Có thể bạn chưa biết mức độ nguy hiểm của bệnh suy thận ở trẻ em

Suy thận ở trẻ em nếu không được phát hiện sớm và chữa trị kịp thời sẽ gây ảnh hưởng xấu tới quá trình phát triển của trẻ thậm chí gây tử vong.

Ngày đăng: 10-09-2023

380 lượt xem

Tìm hiểu về suy thận ở trẻ em

Suy thận ở trẻ em là tình trạng trẻ bị suy giảm chức năng thận, mất khả năng thải độc và lọc máu nên ứ đọng các chất độc hại trong cơ thể như creatinin, ure, natri, kali… Những chất độc hại ứ đọng lâu dài sẽ có khả năng gây nên nhiều bệnh lý nguy hiểm khác.

Bệnh lý suy thận ở trẻ nhỏ được chia thành hai dạng cơ bản đó là:

- Suy thận cấp tính: Tình trạng suy thận cấp tính có thể diễn ra ở mọi độ tuổi gồm có cả trẻ sơ sinh với nguyên nhân là do dị tật bẩm sinh.

- Suy thận mạn tính: Tình trạng này thường xuất hiện ở trẻ do trong độ tuổi từ 8 đến 10 tuổi và nguyên nhân gây bệnh chủ yếu là do hội chứng thận hư kháng thuốc, viêm cầu cận cấp và bệnh cầu thận hay viêm thận lupus mà không được chữa trị kịp thời.

Bệnh suy thận ở trẻ em rất nguy hiểm nếu không được phát hiện sớm

Một số dấu hiệu thường gặp ở trẻ bị suy giảm chức năng thận

- Tình trạng phù nề: Phù nề là triệu chứng thường gặp ở trẻ em, trẻ sơ sinh. Nhiều phụ huynh lại không chú ý đến dấu hiệu này và nhầm tưởng rằng đó là hiện tượng dị ứng. Khi bị phù nề do tình trạng thận bị suy yếu, mắt trẻ thường sưng lên sau đó lan tới các vị trí tay, chân, lưng, bụng căng cứng…

- Rối loạn vấn đề tiểu tiện: Ở những trẻ gặp vấn đề về thận thường có biểu hiện rõ nhất là tình trạng tiểu tiện. Trẻ em bị suy thận thường tiểu ít, rát hoặc buốt, tiểu nhiều vào ban đêm, nước tiểu màu vẩn đục, màu nước tiểu sậm đi.

- Chán ăn, bỏ ăn: Khi mắc bệnh, trẻ thường cảm thấy chán ăn, khó ăn, thường xuyên buồn nôn, nôn.

- Một số triệu chứng khác: Mệt mỏi, ngủ mê mệt, run rẩy chân tay, đau đầu, sụt cân nhanh, người trẻ xanh xao, khó thở, đau bụng.

Có nhiều nguyên nhân có thể dẫn đến tình trạng bệnh suy thận ở trẻ em. Trong đó có một số nguyên nhân và yếu tố nguy cơ thường gặp sau:

- Suy thận trẻ em có thể do sức đề kháng của trẻ yếu: Trẻ nhỏ, trẻ sơ sinh thường có hệ miễn dịch chưa hoàn chỉnh nên dễ mắc các bệnh lý về sức khỏe. Trong đó, bệnh suy giảm chức năng thận dễ xảy ra ở trẻ có sức đề kháng yếu.

- Nhiễm trùng nặng: Khi trẻ gặp các vấn đề về nhiễm trùng như ký sinh trùng, vi trùng, ngộ độc… sẽ dễ dẫn đến các tổn thương về thận. Đặc biệt với những trẻ bị nhiễm trùng đường tiểu.

- Di truyền: Di truyền là nguyên nhân thường gặp ở trẻ sơ sinh. Đặc biệt, phụ nữ mang thai mắc bệnh thận sẽ tăng nguy cơ thai nhi bị bệnh.

- Mất nước do tiêu chảy có thể là nguyên nhân suy thận cấp ở trẻ em: Khi trẻ đi ngoài liên tục mà không được xử lý kịp thời sẽ khiến cơ thể trẻ mất nước, suy nhược cơ thể, chức năng thận bị rối loạn. Điều này còn ảnh hưởng trực tiếp đến tính mạng của trẻ.

- Mắc các bệnh lý về thận: Một số bệnh lý về thận như viêm đường tiết niệu, viêm cầu thận… khi không được điều trị kịp thời có thể dẫn đến bệnh.

- Nguyên nhân khác: Một số nguyên nhân khác có thể gây bệnh như di chứng do các chấn thương trên cơ thể, di chứng sau mổ tim, ghép tạng đều có thể ảnh hưởng đến thận.

