Bệnh hoang tưởng ở trẻ em không có dấu hiệu rõ rệt như người trưởng thành. Các biểu hiện của bệnh dễ bị nhầm lẫn với tâm lý nhạy cảm ở tuổi dậy thì.
Ngày đăng: 21-11-2022
436 lượt xem
Hoang tưởng ở trẻ em là bệnh gì?
Bệnh hoang tưởng chủ yếu gặp ở người trung niên, cao tuổi và rất ít khi xảy ra ở trẻ em. Tuy nhiên, một số trẻ vẫn có thể phát triển chứng bệnh này. Bệnh hoang tưởng đặc trưng bởi sự xuất hiện của một hoặc nhiều hoang tưởng và không đi kèm với bất cứ triệu chứng tâm thần nào khác.
Thực tế, hoang tưởng là triệu chứng thường gặp ở các bệnh tâm thần. Tuy nhiên, rất hiếm khi hoang tưởng xuất hiện đơn độc. Vì vậy, tỷ lệ người mắc bệnh hoang tưởng khá thấp, chỉ chiếm khoảng 0.03% dân số.
Hoang tưởng liên quan đến rối loạn suy nghĩ và rối loạn quá trình nhận thức về bản chất của hiện tượng và sự việc. Sự rối loạn này khiến cho trẻ hình thành những niềm tin và suy nghĩ sai lầm mà không phù hợp với thực tế. Trẻ mắc chứng bệnh hoang tưởng luôn cho rằng suy nghĩ của mình là đúng nhưng không thể giải thích được.
Người mắc bệnh hoang tưởng cố chấp với suy nghĩ và niềm tin của mình. Dù mọi người cố gắng thuyết phục, giải thích và đưa những bằng chứng xác thực đều không có ý nghĩa với họ. Mặc dù suy nghĩ của bệnh nhân mâu thuẫn với thực tế nhưng người bệnh luôn cố chấp với suy nghĩ của mình.
Trẻ mắc bệnh hoang tưởng sẽ gặp nhiều khó khăn trong học tập và khó có thể phát triển một cách lành mạnh. Hoang tưởng không gây suy giảm chức năng tâm lý xã hội như các rối loạn tâm thần khác nhưng chi phối mạnh mẽ cảm xúc và hành vi của trẻ. Nếu không được điều trị, khả năng học tập, tương tác xã hội của trẻ đều sẽ bị ảnh hưởng.
Tuy hiếm xuất hiện nhưng vẫn có nhiều trường hợp trẻ em mắc chứng bệnh hoang tưởng
Dấu hiệu nhận biết trẻ đang bị hoang tưởng
Hoang tưởng là một chứng bệnh tâm thần nguy hiểm, nó đặc trưng bởi những suy nghĩ sai lệch, họ luôn cho rằng những nhận định của bản thân là hoàn toàn chính xác. Sự sai lệch này của bệnh nhân nghiêm trọng đến mức những người xung quanh không thể giải thích được bằng lý lẽ hoặc dù có đưa ra chứng cứ cụ thể cũng không có khả năng thuyết phục được họ.
Thông thường, các biểu hiện của bệnh hoang tưởng ở trẻ em không rõ ràng, nó có thể tồn tại ở nhiều hình thức và đa dạng về các triệu chứng. Không giống với những người trưởng thành, dấu hiệu hoang tưởng ở trẻ em thường không biểu hiện cụ thể, khó nhận biết. Đồng thời, sự hoang tưởng ở trẻ đôi khi cũng có sự liên quan đến các rối loạn tâm lý. Cụ thể như sau:
1. Rối loạn vận động
Những trẻ bị rối loạn vận động có khả năng thực hiện các hành vi, động tác vô nghĩa, bất ngờ hoặc trẻ có thể đột ngột phát ra các âm thanh, tiếng kêu lạ thường. Bản thân trẻ sẽ không thể tự chủ và kiểm soát tốt những điều mình đang làm.
Chẳng hạn như trẻ sẽ liên tục ngoáy mũi, cắn móng tay, nháy mắt nhiều lần không có chủ đích. Cho dù các biểu hiện này không quá nguy hiểm, triệu chứng bệnh cũng có thể tự mất đi sau một khoảng thời gian nhưng nó cũng một phần làm ảnh hưởng đến các mối quan hệ, chất lượng cuộc sống của trẻ.
Dấu hiệu bệnh hoang tưởng ở trẻ em thường khó nhận biết
2. Rối loạn bài tiết
Trẻ em khi gặp phải các vấn đề về sức khỏe tâm thần, đặc biệt là chứng bệnh hoang tưởng ở trẻ em sẽ thường gặp khó khăn trong việc đi vệ sinh. Trẻ không thể kiểm soát tốt việc đi tiểu, dễ dẫn đến tình trạng đái dầm.
