Bệnh hoang tưởng đa nghi ảnh hưởng đến khoảng 4% dân số thế giới. Mặc dù tỉ lệ mắc bệnh khá cao nhưng phần lớn mọi người đều không có hiểu biết về bệnh lý này.
Ngày đăng: 22-11-2022
523 lượt xem
Rối loạn nhân cách dạng hoang tưởng đa nghi là gì?
Rối loạn nhân cách dạng đa nghi (Tiếng Anh: Paranoid Personality Disorder – PPD) còn được gọi là rối loạn nhân cách hoang tưởng đa nghi và rối loạn nhân cách Paranoid. Người mắc phải chứng bệnh này luôn có sự đa nghi dai dẳng về động cơ, mục đích trong lời nói và hành vi của những người xung quanh. Người bệnh cho rằng, tất cả các hành vi đều bắt nguồn từ ý đồ xấu và muốn hãm hại bản thân.
Rối loạn nhân cách dạng hoang tưởng đa nghi được xếp vào nhóm A của rối loạn nhân cách. Đặc điểm chung của các dạng nhân cách nhóm A là hành vi kỳ quái, suy nghĩ lập dị và khác thường. Trong đó, những người bị rối loạn nhân cách dạng đa nghi có sự nghi ngờ dai dẳng, thái quá và vô căn cứ. Sự đa nghi quá mức khiến người bệnh gặp nhiều khó khăn khi học tập, làm việc, gần như không có bạn bè thân thiết và sống cô độc, không có bạn đời.
Theo thống kê, khoảng 4.4% dân số thế giới đang đối mặt với rối loạn nhân cách dạng hoang tưởng đa nghi. Tương tự như các rối loạn nhân cách khác, bệnh lý chỉ được chẩn đoán ở người từ 18 tuổi trở lên. Nếu không được điều trị, người bệnh có thể mắc phải các rối loạn tâm lý, tâm thần khác.
Có khá nhiều người mắc chứng rối loạn hoang tưởng đa nghi
Những ấu hiệu nhận biết điển hình chứng rối loạn nhân cách hoang tưởng đa nghi
Như đã đề cập, rối loạn nhân cách hoang tưởng đa nghi đặc trưng bởi sự hồ nghi vô căn cứ, vô lý và dai dẳng. Sự nghi ngờ của người bệnh được hình thành một cách khó hiểu và không thể lý giải. Bên cạnh đó, sự đa nghi thái quá cũng chi phối cảm xúc và hành vi của người bệnh.
Dưới đây là những dấu hiệu thường gặp ở người bị rối loạn nhân cách hoang tưởng đa nghi:
1. Có sự nghi ngờ vô căn cứ, dai dẳng
Đặc điểm nổi bật nhất của dạng nhân cách hoang tưởng đa nghi là sự nghi ngờ dai dẳng và vô căn cứ. Thông thường, chúng ta sẽ hình thành nỗi hồ nghi khi nhận thấy các dấu hiệu xác đáng hoặc có linh cảm đặc biệt. Tuy nhiên, người mắc chứng bệnh này hình thành sự nghi ngờ vô lý không thể giải thích.
Bệnh nhân thường nghi ngờ những người xung quanh ác ý và có động cơ khi tiếp xúc, trò chuyện và thân thiết với bản thân. Nếu những người xung quanh có hành vi không tốt, họ sẽ quy chụp là do những người này ghét và thù địch với mình. Tuy nhiên, trong trường hợp nhận được sự quan tâm, họ sẽ cho rằng mọi người cố tình tiếp cận với mục đích xấu và những hành vi này được thực hiện với mục đích khiến bản thân lơ là
2. Nghi ngờ sự chung thủy của bạn đời
Một dấu hiệu khác thường thấy ở người bị rối loạn nhân cách hoang tưởng đa nghi là luôn nghi ngờ sự thủy chung của bạn đời hoặc người yêu. Theo nhiều nghiên cứu, người bệnh ít khi nghi ngờ người yêu hoặc sự nghi ngờ thường chưa sâu sắc và không được thể hiện rõ. Tuy nhiên, khi bước vào cuộc sống gia đình, họ sẽ nghi ngờ một cách thái quá về lòng chung thủy của người vợ/ chồng của mình.
