giảm chức năng thận của tình trạng thừa cân vẫn chưa được kết luận rõ ràng, nhưng các chuyên gia đã chứng minh vấn đề sức khỏe này là yếu tố nguy cơ dẫn đến tăng huyết áp và đái tháo đường, hai nguyên nhân suy thận hàng đầu.
Vì vậy, để phòng ngừa suy thận phát sinh, bạn nên thường xuyên để ý đến cân nặng của mình. Nếu bạn có xu hướng béo phì, hãy tham vấn ý kiến bác sĩ về một liệu pháp giảm cân an toàn.
Giảm lượng muối hấp thụ
Muối là gia vị vô cùng quen thuộc với tất cả mọi người, có thể xuất hiện trong nhiều loại thực phẩm hoặc được thêm vào trong quá trình chế biến món ăn.
Sự góp mặt của muối giúp bạn cảm thấy ngon miệng khi ăn. Tuy nhiên, hấp thụ quá nhiều muối có nguy cơ khiến nước bị tích tụ trong cơ thể, từ đó gây tăng huyết áp và tăng nguy cơ phát sinh những vấn đề liên quan đến tim mạch cũng như thận.
Vì vậy, khi nói đến cách phòng ngừa suy thận, không ít người đề cập đến biện pháp cắt giảm bớt lượng muối trong khẩu phần ăn hằng ngày.
Chế độ ăn hàng ngày rất quan trọng đối với bệnh nhân suy thận
Chú trọng vấn đề dinh dưỡng
Một chế độ dinh dưỡng khoa học cũng có thể trở thành biện pháp phòng ngừa suy thận hiệu quả nếu bạn biết cách áp dụng. Thay đổi thói quen ăn uống chưa bao giờ là điều dễ dàng. Tuy nhiên, nếu làm được, bạn sẽ có cơ hội cải thiện đáng kể sức khỏe của mình.
Bởi vì cao huyết áp và suy thận có mối liên hệ mật thiết với nhau, nên một chế độ ăn uống lành mạnh cho tim cũng góp phần bảo vệ sức khỏe thận trước những nguy cơ phát sinh thương tổn.
Theo nhiều chuyên gia dinh dưỡng, sự góp mặt của những loại thực phẩm sau đây có khả năng tăng cường sức khỏe lâu dài cho tim mạch cũng như thận, bao gồm: Rau củ quả, trái cây, ngũ cốc nguyên hạt, các loại đậu, sữa ít béo và các sản phẩm làm từ nó, cá,…
Ngoài ra, họ còn khuyến nghị bạn nên ăn cá ít nhất hai lần mỗi tuần, đặc biệt là loại cá béo giàu omega-3, tránh xa thực phẩm cũng như thức uống chứa nhiều đường, cắt giảm lượng muối tiêu thụ trong mỗi bữa ăn, lượng rau xanh và trái cây nên chiếm một nửa khẩu phần ăn, hạn chế uống bia rượu.
Hạn chế bia, rượu
Mặc dù một số nghiên cứu đã chỉ ra những lợi ích sức khỏe do rượu vang đỏ mang lại, nhưng nếu so với ảnh hưởng của những thức uống có cồn đến sức khỏe tổng thể, các ích lợi trên rất “nhỏ bé”.
Liên tục uống nhiều bia rượu trong thời gian ngắn rất dễ gây nên các bệnh tim mạch, yếu tố nguy cơ kéo theo tình trạng chức năng thận suy giảm. Vì vậy, hạn chế bia rượu cũng được đánh giá là cách phòng ngừa suy thận hiệu quả.
Không nên lạm dụng thuốc không kê đơn
Lạm dụng thuốc hoặc sử dụng thuốc sai chỉ định của bác sĩ là tác nhân điển hình gây tổn hại cho sức khỏe của bạn. Đặc biệt, việc uống thuốc quá liều rất dễ gây suy giảm chức năng thận.
Ngoài việc thực hiện những biện pháp nói trên, các bạn nên tham khảo và lựa chọn những bài thuốc Đông Y có nguồn gốc từ thiên nhiên rất an toàn và mang đến hiệu quả cao trong điều trị bệnh suy thận.
CẬP NHẬT MỘT SỐ KẾT QUẢ ĐIỀU TRỊ SUY THẬN BẰNG ĐÔNG Y TRỊNH GIA
LH: Miền Nam: Số nhà 10/1/2A đường 26, Phường Linh Đông, Thủ Đức, Thành Phố Hồ Chí Minh
Hotline: 0913 82 60 68
Gửi bình luận của bạn