3. Rối loạn ăn uống
Đây cũng là một trong các dấu hiệu thường gặp ở những trẻ bị rối loạn tâm thần và hoang tưởng. Hầu như trẻ không muốn ăn, thậm chí là không ăn, bỏ bữa liên tục. Đồng thời trẻ cũng có thái độ chống đối, cảm xúc chán ghét đối với thức ăn, mỗi khi nhắc đến chuyện ăn uống.
4. Rối loạn cảm xúc
Tình trạng hoang tưởng ở trẻ em sẽ gây ảnh hưởng rất nhiều đối với cảm xúc và tâm trạng của trẻ nhỏ. Nó khiến cho trẻ thay đổi cảm xúc một cách nhanh chóng và bất thường, khó có thể điều chỉnh hoặc kiểm soát tốt. Rối loạn cảm xúc thường sẽ bao gồm rối loạn lưỡng cực, trầm cảm với đặc trưng là sự buồn bã, chán nản kéo dài liên tục.
Rối loạn cảm xúc thường gặp ở trẻ em bị hoang tưởng
5. Rối loạn khả năng học và giao tiếp
Những trẻ bị hoang tưởng cũng thường xuất hiện các triệu chứng rối loạn khả năng học và giao tiếp, gây ảnh hưởng tiêu cực đối với quá trình tiếp nhận, lưu trữ và xử lý thông tin của trẻ nhỏ.
Những trẻ này thường sẽ gặp phải khó khăn trong vấn đề phát âm, khả năng trình bày kém, không thể đưa ra ý kiến hoặc suy nghĩ cá nhân. Trẻ khi mắc phải triệu chứng này thường sẽ khó tiếp thu những điều mới mẻ, gặp nhiều cản trở trong quá trình xử lý các thông tin mới.
6. Rối loạn lo âu
Rối loạn lo âu cũng là một vấn đề sức khỏe tâm thần thường gặp nhiều hơn ở người lớn. Tuy nhiên, trẻ em cũng có khả năng mắc bệnh và biểu hiện bởi các triệu chứng riêng biệt.
Nếu con bạn dễ lo âu, sợ hãi, hay khóc lóc hoặc la hét, phản ứng dữ dội khi đối diện với những sự việc, hiện tượng, đồ vật nhất định thì có nhiều khả năng đó là triệu chứng của bệnh hoang tưởng ở trẻ em. Trong một số trường hợp bệnh nặng, trẻ có thể xuất hiện các dấu hiệu có liên quan đến tim mạch, như rối loạn nhịp tim, tim đập nhanh liên hồi, ra nhiều mồ hôi,…
7. Rối loạn phổ tự kỷ (rối loạn phát triển lan tỏa)
Chứng rối loạn này sẽ khiến cho trẻ nhỏ có những suy nghĩ xáo trộn, trẻ gặp khó khăn trong việc khám phá, tìm hiểu những điều thú vị của thế giới bên ngoài. Trẻ nhỏ cũng sẽ bị kìm hãm sự phát triển các kỹ năng cơ bản, cần thiết trong cuộc sống, ví dụ như tưởng tượng, giao tiếp, ứng phó,…
8. Rối loạn hành vi gây rối.
Tình trạng này sẽ làm cho trẻ nhỏ dần tự phá vỡ các quy định, luật lệ và xuất hiện các hành vi quấy rối, chống phá lại cuộc sống. Trẻ sẽ thường quấy phá những nơi như nhà ở, trường học, các địa điểm tập trung đông người,…
Hành vi gây rối thường thấy ở trẻ em mắc chứng hoang tưởng
Nếu con bạn đang mắc phải các triệu chứng trên đây và kéo dài trong một khoảng thời gian nhất định thì nhiều nguy cơ trẻ đã mắc phải các vấn đề rối loạn tâm thần, đặc biệt là hoang tưởng. Bệnh lý này nếu có thể kịp thời phát hiện và can thiệp đúng cách sẽ giúp trẻ sớm phục hồi được tình trạng sức khỏe, hòa nhập tốt với cộng đồng.
Hiện nay cũng có rất nhiều các phương pháp hỗ trợ điều trị hoang tưởng ở trẻ nhỏ. Ngay khi nhận thấy các dấu hiệu nghi bệnh, phụ huynh cũng cần nhanh chóng đưa trẻ đến thăm khám tại bệnh viện, các cơ sở chuyên khoa để được tư vấn, cho ý kiến phù hợp.
