5 Dấu hiệu suy thận dễ nhầm lẫn với các bệnh vặt khác

Nhiều người còn chủ quan với bệnh suy thận và nhầm lẫn bệnh sang một số bệnh lý khác

Ngày đăng: 10-10-2023

269 lượt xem

Thế nào là bệnh suy thận?

Suy thận là hiện tượng thận bị suy giảm chức năng do nhiều nguyên nhân gây ra. Bệnh được chia làm 2 loại dựa theo thời gian mắc bao gồm suy thận cấp và suy thận mạn. Việc nhận biết sớm những dấu hiệu suy thận sẽ giúp việc điều trị sau này dễ dàng hơn.

Trường hợp mắc suy thận cấp sẽ xuất hiện chỉ khoảng vài ngày đến vài tuần và có thể khỏi bệnh hoặc khỏi một phần chức năng của thận sau khi được chữa trị đúng phương pháp.

Bệnh suy thận mạn tính là quá trình diễn tiến không khôi phục chức năng của thận. Việc áp dụng các biện pháp chữa trị chỉ giúp làm chậm quá trình tiến triển của bệnh và hạn chế biến chứng. Khi thận bị suy giảm chức năng lên đến 90%, bệnh nhân suy thận cần được chữa trị bằng cách chạy thận nhân tạo hay thẩm phân phúc mạc và có thể ghép thận nếu cần.

Đa phần những loại bệnh thận sẽ gây ra tác động đến các nephron - đơn vị cấu trúc của thận. Việc tác động này làm cho thận không còn khả năng đào thải các chất thải và nước ra bên ngoài. Nếu không được chữa trị kịp thời, thận sẽ ngưng hoạt động toàn bộ, rất nguy hiểm và có thể gây ra tử vong.

Suy thận là bệnh lý nguy hiểm đối với sức khỏe

Những biến chứng suy thận có thể gây ra là gì

- Biến chứng tim mạch là nguyên nhân tử vong chính ở bệnh nhân suy thận, bao gồm viêm màng ngoài tim, tràn dịch màng ngoài tim, bệnh cơ tim do urê máu cao, tăng huyết áp, phì đại thất trái, bệnh mạch vành, viêm nội tâm mạc nhiễm khuẩn, rối loạn nhịp tim.

- Rối loạn cân bằng nước điện giải và nhiễm toan máu có thể dẫn tới phù phổi cấp.

- Tăng lượng kali trong máu gây rối loạn nhịp tim ảnh hưởng đến tính mạng.

- Cơ thể bị thiếu máu.

- Giảm ham muốn tình dục.

- Tổn thương ở hệ thần kinh trung ương khiến bệnh nhân mất khả năng tập trung, tính cách thay đổi hoặc xuất hiện co giật, thậm chí hôn mê.

- Suy giảm phản ứng miễn dịch khiến bệnh nhân dễ mắc các bệnh nhiễm trùng hơn.

- Loạn dưỡng xương: Viêm xơ xương, nhuyễn xương và bệnh xương bất hoạt.

Bệnh suy thận có thể gây ra nhiều biến chứng nguy hiểm đến sức khỏe

5 dấu hiệu sớm nhất của bệnh suy thận dễ nhầm với các bệnh khác

1. Ngứa da, phù nề

Phù nề bất thường được xem là một trong số triệu chứng của người suy thận. Thận là cơ quan quan trọng nhất để điều tiết nước. Khi thận bị suy, khả năng thoát nước giảm đi đáng kể, nước uống vào không thể thải ra ngoài và sẽ tích tụ ở nhiều bộ phận khác nhau trong cơ thể.

Đồng thời, thận bị suy giảm chức năng dẫn tới chất thải không thể loại bỏ ra được khỏi cơ thể, khiến cho người bệnh gặp phải tình trạng tích trữ nước, phù nề. Thường gặp nhất và nặng nề nhất là ở những vùng như chân, tay và mặt.

Tương tự, khi thận gặp vấn đề sẽ gây ảnh hưởng đến quá trình lọc chất thải ở trong máu. Điều này khiến cho da bị phát ban và ngứa ngáy. Thường đi kèm với phát ban hoặc mọc các nốt mụn nhỏ. Tuy nhiên, triệu chứng này cũng rất dễ bị hiểu lầm là bệnh da liễu thông thường.

