Những người trong độ tuổi trung niên hay cao tuổi nên biết những nguyên nhân nào gây ra bệnh suy thận và những cách phòng tránh hiệu quả.
Ngày đăng: 23-08-2023
419 lượt xem
Suy thận ở người già là gì?
Suy thận ở người già là tình trạng thận khi hoạt động lâu năm sẽ dần lão hóa theo thời gian. Khi càng lớn tuổi, kích thước của thận sẽ dần giảm đi. Khi đó, lưu lượng máu đi quan thận giảm, chức năng lọc cũng bị giảm. Do đó, nguy cơ mắc bệnh suy thận ở người già sẽ lớn hơn so với những độ tuổi khác.
Suy thận ở người già do nguyên nhân nào gây ra?
Có nhiều nguyên nhân dẫn tới tình trạng suy thận ở người già, thường gặp như:
- Sử dụng nhiều loại thuốc thuốc: Người già thường mắc nhiều bệnh lý, đòi hỏi họ phải sử dụng một lượng thuốc lớn. Các loại thuốc này có nhiều cơ chế khác nhau tác động đến thận, gây tổn thương thận. Khi sử dụng lâu dài, người bệnh có nguy cơ đối mặt với biến chứng nguy hiểm.
- Ăn uống kém: Thói quen ăn uống hàng ngày không khoa học, ăn uống kém, cơ thể không còn nhiều sức đề kháng với các dịch bệnh, đào thải chất độc nên gây ra các triệu chứng suy thận ở người lớn tuổi.
- Mắc các bệnh lý khác: Các bệnh lý như tiểu đường, cao huyết áp,… có khả năng gây ra tổn thương cho các mạch máu trong cơ thể, bao gồm cả mạch máu thận. Người già khi mắc những bệnh mạn tính này sẽ có nguy cơ bị suy thận rất cao. Ngoài ra, bệnh xơ cứng động mạch cũng làm tổn hại mạch máu trong thận, gây ra bệnh thận ở người lớn tuổi.
Có rất nhiều nguyên nhân gây ra bệnh lý suy thận ở người già
Biến chứng của bệnh suy thận ở người lớn tuổi
Nếu không phát hiện và điều trị kịp thời, bệnh suy thận ở người già sẽ gây ra một số biến chứng như:
- Thiếu máu: Người bệnh có thể bắt đầu bị thiếu máu trong giai đoạn đầu. Tình trạng này trầm trọng hơn ở giai đoạn III, IV, V. Nguyên nhân thiếu máu là do thận giảm tạo ra erythropoietin. Quá trình tạo máu (hồng cầu) cần sự có mặt của tủy xương. Khi hoạt động của thận giảm, cơ thể sẽ thiếu hụt hồng cầu, gây thiếu máu.
- Yếu xương: Để duy trì sự chắc khỏe cho xương, cơ thể rất cần bổ sung các chất như canxi, vitamin D, photpho. Khi thận khỏe, cơ quan này sẽ giữ cho hàm lượng canxi, vitamin D, photpho ở mức ổn định, bảo vệ sức khỏe của xương. Tuy nhiên, khi thận suy giảm chức năng, nồng độ photpho trong máu sẽ tăng cao, nồng độ canxi giảm xuống, dẫn đến tình trạng canxi trong xương bị lấy bớt đi để đưa vào máu, khiến xương yếu, dễ gãy.
- Bệnh tim: Nếu thận giảm chức năng hoạt động, hệ thống hormone điều hòa huyết áp buộc phải làm việc nhiều hơn để tăng lượng máu cung cấp cho các cơ quan trong đó có thận. Lúc này, tim phải hoạt động nhiều hơn, dẫn đến bệnh tim, suy tim.
- Tăng kali máu: Khi mắc bệnh, cơ thể không thể hay không đào thải hết lượng kali dư thừa, làm kali tồn tại quá nhiều trong máu. Tình trạng này có khả năng gây đau tim, thậm chí là tử vong. Triệu chứng phổ biến của tình trạng tăng kali trong máu là mệt mỏi, đau bụng, buồn nôn, đau nhức cơ, khó thở, nhịp tim bất thường: rối loạn nhịp, nhịp chậm và ngưng tim,…
- Tích tụ nước trong cơ thể: Tình trạng suy thận khiến cơ thể sẽ tích tụ lượng chất lỏng dư thừa, gây ra các vấn đề ở tim, phổi, cao huyết áp,… Người bệnh sẽ xuất hiện các triệu chứng như bàn chân bị sưng tấy, khó thở do phổi có nước, tim đập nhanh.
Tình trạng thiếu máu ở bệnh nhân bị suy thận rất phổ biến
Cách phòng ngừa bệnh suy thận mạn tính cho người lớn tuổi
Để hạn chế tối đa nguy cơ mắc bệnh suy thận ở người cao tuổi. Thì gia đình và chính bệnh nhân cần thực hiện các phương pháp phòng ngừa bệnh sau:
- Duy trì chế độ ăn nhạt, không nên ăn nhiều bột ngọt, bột canh gia vị vì có chứa nhiều natri. Một trong những nguyên nhân chính gây ra bệnh suy thận ở người cao tuổi.
- Hạn chế ăn các thức ăn chứa kali và phốt pho như. Chuốt, mít, cam, chanh, lựu các loại quả khô như hạt dẻ và hạt lạc.