LIÊN HỆ ĐIỀU TRỊ BỆNH HOANG TƯỞNG AN TOÀN VÀ HIỆU QUẢ TẠI ĐÂY
Ảnh hưởng của bệnh hoang tưởng ở trẻ em
Bệnh hoang tưởng ở trẻ em không làm suy giảm chức năng tâm lý xã hội như các vấn đề tâm lý, tâm thần khác. Tuy nhiên, nội dung hoang tưởng chi phối mạnh mẽ cảm xúc và hành vi của trẻ khiến cho trẻ khó có thể học tập, phát triển và kết bạn một cách lành mạnh.
Nếu không được điều trị, chứng hoang tưởng ở trẻ có thể trở nên nghiêm trọng dần theo thời gian. Trẻ có thể nhốt mình trong nhà vì lo sợ bị ám sát và hãm hại. Ngoài ra, cảm giác lo lắng, căng thẳng kéo dài cũng khiến trẻ khó có thể tập trung khi học tập.
Hoang tưởng ở trẻ em còn gia tăng tỷ lệ sử dụng rượu bia, hút thuốc lá trướ năm 18 tuổi. Bên cạnh đó, hoang tưởng chi phối cảm xúc và hành vi cũng là điều kiện để phát triển các rối loạn tâm lý, tâm thần khác như rối loạn lo âu, trầm cảm, rối loạn hành vi, rối loạn học tập,…
Theo đánh giá của các bác sĩ tâm thần, bệnh hoang tưởng khởi phát càng sớm thì tiên lượng càng xấu. Do đó, trẻ có biểu hiện hoang tưởng cần được thăm khám và điều trị sớm để ngăn chặn kịp thời những biến chứng nặng nề. Về cơ bản, chưa có phương pháp điều trị bệnh lý này dứt điểm. Tuy nhiên, tích cực điều trị và chăm sóc đúng cách giúp giảm hoang tưởng, từ đó cải thiện các rối loạn về cảm xúc và hành vi.
Cách điều trị bệnh hoang tưởng ở trẻ em
Hiện nay, lựa chọn trong điều trị bệnh hoang tưởng tương đối hạn chế. Tương tự như người trưởng thành, trẻ mắc bệnh hoang tưởng sẽ được điều trị bằng thuốc và can thiệp tâm lý trị liệu.
1. Dùng thuốc điều trị bệnh hoang tưởng ở trẻ
Sử dụng thuốc có thể làm giảm các hoang tưởng (niềm tin, suy nghĩ sai lầm). Ngoài ra, bác sĩ cũng có thể cân nhắc dùng thêm một số loại thuốc khác để cải thiện rối loạn hành vi và cảm xúc do hoang tưởng chi phối. So với người trưởng thành, sử dụng thuốc cho trẻ em tiềm ẩn nhiều rủi ro hơn. Chính vì vậy, bác sĩ sẽ cân nhắc kỹ lưỡng trước khi chỉ định thuốc.
Sử dụng thuốc giúp giảm nhanh các triệu chứng bệnh hoang tưởng ở trẻ em. Trong đó, thuốc chống loạn thần sẽ được dùng lâu dài để ngăn ngừa tái phát. Trong thời gian dùng thuốc, gia đình cần theo dõi để kịp thời phát hiện biểu hiện bất thường. Sự phối hợp chặt chẽ giữa gia đình và bác sĩ sẽ giúp hạn chế tối đa các tác dụng phụ của thuốc đối với trẻ.
2 Chăm sóc sức khỏe thể chất và tinh thần
Bệnh hoang tưởng ảnh hưởng nhiều đến quá trình phát triển thể chất và tinh thần của trẻ. Do đó, gia đình cần có kế hoạch chăm sóc để giúp trẻ phát triển lành mạnh.
Kế hoạch chăm sóc sức khỏe thể chất và tinh thần cho trẻ bị hoang tưởng:
- Xây dựng chế độ ăn cân bằng để cải thiện sức khỏe cho bé. Để lên thực đơn ăn uống phù hợp, bố mẹ nên tìm hiểu vấn đề bệnh hoang tưởng nên ăn gì và kiêng gì. Ăn uống khoa học giúp cải thiện sức khỏe và phần nào có thể giảm nhẹ các triệu chứng của bệnh.
Gia đình cần quan tâm nhiều hơn đến trẻ mắc bệnh hoang tưởng
- Khuyến khích trẻ tập thể dục mỗi ngày để thúc đẩy phát triển chiều cao. Ngoài ra, thói quen này còn giúp giảm tình trạng kích động và cảm xúc không ổn định ở trẻ bị hoang tưởng.
- Đảm bảo trẻ được ngủ đủ giấc, tránh căng thẳng và học tập quá mức.