2. Suy nhược cơ thể

Hầu như bệnh nhân nào bị suy thận mạn tính cũng đều gặp phải tình trạng thiếu máu. Điều này dẫn đến chức năng hoạt động của thận bị suy giảm chỉ còn từ 20% đến 50% hiệu suất so với người bình thường. Nếu như, bạn vẫn nghỉ ngơi và ngủ đủ giấc nhưng cơ thể luôn trong tình trạng mệt mỏi, uể oải thì đây có thể là dấu hiệu của bệnh suy thận.

Ngoài mệt mỏi về thể chất, suy thận còn gây suy nhược tinh thần. Khi thận bị hỏng, chúng tạo ra ít erythropoietin hơn, cơ thể có ít các tế bào hồng cầu vận chuyển oxy hơn, nên các cơ và đầu óc của bạn mệt đi nhanh chóng, hay buồn ngủ. Tình trạng này cũng liên quan tới thiếu máu và dễ bị hiểu lầm rằng ăn uống thiếu chất, ngủ chưa đủ, stress…

3. Tiểu tiện bất thường

Chức năng của thận sẽ ảnh rất lớn đến tình trạng tiểu tiện nên triệu chứng của bệnh suy thận ở giai đoạn nào cũng không thể thiếu tiểu tiện bất thường.

Ở giai đoạn đầu của bệnh suy thận, có 2 dấu hiệu tiểu tiện bất thường cần lưu ý đó là lượng nước tiểu giảm và hay tiểu về đêm. Còn ở những giai đoạn sau, sẽ xuất hiện thêm tình trạng đau buốt khi tiểu, tiểu rắt, nước tiểu đổi màu, mùi rất khó chịu, tiểu có nhiều bọt, tiểu ra máu.

Lượng nước tiểu 24 giờ của một người trưởng thành bình thường là 1000 - 2000ml. Nếu lượng nước tiểu giảm đột ngột hoặc giảm trong nhiều ngày trong khi thói quen ăn uống không thay đổi nhiều hoặc đã điều chỉnh ăn uống nhưng không có tác dụng thì hãy nhanh đi khám. Nếu lượng nước tiểu giảm đến mốc 400ml trở xuống thì rất có thể là suy thận.

Còn với tiểu đêm, y học giải thích đây là tình trạng tỉnh dậy nhiều hơn 1 lần vào ban đêm để đi tiểu và xảy ra trong khoảng thời gian dài. Cần phải hiểu rằng, nước tiểu không ra ngoài liên tục mà được trữ lại rồi thải ra ngoài lúc thuận tiện nhờ vào bàng quang. Khi chức năng thận suy yếu, khả năng tái hấp thu nước giảm, làm cho lượng nước tiểu bài tiết nhiều hơn. Khi cơ bàng quang suy yếu, khả năng giữ nước tiểu giảm, sẽ dẫn đến tình trạng tiểu đêm, tiểu nhiều lần.

Một số triệu chứng của bệnh suy thận dễ nhầm lẫn với các bệnh khác

4. Hô hấp có vấn đề khi mắc bệnh suy thận

Đừng nghĩ rằng chỉ bệnh lý về phổi mới có những triệu chứng hô hấp rõ ràng ở giai đoạn đầu. Bệnh nhân suy thận cũng sẽ gặp những bất thường về hô hấp mà rất dễ nhầm lẫn thành bệnh nhẹ hơn như cảm lạnh, nghẹt mũi, bệnh răng miệng…

Bệnh suy thận khiến cho người bệnh không thể lọc được chất thải trong máu ra ngoài và ảnh hưởng đến quá trình sản xuất hồng cầu. Điều này là nguyên nhân làm cơ thể bị ứ dịch và gây suy giảm chức năng của phổi. Thêm vào đó, lượng hồng cầu giảm dẫn đến quá tình vận chuyển oxy sẽ gặp khó khăn. Do đó, sẽ thấy hay khó thở, có thể tức ngực nhẹ, nhất là khi nằm xuống.