Sự nghi ngờ của người bệnh cũng được hình thành một cách vô lý và không có bằng chứng xác đáng. Họ luôn cho rằng bạn đời đang có mối quan hệ bên ngoài. Vì vậy, người bệnh thường có những hành vi như kiểm soát giờ giấc, lén kiểm tra điện thoại, tin nhắn và đôi khi kiểm tra đồ lót để tìm thấy những bằng chứng xác thực.
Bệnh hoang tưởng đa nghi còn biểu hiện bằng việc nghi ngờ sự chung thủy
Người bệnh thường bày tỏ sự nghi ngờ và tra hỏi bạn đời mỗi ngày. Tuy nhiên, khi bạn đời liên tục từ chối, bệnh nhân sẽ trở nên cáu kỉnh và có các hành vi bạo lực như đập phá đồ, ném điện thoại và thậm chí đánh đập bạn đời. Bởi họ cho rằng, bạn đời đang nói dối và cố ý che giấu sự thật.
3. Tâm lý thù địch dai dẳng
Ngoài sự hồ nghi vô lý, người có dạng nhân cách hoang tưởng đa nghi còn có tâm lý thù địch dai dẳng và thái quá. Họ luôn cho rằng những người xung quanh đang có ác ý thông qua lời nói hết sức bình thường. Khi bị phê bình hoặc góp ý những điểm còn hạn chế, người bệnh hoàn toàn không tiếp thu mà ngược lại luôn giữ sự thù hằn. Tuy nhiên, một số người có thể che giấu tâm lý thù địch và thể hiện bên ngoài là người khiêm tốn, cầu tiến và lắng nghe.
4. Không tin tưởng bất cứ ai
Vì luôn nghi ngờ mọi thứ nên người bị rối loạn nhân cách hoang tưởng đa nghi hầu như không tin tưởng bất cứ ai từ người thân đến bạn bè, cộng sự, đồng nghiệp,… Bệnh nhân thường giấu kín sự hồ nghi để những người xung quanh không nhận biết được. Trong các cuộc trò chuyện hay hợp tác làm ăn, đầu tư, người bệnh luôn có sự nghi ngờ và cho rằng những người xung quanh đang rắp tâm hãm hại bản thân.
5. Cho rằng lời nói luôn có ẩn ý, sự đe dọa
Người bị rối loạn nhân cách hoang tưởng đa nghi luôn cảm thấy có ẩn ý và sự đe dọa trong lời nói của người khác – mặc dù những lời nói này hoàn toàn bình thường. Người bệnh thường có ý nghĩ những lời chỉ trích, phê bình chính là dấu hiệu cảnh báo họ sắp bị đuổi việc, sa thải hoặc bị nhục mạ, hạ thấp danh dự.
Với những lời khen, họ sẽ hình thành suy nghĩ rằng cấp trên đang tạo áp lực để hợp thức hóa việc họ phải làm việc ngoài giờ, đồng thời cần chăm chỉ và nhiệt huyết hơn.
Ngoài ra, họ cũng có thể cho rằng bạn bè đang đe dọa bản thân qua những lời nói đùa vô ý. Vì luôn cảm nhận được sự đe dọa, ẩn ý trong câu nói nên bệnh nhân thường giữ thái độ thù địch và nghi ngờ mọi thứ. Thậm chí, họ nghi ngờ cả lời nói của những người bán hàng hoặc vô tình nghe được lời nói của người qua đường. Một số người cho rằng đây là những lời nói cảnh báo, đe dọa và họ đang gặp phải nguy hiểm vì bị một thế lực ngầm truy sát.
Bệnh nhân thường có sự nghi ngờ đối với những người xung quanh
6. Xu hướng bạo lực và gây hấn
Sự nghi ngờ dai dẳng, quá mức khiến cho người bệnh luôn ở trong trạng thái căng thẳng và nhạy cảm. Vì vậy, khi người khác có lời nói và ánh nhìn thiếu thiện chí, họ có thể nổi khùng, cáu kỉnh và có hành vi gây hấn. Ngoài ra, bệnh nhân cũng thường xuyên có hành vi bạo lực trong gia đình để tra hỏi bạn đời về việc có ngoại tình và lừa dối bản thân hay không.