- Khuyến khích trẻ vui chơi phù hợp với độ tuổi để tránh tình trạng sống khép kín và cách ly xã hội.
Tìm ra sở thích, đam mê để trẻ có động lực điều trị và luôn tìm thấy niềm vui trong cuộc sống. Ngoài ra, việc phát triển sở thích cũng giúp trẻ tăng cơ hội tìm kiếm công việc trong tương lai.
- Hướng dẫn trẻ một số biện pháp giảm căng thẳng như hít thở sâu, tập yoga, ngồi thiền, massage, viết nhật ký, trồng cây, chăm sóc thú cưng,…
Nâng cao nhận thức của trẻ về thói quen hút thuốc lá, sử dụng rượu bia và lạm dụng chất gây nghiện. Bởi những thói quen này sẽ làm nghiêm trọng bệnh hoang tưởng, đồng thời gia tăng nguy cơ mắc phải các vấn đề sức khỏe thể chất và tâm thần.
Chữa bệnh hoang tưởng theo đông y
Trên lâm sàng của đông y cũng như theo kinh nghiệm theo y học cổ truyền, bệnh hoang tưởng cần được điều trị theo thực tế thể bệnh của từng bệnh nhân như: Dưỡng huyết hòa huyết, bình can tiễm dương tức phong hóa đàm. Hóa ứ thông kinh, thăng thanh giáng trọc. Dưỡng tâm, an thần, hòa trung, hoãn cấp. ..v.v..
Theo Đông y thì trường hợp mắc bệnh hoang tưởng chính là một triệu chứng “cảm nhập tâm”. Tức là “tâm” (tim) tích độc dẫn đến hoảng loạn, ảo tưởng, ảo giác, mê sảng, điên loạn.
Để giúp bệnh nhân tâm thần, hoang tưởng quay lại với chính con người thật, con người của chính họ, đem lại niềm vui, niềm hạnh phúc và trút hết nỗi sợ hãi, buồn rầu, mặc cảm, tự ti của bệnh nhân và gia đình người thân.
Với nhiều năm kế thừa và nghiên cứu theo phương pháp Đông y gia truyền Lương y Bùi Thị Hạnh đã điều chế ra phương thuốc đặc trị hữu hiệu căn bệnh tâm thần, hoang tưởng. Bệnh nhân uống thuốc từ 7 đến 10 ngày là chuyển bệnh từ từ một cách rõ rệt. Trả lại lại niềm vui, cuộc sống và con người thật của bệnh nhân. Vì vậy thời gian điều trị dứt bệnh khá dài, nhưng sự chuyển biến bệnh cũng dễ nhìn thấy trong một quãng thời gian nếu kiên trì uống thuốc.
CÁCH CHỮA KHỎI BỆNH BẰNG ĐÔNG Y GIA TRUYỀN TRỊNH GIA CHÚNG TÔI
Nếu không may mắn bị bệnh hoang tưởng/ tâm thần phân liệt thì cũng đừng quá hoang mang. Bởi đã có ĐÔNG Y GIA TRUYỀN TRỊNH GIA chúng tôi.
Với phác đồ điều trị hoàn toàn bằng thảo dược tại Việt Nam.
Kế thừa bài thuốc gia truyền, kết hợp với thực tiễn chữa trị cho các bệnh nhân hoang tưởng/ tâm thần phân liệt qua nhiều năm. Đông y TRỊNH GIA ngày càng hoàn thiện phác đồ điều trị bệnh hoang tưởng/ tâm thần phân liệt.
Bởi vậy, khi không may bị chứng hoang tưởng, tâm thần phân liệt thì ĐÔNG Y TRỊNH GIA là một lựa chọn, là nơi, địa chỉ chữa khỏi bệnh uy tín.
Bệnh hoang tưởng/ tâm thần phân liệt khỏi/ thuyên giảm từ từ theo thời gian điều trị.
Khi đã khỏi bệnh thì không cần phải uống bất cứ loại thuốc nào nữa. Cuộc sống trở lại bình thường.
HÃY LIÊN HỆ VỚI ĐÔNG Y TRỊNH GIA NGAY BÂY GIỜ ĐỂ ĐƯỢC TƯ VẤN CHỮA TRỊ KHỎI BỆNH
0378 041 262 lang y Bùi Thị Hạnh: Khu Đồng Mát, phường Tân An, Thị Xã Quảng Yên, Tỉnh Quảng Ninh.
0913 82 60 68 Trịnh Thế Anh: Số nhà 10/1/2 A đường 26, Phường Linh Đông, Thủ Đức, Thành Phố Hồ Chí Minh
Gửi bình luận của bạn