LIÊN HỆ ĐIỀU TRỊ BỆNH SUY THẬN AN TOÀN VÀ HIỆU QUẢ TẠI ĐÂY

Các biến chứng có thể xảy ra khi trẻ em mắc bệnh suy thận

Bệnh suy thận ở trẻ em nếu không được phát hiện sớm và điều trị kịp thời có thể sẽ phải đối mặt với nhiều biến chứng nguy hiểm đó là:

- Chân tay sưng phù do cơ thể giữ nước không bài tiết ra ngoài.

- Nếu dễ mắc phải các bệnh lý về tim mạch như viêm màng tim, suy tim….

- Thiếu máu, chức năng lọc máu kém với hàm lượng kali trong máu tăng cao có khả năng gây tử vong.

- Tình trạng xương bị yếu hơn bình thường, dễ dẫn đến xương bị gãy.

- Bệnh suy thận còn có thể ảnh hưởng đến khả năng tập trung của trẻ do hệ thần kinh trung ương bị ảnh hưởng.

- Khi hệ miễn dịch suy yếu sẽ dễ dẫn tới nhiều bệnh lý nguy hiểm khác.

- Tử vong.

Như vậy, bệnh suy giảm chức năng thận ở trẻ em là căn bệnh nguy hiểm. Tuy nhiên nếu cha mẹ phát hiện kịp thời và có những phương pháp điều trị tốt sẽ giúp hạn chế những biến chứng không mong muốn cho trẻ.

Bệnh suy thận ở trẻ em dễ dẫn đến nhiều biến chứng nguy hiểm

Suy thận ở trẻ em có điều trị được không

Nếu tình trạng bệnh của trẻ ở giai đoạn nhẹ, cha mẹ phát hiện kịp thời thì chức năng thận có thể phục hồi hoàn toàn hoặc phục hồi một phần sau khi sử dụng các phương pháp điều trị phù hợp.

Tuy nhiên, khi tình trạng bệnh ở giai đoạn nặng, chức năng thận bị ảnh hưởng nghiêm trọng thì quá trình điều trị chỉ giúp giảm sự tiến triển của bệnh và phòng ngừa biến chứng của bệnh, khó có khả năng phục hồi hoàn toàn.

Cách chăm sóc trẻ em, trẻ sơ sinh bị suy thận

Khi nghi ngờ trẻ bị mắc bệnh, cha mẹ cần đưa trẻ đến bệnh viện để xác định tình trạng bệnh và được bác sĩ tư vấn phương pháp điều trị phù hợp. Cha mẹ không nên để các triệu chứng kéo dài có thể ảnh hưởng đến các cơ quan khác trong cơ thể trẻ, thậm chí có thể dẫn đến tử vong.

Bệnh suy thận ở trẻ em cần được điều trị theo chỉ định, cha mẹ không nên tự ý mua thuốc không rõ nguồn gốc để điều trị cho con. Bên cạnh đó, cha mẹ cần chú ý chăm sóc kết hợp chế độ dinh dưỡng để hỗ trợ cải thiện tình trạng bệnh.

Chế độ ăn uống

Trẻ em bị suy thận mạn tính thường rất dễ bị suy dinh dưỡng do ăn không đủ bé chán ăn, buồn nôn, rối loạn chuyển hoá hay nhiễm độc chất thải,.... Do đó, người nhà sẽ phải quan tâm đến chế độ dinh dưỡng của trẻ giúp hiệu quả điều trị bệnh tốt hơn.

Bổ sung đạm

Trẻ em mắc bệnh thận cần bổ sung lượng protein, đảm bảo quá trình phát triển. Tuy nhiên, người nhà cần phải lưu ý bổ sung cho trẻ ở mức vừa đủ để tránh dư thừa làm tăng gánh nặng cho thận và suy giảm chức năng thận hơn. Đối với trẻ chạy thận nhân tạo như cầu lượng đạm tăng cao do quá trình lọc máu đã loại bỏ một phần protein nên những thực phẩm giàu protein cần bổ sung như trứng, phô mai, sữa, gà, cá, các loại đậu,....

Giảm kali

Nồng độ kali trong máu của trẻ bị suy thận cũng cần được giữ ở mức bình thường nên sự thay đổi nồng độ kali có thể gây nên những vấn đề nguy hiểm cho tim mạch thậm chí gây tử vong. Người nhà cần tránh bổ sung cho trẻ các loại thực phẩm có nhiều kali như rau dền, chuối mà nên ăn thực phẩm ít kali như việt quất, mâm xôi, súp lơ, rau chân vịt,...