- Hạn chế những thực phẩm có hại chứa hàm lượng chất béo cao. Như các loại đồ ăn nhanh, đồ chiên rán nhiều dầu mỡ.
- Nên ăn các loại rau quả ít kali như bầu bí, su su, mướp, bắp cải, súp lơ, lê, táo, vú sữa, quýt và mận…
- Hạn chế dùng các sản phẩm từ sữa, đặc biệt không uống rượu và các chất kích thích.
- Uống nước đủ 2 lít một ngày tránh tình trạng giảm cô đặ và biến muối gây ra sỏi thận.
Duy trì chế độ ăn lành mạnh cho bệnh nhân bị suy thận
Phương pháp điều trị bệnh suy thận ở người già
Phương pháp điều trị suy thận chủ yếu là kiểm soát triệu chứng, giảm biến chứng và làm chậm tiến triển của bệnh. Hiện nay, phổ biến nhất trên lâm sàng có một số cách như:
Chạy thận nhân tạo
Chạy thận là phương pháp điều trị lọc máu ở ngoài cơ thể người bệnh thông qua máy chạy thận. Máu được rút ra từ mạch máu rồi đi qua một quả lọc máu tổng hợp. Quả lọc máu tổng hợp hoạt động như một quả thận nhân tạo. Máu sẽ được làm sạch rồi đưa trở lại vào cơ thể của người bệnh.
Chạy thận nhân tạo được tiến hành 3 lần/tuần, mỗi lần tối thiểu 4 giờ. Để phương pháp điều trị này đạt hiệu quả tốt nhất, đảm bảo các chức năng lọc, người bệnh nên có chế độ ăn uống, nghỉ ngơi sinh hoạt hợp lý.
Lọc màng bụng
Lọc màng bụng là phương pháp điều trị lọc máu sử dụng màng lọc tự nhiên của cơ thể thay vì màng lọc nhân tạo. Màng lọc tự nhiên chính là lớp màng lót trong ổ bụng (màng bụng).
Trong quy trình lọc máu qua màng bụng, 1 – 2 lít dịch thẩm phân sẽ được đưa vào khoang phúc mạc gồm những thành phần đường, muối và một số chất khác. Những chất độc, sản phẩm của quá trình chuyển hóa trong cơ thể và nước sẽ được loại trừ ra khỏi máu vào trong khoang phúc mạc vào khoang dịch lọc dựa trên cơ chế khuếch tán, siêu lọc bởi áp lực thẩm thấu, với sự chênh lệch về nồng độ của những chất hòa tan.
Dịch lọc được đưa vào ổ bụng bằng catheter hay một ống cố định. Tại đây, những chất độc trong máu sẽ được hấp thụ. Sau một thời gian trung bình 6 giờ, dịch lọc này được xả vào một chiếc túi thải, sau đó được thay thế bởi một dịch lọc mới.
LIÊN HỆ ĐIỀU TRỊ BỆNH SUY THẬN AN TOÀN VÀ HIỆU QUẢ TẠI ĐÂY
Tại sao nên tìm hiểu và điều trị bệnh suy thận bằng Đông y?
Theo quan niệm y học cổ truyền, thận là một bộ phận của cơ thể có chức năng bài tiết nước tiểu, chức năng nội tiết tố, chức năng sinh lý,… Khi cơ thể con người trải qua thời gian hoặc do các tác nhân bên ngoài, thận khí sẽ bị suy giảm dần, dẫn tới tinh khí ngày càng giảm sút, các chức năng do tạng thận điều tiết bị rối loạn và từ đó sẽ hình thành nên bệnh suy thận ở một số người.
Để điều trị bệnh suy thận, Đông y sử dụng phương pháp bổ. Tùy vào tình trạng bệnh của từng người nếu phần dương thiếu thì bổ dương, phần âm thiếu thì bổ âm. Do cơ thể con người thống nhất giữa 2 mặt âm – dương, nên phương pháp kết hợp song bổ (vừa bổ âm lại vừa bổ dương) mang lại hiệu quả tích cực hơn.
Một trong những ưu điểm lớn nhất của phương pháp điều trị bệnh suy thận bằng thuốc Đông y đó là khả năng chữa bệnh từ tận gốc và hạn chế tái bệnh.
Có được những hiệu quả điều trị bệnh tốt như vậy là do thuốc Đông y được bào chế từ các loại thảo dược quý có trong thiên nhiên, an toàn và lành tính. Thuốc được bác sĩ gia giảm và kê đơn dựa vào cơ địa cũng như tình trạng bệnh của từng người.
Khi điều trị bệnh suy thận bằng đông y, người bệnh có thể sử dụng thuốc trong thời gian dài mà không lo tác dụng phụ hay ảnh hưởng đến gan và thận do nguyên liệu thuốc hoàn toàn từ thảo dược thiên nhiên. Cơ thể mỗi người là khác nhau và tình trạng bệnh cũng không giống nhau nên các bài thuốc đông sẽ được lên đơn riêng tùy vào cơ địa và mức độ bệnh của từng người sao cho hiệu quả điều trị tốt nhất.
CẬP NHẬT MỘT SỐ KẾT QUẢ ĐIỀU TRỊ SUY THẬN BẰNG ĐÔNG Y TRỊNH GIA
LH: Miền Nam: Số nhà 10/1/2A đường 26, Phường Linh Đông, Thủ Đức, Thành Phố Hồ Chí Minh
Hotline: 0913 82 60 68
Gửi bình luận của bạn