Hiện tượng rối loạn ăn uống ở bệnh nhân tâm thần

Khi có các rối loạn tâm thần, cảm giác thèm ăn bị rối loạn, dẫn đến có thể ăn quá nhiều, ăn quá ít, không ăn, ăn vào rồi tự gây nôn,...

Ngày đăng: 16-05-2018

1,613 lượt xem

Đặc điểm và triệu chứng chán ăn tâm thần

Cảm giác đói, thèm ăn, ăn không ngon miệng, không chỉ đến từ cơ quan tiêu hóa mà chủ yếu đến từ não bộ - nơi chỉ đạo mọi hoạt động của con người, trong đó có ăn uống. Khi có các rối loạn tâm thần, cảm giác ăn uống bị rối loạn, dẫn đến có thể ăn quá nhiều, ăn quá ít, không ăn, ăn vào rồi tự gây nôn,... Các rối loạn ăn uống có tính bệnh lý tâm thần này gồm có:

- Chán ăn tâm thần (Anorexia or Anorexie): Đặc trưng là bệnh nhân không ăn, cơ thể gầy đến rất gầy.

- Ăn vô độ tâm thần (Bulimia or Boulmie): Đặc trưng là ăn nhiều, ăn vô độ nhưng không thường xuyên. Chỉ xuất hiện theo cơn dạng xung động, không gây béo.

- Các rối loạn ăn uống khác: Bệnh nhân thích ăn những vật lạ, ăn bậy, ăn vật bẩn.

Chán ăn tâm thần cũng là biểu hiện của rối loạn tâm thần

Trong các rối loạn ăn uống nói trên, hay gặp nhất là chán ăn tâm thần, gặp ở 1 đến  2% phụ nữ tuổi từ 12 đến 20 tuổi nhưng có thể xuất hiện ở trẻ em từ 9 đến 10 tuổi, 9 trong 10 trường hợp là nữ. 10% các trường hợp chán ăn tâm thần chết vì suy dinh dưỡng hoặc tự sát.

- Sút cân tự gây ra bởi tránh "các thức ăn gây béo" và do một hoặc nhiều biện pháp sau: Tự gây nôn, dùng thuốc tẩy, luyện tập quá mức, dùng thuốc làm ăn mất ngon và/hoặc thuốc lợi tiểu.

- Hình ảnh thân thể bị méo mó dưới dạng một bệnh lý tâm thần đặc biệt do sợ bị béo dai dẳng như một ý tưởng xâm phạm quá đáng và bệnh nhân tự đặt một ngưỡng cân nặng thấp cho mình.

- Nhiều rối loạn chuyển hóa về nội tiết kèm theo: Rối loạn kinh nguyệt, thiếu chất dinh dưỡng kéo dài dẫn đến hàng loạt những biến đổi cơ thể như tóc rụng, dễ gẫy, loãng xương, mờ mắt, hạ huyết áp, mất ngủ, mệt mỏi và suy giảm trí nhớ.

Nguyên nhân gây chán ăn

- Việc thiếu các tiêu chí chuẩn, các mối quan hệ gia đình căng thẳng, sự khủng hoảng của tuổi vị thành niên,  những thay đổi sinh lý của tuổi dậy thì thường được xem như là khởi phát của chán ăn tâm thần. Vai trò của cha mẹ trong sự phát triển của chán ăn tâm thần cũng được nhắc đến. Áp lực văn hóa và xã hội cũng là những yếu tố gây khởi phát bệnh.

- Người bệnh luôn trong nỗi ám ảnh vì tình trạng tăng cân. Nỗi ám ảnh lớn đến nỗi bệnh nhân có thể làm mọi điều để giảm cân. Ban đầu chỉ là ăn ít đi, dần dần dẫn đến nhịn ăn, không dám ăn. Bệnh nhân có thể uống chanh, hoặc axit để giảm cân, tăng cường các hoạt động tiêu hao năng lượng như hoạt động thể chất, thức khuya, uống thuốc kích thích…

Người mắc chứng chán ăn tâm thần thường không kiểm soát được hành vi

Nếu kéo dài quá mức, hậu quả quá xa sẽ không còn nằm trong tầm kiểm soát. Người bệnh không còn nhận thức được là đã đến giới hạn. Có những trường hợp bệnh nhân quá gầy nhưng vẫn còn lo sợ béo tăng cân đến mức như bộ khung di động nhưng vẫn nhịn ăn vì sợ béo.

Cần làm gì để hạn chế chứng chán ăn tâm thần?

Đối với người bệnh chán ăn tâm thần, giải thích không bao giờ đem lại hiệu quả. Nếu có biểu hiện sút cân, chán ăn, không ăn kèm theo những biểu hiện như đã nói ở trên cần đưa người bệnh đến các phòng khám hoặc bệnh viện chuyên khoa tâm thần, các bác sĩ trị liệu sẽ có biện pháp can thiệp theo từng bước mới đạt hiệu quả.

TƯ VẤN ĐIỀU TRỊ BỆNH TÂM THẦN, HOANG TƯỞNG

LIÊN HỆ TƯ VẤN:

01678.041.262

0913.826.068

 

Bình luận (0)

Gửi bình luận của bạn

Captcha