Hạn chế photpho

Trẻ mắc bệnh suy thận cần kiểm soát tốt mức độ photpho trong máu bởi hàm lượng photpho tăng cao sẽ kéo theo nhiều canxi từ xương khiến cho xương giòn, dễ gãy. Lượng photpho trong máu cao còn gây nên tình trạng khô ngứa da và đỏ mắt. Những loại thực phẩm có ít photpho trẻ em cần bổ sung đó là bắp rang, lòng trắng trứng, đậu xanh,....

Uống nước lọc

Trong giai đoạn sớm của suy thận, thận sẽ giảm chức năg nên lượng nước tiểu sẽ quá nhiều hoặc quá ít gây nên tình trạng sưng phù hay mất nước. Khi bệnh tiến triển trẻ nên hạn chế lượng nước uống mỗi ngày để không bị sưng tích nước.

Dùng thuốc

Các loại thuốc thường được sử dụng trong chữa bệnh thận cho trẻ bác sĩ kê đơn là prednisone và prednisolon. Thuốc giúp giảm hấp thu protein trong nước tiểu và giảm tình trạng sưng phù cho trẻ. Tùy vào từng trường hợp mà các bác sĩ có thể chỉ định cho trẻ sử dụng thêm thuốc lợi tiểu hại thuốc giảm axit uric trong máu,... Nếu bệnh có những tiến triển nặng, trẻ có thể được nhập viện, các bác sĩ sẽ truyền albumin.

Biện pháp phòng ngừa suy thận ở trẻ bạn nên biết?

Trẻ có khả năng bị suy thận bẩm sinh từ khi trong bụng mẹ nên trong thai kỳ, người mẹ cần thường xuyên thăm khám thai để phát hiện sớm những dị tật bẩm sinh ở trẻ. Bên cạnh đó, hãy giảm lượng muối trong khẩu phần ăn của trẻ, người nhà cần phải bổ sung thực phẩm ít chất béo, bổ sung nhiều rau củ quả và uống đủ nước mỗi ngày.

Thường xuyên đưa trẻ đi khám sức khỏe định kì 6 tháng/ lần để sớm phát hiện bệnh và đưa ra phương pháp điều trị phù hợp nhất. Khi trẻ bị bệnh cha mẹ không nên tự ý mua thuốc cho con uống mà cần phải đến hỏi ý kiến bác sĩ.

SUY THẬN ĐỘ 4 XUỐNG ĐỘ 2 TRONG 1 THÁNG VỚI ĐÔNG Y TRỊNH GIA
 
 
KẾT QUẢ XÉT NGHIỆM NHỮNG LẦN TRƯỚC KHI ĐIỀU TRỊ
 
Sau 1 tháng điều trị bệnh suy thận bằng phác đồ của ĐÔNG Y TRỊNH GIA chúng tôi
Các kết quả cho thấy rất khả quan, vượt cả mức kỳ vọng mà tôi đề ra mục tiêu cho anh. Được tôi ghi thẳng vào phiếu xét nghiệm để làm mốc quan trọng.
Chỉ số creatinin đã GIẢM từ 2.79 (tương đương 279) xuống còn 108.19 (với nam giới  từ 55-120 là ngưỡng an toàn). Như vậy với chỉ số creatinin này thì anh đã khỏi hoàn toàn rồi. Điều trị thêm để về khoảng 80-90 nữa thì sẽ tuyệt vời hơn.
 
Chỉ số eGFR (lọc cầu thận) từ 24.57 đã TĂNG lên 66 (với nam giới chỉ số eGFR trên 90 là an toàn) tương đương với gia đoạn 2.
 
Như vậy, sau 1 tháng điều trị bằng phác đồ của ĐÔNG Y TRỊNH GIA chúng tôi với chỉ số kết quả xét nghiệm cho thấy bệnh suy thận giai đoạn 4 của anh tiến triển rất nhanh xuống giai đoạn 2.
 
Lưu ý: ĐÔNG Y TRỊNH GIA CHÚNG TÔI CHỈ CÓ 2 NƠI:
 
1. ĐƯỜNG ĐỒNG TÂM, THÔN ĐỒNG MÁT, PHƯỜNG TÂN AN, THỊ XÃ QUẢNG YÊN, TỈNH QUẢNG NINH ĐT: 0378 041 262 (Lang y Bùi Thị Hạnh) là chính
 
2. Số nhà 10/1/2A đường 26, phường Linh Đông, Thủ Đức, Hồ Chí Minh, ĐT: 0913 82 60 68

 

Bình luận (0)

Gửi bình luận của bạn

Captcha