Phụ nữ suy thận khi mang thai có bị di truyền cho con hay không?

Khi mắc bệnh suy thận, nhiều người rất lo lắng về khả năng mang thai và tính di truyền của bệnh sang thai nhi? Cùng tìm hiểu qua bài viết dưới đây để hiểu rõ vấn đề này.

Ngày đăng: 03-12-2023

324 lượt xem

Bị suy thận có thể sinh con được không?

Phụ nữ mắc các bệnh lý về thận và suy thận cũng có khả năng mang thai và sinh con. Tuy nhiên, việc mang thai và sinh con cũng là một thử thách khó khăn, bởi bệnh nhân suy thận không chỉ tiềm ẩn nguy cơ đe dọa sức khỏe của mẹ mà còn tiềm tàng nguy hiểm cho thai nhi.

Trong trường hợp phụ nữ mang thai bị suy thận, việc thăm khám sớm là cực kỳ quan trọng. Đối với từng tình huống cụ thể, việc điều trị bệnh thận mãn tính hay chạy thận trong thời kỳ mang thai đòi hỏi sự quan tâm đến các khía cạnh lâm sàng đặc thù của bệnh. Điều này bao gồm việc theo dõi thường xuyên chức năng thận, huyết áp, tình trạng nhiễm trùng và mức độ protein niệu.

Quan trọng nhất, phụ nữ mắc bệnh suy thận cần hiểu rõ những rủi ro liên quan đến chức năng thận của mình và cách ảnh hưởng tới thai nhi trong quá trình mang thai. Mặc dù hầu hết phụ nữ suy thận thường bị vô kinh, nhưng đôi khi vẫn có khả năng rụng trứng và mang thai. Hơn nữa, phương án điều trị cho phụ nữ suy thận cần tuân theo tình hình cụ thể và tình trạng sức khỏe của từng bệnh nhân.

Phụ nữ mắc bệnh thận có thai khá nguy hiểm cho mẹ và thai nhi

Suy thận ảnh hưởng đến thai phụ như thế nào?

Bệnh suy thận thường phát triển một cách âm thầm và khó phát hiện triệu chứng trong giai đoạn đầu. Khi bệnh đã xuất hiện, mức lọc cầu thận thường giảm dưới 25% so với bình thường, và hơn 50% chức năng thận có thể bị mất trước khi mức creatinin trong huyết thanh tăng lên 120 μmol/l.

Đối với các thai phụ có giá trị creatinin huyết thanh vượt quá 124μmol, nguy cơ suy giảm chức năng thận tăng cao nhanh chóng, đồng thời ảnh hưởng đến thai kỳ. Trong trường hợp bị suy thận, việc theo dõi tình trạng của thai phụ trở nên quan trọng để giảm thiểu ảnh hưởng tiêu cực của bệnh đối với chức năng thận của người mẹ và cả thai nhi. Trong một số tình huống, việc lựa chọn sinh non có thể được áp dụng, thường là sau 32 tuần thai kỳ.

Một số biến chứng thường gặp của suy thận ở thai phụ bao gồm:

- Vô niệu: Sự giảm đi đột ngột của lượng nước tiểu, thậm chí đến tình trạng không thể tiểu.

- Triệu chứng toàn thân: Đau thắt lưng, khó thở, uể oải, có thể kèm theo co giật.

- Nhiễm độc thai nghén: Tăng huyết áp, phù chân tay.

- Viêm cầu thận: Đau lưng, viêm bàng quang kèm sốt và lạnh run.

Nhiều biến chứng nguy hiểm khi phụ nữ mang thai bị suy thận

Thai kỳ ảnh hưởng tới chức năng của thận như thế nào?

Theo một số nghiên cứu cho thấy, phụ nữ bị suy thận khi mang thai có nguy cơ suy giảm nhanh chức năng thận khi mang thai. Protein niệu và tăng huyết áp đều làm tăng nguy cơ này.

Tăng huyết áp mãn tính khiến cho phụ nữ mang thai có nguy cơ bị tiền sản giật, điều này có thể giải thích tại sao một số phụ nữ bị rối loạn chức năng thận nhẹ cũng bị suy giảm chức năng thận trong thai kỳ. Nguy cơ giảm chức năng thận sẽ giảm nếu tình trạng tăng huyết áp được kiểm soát.

Tình trạng tăng huyết áp, protein niệu và nhiễm trùng đường tiết niệu thường cùng tồn tại ở những người mang thai mắc bệnh thận mãn tính và rất khó để xác định được các yếu tố này mỗi yếu tố sẽ ảnh hưởng như nào tới kết quả thai kỳ.

Nam giới bị suy thận có con được không?

Các chuyên gia y tế cho biết, bệnh suy thận ở nam giới làm giảm khả năng có con của người bệnh, nguy cơ vô sinh cao. Tình trạng tổn thương của thận kéo theo sự suy giảm của hormone androgen sản xuất bởi tuyến thượng thận. Điều này khiến người bệnh bị suy nhược cơ thể, thường xuyên cảm thấy mệt mỏi, đau thắt lưng, suy giảm ham muốn tình dục. 

Bên cạnh đó, thận còn ảnh hưởng đến quá trình lưu thông máu đến dương vật. Nếu lượng máu dẫn đến dương vật quá ít có thể khiến “cậu nhỏ” bị rối loạn cương dương, hậu quả là xuất tinh sớm hoặc không xuất tinh. Tình trạng này kéo dài dẫn đến chất lượng tinh trùng bị suy giảm, ảnh hưởng khả năng sinh sản của người bệnh. 

