Những người bị hoang tưởng ở mức độ nhẹ thường vẫn ý thức được căn bệnh của bản thân mình. Do đó, có một số biện pháp tâm lý giúp họ đối mặt được với bệnh hoang tưởng một cách hiệu quả.
Ngày đăng: 01-07-2017
2,277 lượt xem
1.Ghi nhật ký
Điều này sẽ giúp bạn xác định tác nhân kích thích khơi lên chứng hoang tưởng ở bạn. Ví dụ:
- Khi nào bạn cảm thấy hoang tưởng nhất? Điều gì xảy ra vào thời gian đó khiến bạn cảm thấy hoang tưởng?
- Bạn hoang tưởng khi ở bên những người nào? Tại sao bạn cho rằng những người đó khiến bạn hoang tưởng hơn bình thường?
- Bạn cảm thấy hoang tưởng nhất khi đang ở đâu? Điều gì ở nơi đó khiến bạn cảm thấy hoang tưởng?
- Bạn trải qua cảm giác hoang tưởng trong tình huống nào?
Bạn nên ghi chép lại những biểu hiện và suy nghĩ hoang tưởng của bản thân khi còn nhẹ
2. Giảm bớt tiếp xúc với các tác nhân kích thích
Khi đã xác định được những tình huống và con người có vẻ như góp phần tạo ra chứng hoang tưởng của mình, bạn có thể lập kế hoạch bớt tiếp xúc với những tác nhân đó.
Mặc dù có thể không tránh được một số người, nơi chốn và tình huống, chẳng hạn như nơi làm việc hoặc trường học, nhưng việc nhận thức được những tác nhân gợi nên chứng hoang tưởng có thể giúp bạn hạn chế tiếp xúc với các sự việc và nhân vật mà bạn có thể tránh được.
3. Học cách chất vấn lối suy nghĩ hoang tưởng của bạn
Trong trường hợp không thể tránh tác nhân kích thích nào đó, việc học cách chất vấn những suy nghĩ hoang tưởng có thể giúp bạn giảm nhẹ hoặc loại bỏ cách mà bạn cảm nhận quá thái về một sự kiện.
Lần sau, khi thấy mình đang có ý nghĩ hoang tưởng về một con người, nơi chốn hoặc tình huống, bạn nên tự đặt cho bản thân những câu hỏi như sau:
- Ý nghĩ đó là gì? Điều gì đã xảy ra?
- Tôi đang nhận định hoặc tin chắc vào điều gì trong suy nghĩ đó? Nếu ý nghĩ đó là thực tế thì nó có nghĩa là gì?
- Tôi đã làm gì/đã có thể làm gì để đối phó với ý nghĩ đó theo cách tích cực?
4. Đánh lạc hướng bản thân để rời khỏi những suy nghĩ hoang tưởng
Nếu không thể xua đi suy nghĩ hoang tưởng bằng cách kiểm tra nội dung của nó, bạn hãy thử tự đánh lạc hướng mình bằng cách như gặp gỡ bạn bè, xem phim, đi dạo, bằng mọi cách đưa tâm trí ra khỏi những suy nghĩ hoang tưởng để bạn khỏi đắm mình trong đó.
Gạt bỏ suy nghĩ hoang tưởng bằng cách ở bên bạn bè và người thân
5. Tránh tự trừng phạt mình
Bạn có thể cảm thấy xấu hổ vì suy nghĩ lệch lạc của bản thân, và điều đó khiến bạn khắt khe với chính mình. Các nghiên cứu đã chỉ ra rằng kiểu phương pháp này, hoặc “sự trừng phạt”, không đem lại hiệu quả trong việc đối phó với những suy nghĩ hoang tưởng.
6. Cân nhắc xem bạn có cần sự giúp đỡ chuyên môn không
Bạn có thể tự kiểm soát chứng hoang tưởng nhẹ, nhưng có lẽ bạn cần sự trợ giúp chuyên môn nếu chứng hoang tưởng của bạn ở mức độ từ trung bình đến nghiêm trọng.
Nếu thường xuyên có những ý nghĩ hoang tưởng, bạn hãy cân nhắc những câu hỏi sau đây. Nếu trả lời “có” với bất kỳ câu hỏi nào, bạn nên đi khám càng sớm càng tốt.
- Bạn có dự định hành động dựa trên những suy nghĩ độc hại tiềm ẩn không?
- Bạn có dự định làm hại bản thân bạn hoặc những người khác không?
- Bạn có suy nghĩ hoặc lập kế hoạch với mục đích làm hại ai đó không?
- Bạn có nghe thấy những tiếng nói xúi giục bạn làm hại bản thân hoặc người khác không?
- Những ý nghĩ và hành vi ám ảnh của bạn có ảnh hưởng đến gia đình và công việc của bạn không?
Bệnh tâm thần, hoang tưởng hoàn toàn chữa khỏi vĩnh viễn bằng phương pháp Đông y đặc trị. Gia đình tôi đã mất nhiều năm nghiên cứu thành công phương pháp đặc trị hữu hiệu căn bệnh thế kỷ này.
LIÊN HỆ: 01678 041 262
Lang y Bùi Thị Hạnh (56 tuổi) để được tư vấn tốt nhất
Địa chỉ: Khu Đồng Mát - Phường Tân An - Thị Xã Quảng Yên - Tỉnh Quảng Ninh
CHÚ Ý:Quý khách, quý bệnh nhân vui lòng liên hệ trước khi đến để tránh nhầm địa chỉ và mất tiền oan.
ĐỊA CHỈ NHẬN THUỐC MIỀN NAM
Gửi bình luận của bạn