LIÊN HỆ ĐIỀU TRỊ BỆNH HOANG TƯỞNG AN TOÀN VÀ HIỆU QUẢ TẠI ĐÂY
7. Tính cách kiêu căng, tự cao
Ngoài đặc điểm là sự hồ nghi thái quá và vô căn cứ, người bị rối loạn nhân cách hoang tưởng đa nghi còn có tính cách tự cao và kiểu căng. Tuy nhiên, không phải bệnh nhân nào cũng thể hiện rõ tính cách này. Khá nhiều người bệnh che giấu sự ngạo mạn của bản thân bằng thái độ khiêm nhường và lễ độ.
Vì có tính cách tự cao và kiêu căng nên họ không chấp nhận lời chỉ trích, góp ý từ những người khác. Thay vì tiếp thu và sửa đổi, họ sẽ bày tỏ thái độ miệt thị và thậm chí là gây hấn. Tuy nhiên, cũng có những trường hợp che giấu các cảm xúc này bằng thái độ thiện chí nhưng ẩn sâu bên trong là sự thù địch và căm hận.
8. Mất khả năng phê phán bản thân
Người bị rối loạn nhân cách hoang tưởng đa nghi không bao giờ nhận bản thân sai (hoặc chỉ nhận lỗi để che giấu sự thù hằn). Bệnh nhân mất khả năng phê phán và không nhận ra những lỗi lầm, hạn chế của bản thân. Chính vì vậy, người bệnh giữ sự nghi ngờ của mình trong một thời gian dài và nhất định không gạt bỏ sự nghi ngờ này, cho dù những người xung quanh khuyên nhủ và đưa ra những bằng chứng xác thực.
Rối loạn nhân cách dạng đa nghi có ảnh hưởng gì không?
Người bị rối loạn nhân cách dạng hoang tưởng đa nghi sẽ phải đối mặt với nhiều vấn đề trong cuộc sống cũng như sức khỏe. Sự hồ nghi vô căn cứ khiến cho người bệnh dễ xung đột với người khác, không có bạn bè hay đồng nghiệp thân thiết. Với gia đình, bệnh nhân cũng không có mối liên hệ và thường lựa chọn sống riêng để tránh những va chạm, mâu thuẫn.
Do tính cách kỳ dị, những người bị rối loạn nhân cách dạng đa nghi hầu như không có các mối quan hệ tình cảm. Tuy nhiên, vẫn có một số người kết hôn nhưng mối quan hệ thường tan vỡ do người bệnh nghi ngờ về lòng chung thủy và kiểm soát bạn đời quá mức. Những hành vi bạo lực, gây hấn cũng khiến người bệnh gặp rắc rối.
Hành vi bạo lực thường thấy ở những bệnh nhân hoang tưởng đa nghi
Người bị rối loạn nhân cách dạng hoang tưởng đa nghi mất khả năng phê phán bản thân, ngạo mạn, kiêu căng và phóng đại quá mức năng lực, ngoại hình của chính mình. Do đó, bệnh nhân thường có thái độ gay gắt, miệt thị và xúc phạm nặng nề những người phản đối quan niệm của bản thân. Thậm chí, người bệnh còn có các hành vi tự hủy hoại và tự sát để chứng minh quan niệm, lý tưởng của mình là đúng đắn.
Các phương pháp điều trị rối loạn nhân cách dạng đa nghi
1. Liệu pháp tâm lý
Liệu pháp tâm lý là phương pháp điều trị chính đối với rối loạn nhân cách nói chung và rối loạn nhân cách dạng hoang tưởng đa nghi nói riêng. Với người mắc chứng bệnh này, quá trình trị liệu sẽ diễn ra khó khăn hơn do bệnh nhân luôn hồ nghi về mục đích và động cơ của chuyên gia. Do đó, chuyên gia phải xây dựng được mối quan hệ tin tưởng bằng cách thừa nhận tất cả những quan điểm mà bệnh nhân bày tỏ.
Trên thực tế, rất nhiều bệnh nhân từ chối điều trị vì cho rằng chuyên gia tâm lý đang cố ý chống đối và rắp tâm hãm hại bản thân. Nhiều người còn có hành vi hung hăng, miệt thị do sự đa nghi thái quá. Do đó, trị liệu tâm lí cho người bị rối loạn nhân cách dạng đa nghi phải được thực hiện bởi các chuyên gia giàu kinh nghiệm.