Một dấu hiệu khác liên quan tới hô hấp mà suy thận giai đoạn đầu gây ra là ngáy to và kéo dài, y học gọi là chứng ngưng thở khi ngủ. Đây là một dạng rối loạn giấc ngủ gây ra hiện tượng tạm ngưng thở một hoặc nhiều lần trong một đêm. Tuy thời gian hơi thở bị dừng chỉ kéo dài trong khoảng vài giây cho đến 1 phút, nhưng sau đó, người bệnh sẽ ngáy rất to và kéo dài. Nên nếu gặp tình trạng này, hãy sớm đi thăm khám chứ đừng chủ quan!

5. Đau lưng và hôi miệng

Suy thận cũng gây ra hôi miệng nhưng nó lại thường bị hiểu lầm là bệnh răng miệng hoặc do thực phẩm. Theo giải thích của các chuyên gia, khi chất thải không thể lọc ra khỏi cơ thể và tích trữ lại quá nhiều ở trong máu sẽ gây ra hôi miệng. Bên cạnh đó, người bệnh còn cảm thấy trong miệng như có vị của kim loại. Dù đánh răng, súc miệng kỹ vẫn sẽ không biến mất và thường nặng mùi nhất khi ngủ dậy buổi sáng, trước khi đi tiểu.

Đau lưng cũng thường xuất hiện khi bạn bị suy thận tấn công. Ở giai đoạn đầu, cơn đau lưng sẽ không quá nặng, âm ỉ và rõ ràng hơn khi buồn tiểu, nhịn tiểu hay đang tiểu. Đau lưng do suy thận giai đoạn đầu cũng dễ bị nhầm lẫn với vấn đề xương khớp, ngồi sai tư thế. Nhưng có thêm 1 đặc điểm phân biệt nữa là vị trí thường ở thắt lưng, sau đó lan dần ra phía trước vùng hông hoặc chậu.

LIÊN HỆ ĐIỀU TRỊ BỆNH SUY THẬN AN TOÀN VÀ HIỆU QUẢ TẠI ĐÂY

Phương pháp điều trị suy thận

Để điều trị suy thận, các bác sĩ thường áp dụng một số phương pháp kết hợp để đạt được hiệu quả tối đa. Một số phương pháp điều trị suy thận thường sử dụng bao gồm:

- Điều trị nguyên nhân gây bệnh: Nếu suy thận do bệnh lý khác thì điều trị nguyên nhân sẽ giúp cải thiện chức năng thận và giảm nguy cơ tiến triển. Chẳng hạn như suy thận do đái tháo đường, tăng huyết áp thì cần kiểm soát đường huyết cũng như huyết áp ở mức cho phép.

- Điều chỉnh chế độ ăn uống: Chế độ ăn uống phù hợp có thể giảm tải cho thận và cải thiện chức năng thận. Người bệnh nên tránh ăn nhiều muối, chất béo và đường, tăng cường ăn rau xanh, trái cây, các loại thực phẩm giàu chất xơ. Ngoài ra, người bệnh suy thận cũng nên hạn chế sử dụng thực phẩm chứa protein, đặc biệt là đối với ai đang chạy thận nhân tạo.

- Sử dụng thuốc: Một số loại thuốc có thể giúp kiểm soát tình trạng suy thận như thuốc giảm huyết áp, thuốc giảm cholesterol, thuốc kháng viêm, thuốc kháng khuẩn và thuốc giảm đau. Tuy nhiên, việc sử dụng thuốc cần được theo dõi chặt chẽ bởi bác sĩ để tránh tác dụng phụ và tương tác không mong muốn với các loại thuốc khác.

- Chạy thận nhân tạo: Nếu suy thận đã ở mức độ nặng và không thể cải thiện bằng các phương pháp điều trị trên, người bệnh có thể cần phải sử dụng thận nhân tạo. Phương pháp này sử dụng máy lọc máu bên ngoài để loại bỏ các chất độc hại rồi thải ra khỏi cơ thể bằng ống thông qua động mạch và tĩnh mạch.