Điều trị tâm lý rất quan trọng đối với bệnh nhân bị hoang tưởng đa nghi
Hiện tại, liệu pháp nhận thức hành vi là phương pháp mang lại hiệu quả nhất đối với rối loạn nhân cách dạng đa nghi. Bệnh nhân chủ yếu được trị liệu cá nhân vì trị liệu nhóm và gia đình có thể khơi gợi sự hồ nghi vô căn cứ. Quá trình trị liệu cần có sự hỗ trợ của liệu pháp hóa dược để tránh các phản ứng cực đoan đối với nhà trị liệu như xúc phạm, thóa mạ và đôi khi có hành vi bạo lực.
2. Liệu pháp hóa dược
Hiện tại, vẫn chưa có loại thuốc đặc trị dành cho bệnh nhân rối loạn nhân cách dạng đa nghi. Các loại thuốc được sử dụng chỉ với mục đích giảm nhẹ triệu chứng và kiểm soát các hành vi hung hăng, bạo lực trong quá trình trị liệu tâm lý.
Bệnh nhân thường được chỉ định dùng thuốc an thần, thuốc chống loạn thần, thuốc chống trầm cảm,… Ngoài ra, bệnh nhân có thể phải dùng thêm thuốc chẹn beta để giảm cảm giác lo lắng, bồn chồn, bất an cùng với các triệu chứng thể chất đi kèm.
Đông y chữa bệnh hoang tưởng như thế nào?
Theo Đông y thì trường hợp mắc bệnh hoang tưởng chính là một triệu chứng “cảm nhập tâm”. Tức là “tâm” (tim) tích độc dẫn đến hoảng loạn, ảo tưởng, ảo giác, mê sảng, điên loạn.
Để giúp bệnh nhân tâm thần, hoang tưởng quay lại với chính con người thật, con người của chính họ, đem lại niềm vui, niềm hạnh phúc và trút hết nỗi sợ hãi, buồn rầu, mặc cảm, tự ti của bệnh nhân và gia đình người thân.
Với nhiều năm kế thừa và nghiên cứu theo phương pháp Đông y gia truyền Lương y Bùi Thị Hạnh đã điều chế ra phương thuốc đặc trị hữu hiệu căn bệnh tâm thần, hoang tưởng. Bệnh nhân uống thuốc từ 7 đến 10 ngày là chuyển bệnh từ từ một cách rõ rệt. Trả lại lại niềm vui, cuộc sống và con người thật của bệnh nhân.
CÁCH CHỮA KHỎI BỆNH BẰNG ĐÔNG Y GIA TRUYỀN TRỊNH GIA CHÚNG TÔI
Nếu không may mắn bị bệnh hoang tưởng/ tâm thần phân liệt thì cũng đừng quá hoang mang. Bởi đã có ĐÔNG Y GIA TRUYỀN TRỊNH GIA chúng tôi.
Với phác đồ điều trị hoàn toàn bằng thảo dược tại Việt Nam.
Kế thừa bài thuốc gia truyền, kết hợp với thực tiễn chữa trị cho các bệnh nhân hoang tưởng/ tâm thần phân liệt qua nhiều năm. Đông y TRỊNH GIA ngày càng hoàn thiện phác đồ điều trị bệnh hoang tưởng/ tâm thần phân liệt.
Bởi vậy, khi không may bị chứng hoang tưởng, tâm thần phân liệt thì ĐÔNG Y TRỊNH GIA là một lựa chọn, là nơi, địa chỉ chữa khỏi bệnh uy tín.
Bệnh hoang tưởng/ tâm thần phân liệt khỏi/ thuyên giảm từ từ theo thời gian điều trị.
Khi đã khỏi bệnh thì không cần phải uống bất cứ loại thuốc nào nữa. Cuộc sống trở lại bình thường.
HÃY LIÊN HỆ VỚI ĐÔNG Y TRỊNH GIA NGAY BÂY GIỜ ĐỂ ĐƯỢC TƯ VẤN CHỮA TRỊ KHỎI BỆNH
0378 041 262 lang y Bùi Thị Hạnh: Khu Đồng Mát, phường Tân An, Thị Xã Quảng Yên, Tỉnh Quảng Ninh.
0913 82 60 68 Trịnh Thế Anh: Số nhà 10/1/2 A đường 26, Phường Linh Đông, Thủ Đức, Thành Phố Hồ Chí Minh
Gửi bình luận của bạn