Cách phòng ngừa bệnh suy thận tiến triển nặng, tránh phải chạy thận

Nếu phòng từ giai đoạn đầu có thể giúp ngăn ngừa hoặc làm chậm quá trình bệnh tiến triển thành suy thận mạn trong tương lai. Ở giai đoạn đầu, do tình trạng tổn thương thận ở mức nhẹ nên người bệnh hoàn toàn có thể khắc phục được bằng cách duy trì chế độ sinh hoạt khoa học, chế độ dinh dưỡng hợp lý.

- Uống nhiều nước: Nước có tác dụng thanh lọc, hỗ trợ quá trình giải độc trong cơ thể, giúp giảm bớt gánh nặng giải độc của thận. Cơ thể cần cung cấp ít nhất 2 lít nước/ngày. Vì vậy, bạn nên uống đủ lượng nước cần thiết.

- Không nên nhịn tiểu thường xuyên: Việc nhịn tiểu quá lâu và quá thường xuyên sẽ khiến bàng quang bị căng tức, vô tình gây áp lực lên thận và là nguyên nhân gây ra bệnh sỏi thận.

- Thực hiện chế độ ăn uống hợp lý: Chế độ ăn hàng ngày của người bị suy thận nên bổ sung các loại thực phẩm chứa nhiều vitamin K, lòng trắng trứng, hạt mè, rau mùi… Người bị bệnh thận không được ăn mặn, hạn chế ăn những thực phẩm có tính cay nóng và nhiều gia vị.

- Không sử dụng các chất kích thích: Thuốc lá, rượu bia… và các chất kích thích khác không phải là nguyên nhân suy thận trực tiếp, nhưng nó sẽ khiến bệnh trầm trọng hơn.

- Tập thể thao hợp lý: Tập các bài tập yoga, các động tác kéo duỗi chân có tác dụng hỗ trợ khả năng hoạt động của thận.

SUY THẬN ĐỘ 4 XUỐNG ĐỘ 2 TRONG 1 THÁNG VỚI ĐÔNG Y TRỊNH GIA
 
 
KẾT QUẢ XÉT NGHIỆM NHỮNG LẦN TRƯỚC KHI ĐIỀU TRỊ
 
Sau 1 tháng điều trị bệnh suy thận bằng phác đồ của ĐÔNG Y TRỊNH GIA chúng tôi
Các kết quả cho thấy rất khả quan, vượt cả mức kỳ vọng mà tôi đề ra mục tiêu cho anh. Được tôi ghi thẳng vào phiếu xét nghiệm để làm mốc quan trọng.
Chỉ số creatinin đã GIẢM từ 2.79 (tương đương 279) xuống còn 108.19 (với nam giới  từ 55-120 là ngưỡng an toàn). Như vậy với chỉ số creatinin này thì anh đã khỏi hoàn toàn rồi. Điều trị thêm để về khoảng 80-90 nữa thì sẽ tuyệt vời hơn.
 
Chỉ số eGFR (lọc cầu thận) từ 24.57 đã TĂNG lên 66 (với nam giới chỉ số eGFR trên 90 là an toàn) tương đương với gia đoạn 2.
 
Như vậy, sau 1 tháng điều trị bằng phác đồ của ĐÔNG Y TRỊNH GIA chúng tôi với chỉ số kết quả xét nghiệm cho thấy bệnh suy thận giai đoạn 4 của anh tiến triển rất nhanh xuống giai đoạn 2.
 
 
Lưu ý: ĐÔNG Y TRỊNH GIA CHÚNG TÔI CHỈ CÓ 2 NƠI:
 
1. ĐƯỜNG ĐỒNG TÂM, THÔN ĐỒNG MÁT, PHƯỜNG TÂN AN, THỊ XÃ QUẢNG YÊN, TỈNH QUẢNG NINH ĐT: 0378 041 262 (Lang y Bùi Thị Hạnh) là chính
 
2. Số nhà 10/1/2A đường 26, phường Linh Đông, Thủ Đức, Hồ Chí Minh, ĐT: 0913 82 60 68

 

Bình luận (0)

Gửi bình luận của bạn

Captcha