Tuy nhiên, trường hợp bị suy thận nếu được phát hiện và điều trị sớm thì bệnh nhân nam vẫn có cơ hội sinh con tự nhiên. Để đánh giá khả năng sinh con chính xác nhất, người bệnh cần tiến hành xét nghiệm tinh dịch, nội tiết tố nam và kiểm tra chức năng thận. Từ kết quả xét nghiệm, bác sĩ sẽ có phương án điều trị phù hợp, giúp nâng cao chất lượng tinh trùng, tăng khả năng thụ thai cho người bệnh.

LIÊN HỆ ĐIỀU TRỊ BỆNH SUY THẬN AN TOÀN VÀ HIỆU QUẢ TẠI ĐÂY

Bệnh suy thận có di truyền không?

Ngoài vấn đề lo lắng suy thận có con được không thì bệnh có di truyền từ bố, mẹ sang con không cũng được rất nhiều người quan tâm đến.  Cho đến nay vẫn chưa có nghiên cứu nào chứng minh bệnh suy thận có tính di truyền từ cha mẹ sang con cái. Tuy nhiên, chúng ta vẫn không nên chủ quan vì một số nguyên nhân gây ra bệnh suy thận có liên quan đến yếu tố di truyền. Cụ thể như:

-  Thai phụ bị suy thận do bệnh đái tháo đường, huyết áp tăng cao khi sinh con ra cũng có nguy cơ bị tiểu đường, tăng huyết áp. Trong tương lai, đứa trẻ sinh ra từ người mẹ bị suy thận cũng có khả năng bị suy thận.

- Mẹ bị bệnh thận đa nang: tình trạng này thường xuất hiện muộn, xu hướng phát triển thành u nang và có yếu tố di truyền.

- Bệnh xơ cứng củ: Đây là tình trạng thận bị rối loạn, có tác động tiêu cực đến nhiều cơ quan, hệ thống của cơ thể.

- Hội chứng Alport: người mắc hội chứng này có nguy cơ bị viêm thận bẩm sinh, dẫn đến suy thận mạn tính.

- Hội chứng Von-Hippel Lindau: Người mắc hội chứng này bị bệnh ung thư di truyền, một số cơ quan như thận,  tuyến thượng thận, tuyến tụy, cột sống, tai trong, mắt, tiểu não có nguy cơ xuất hiện khối u.

Vì vậy, bệnh nhân bị suy thận vẫn cần lưu ý đến các yếu tố di truyền bệnh sang con. Trước khi có ý định mang thai, ngoài việc tầm soát bệnh suy thận, bệnh nhân còn phải kiểm tra sức khỏe, sàng lọc yếu tố di truyền để phòng tránh nguy cơ trẻ sinh ra mắc các bệnh bẩm sinh.

Sàng lọc trước sinh rất quan trọng đối với thai phụ bị suy thận

Bệnh nhân suy thận cần làm gì để tăng khả năng có con?

Ngoài tuân thủ phương pháp điều trị của bác sĩ, thì việc duy trì lối sống lành mạnh còn giúp cho người bị suy thận tăng cơ hội sinh con như:

Chế độ dinh dưỡng

Chuyên gia dinh dưỡng khuyến cáo, người mắc bệnh thận cần cung cấp đủ chất dinh dưỡng cho cơ thể để tăng sức đề kháng chống lại bệnh tật. Các loại trái cây, rau xanh tươi, giàu vitamin và khoáng chất được khuyến nghị nên ăn.

Bên cạnh đó, người bệnh cũng cần lưu ý tránh các loại thực phẩm gây hại cho thận như: nội tạng động vật, đồ ăn nhiều dầu mỡ, chế biến sẵn, thức ăn mặn, nhiều photphat, laki. Các loại đồ uống có cồn như rượu, bia, chất kích thích,...cũng làm suy giảm chức năng của thận.

Chế độ sinh hoạt lành mạnh

Nhằm tăng cường sức khỏe và chức năng của thận, bệnh nhân cần thực hiện chế độ sinh hoạt đúng giờ, ngủ sớm, dậy sớm. Thức khuya và hút thuốc lá có thể gây hại cho thận, làm rối loạn chức năng sinh lý. 

Ngoài ra, luyện tập thể dục thể thao thường xuyên với cường độ vừa phải, vừa sức sẽ giúp tăng cường sức khỏe, cải thiện sinh lý, góp phần tăng khả năng thụ thai cho người bệnh. Một số bài tập mà bệnh nhân suy thận nên lựa chọn như đi bộ, đạp xe,...và tránh các bài tập vận động mạnh như tập tạ, chạy bền,...

Giữ tâm lý ở trạng thái tốt nhất

Tâm trạng có ảnh hưởng rất lớn đến khả năng thụ thai của các cặp vợ chồng, đặc biệt là người bị suy thận. Vì vậy, để tăng khả năng thụ thai, người bệnh hãy luôn suy nghĩ theo hướng tích cực, tránh căng thẳng, áp lực trong cuộc sống.

Tốt nhất, tất cả phụ nữ mắc bệnh thận cần phải biết được những rủi ro đối với chức năng của thận của người mẹ và sự ảnh hưởng tới thai nhi khi họ mang thai để có biện pháp chăm sóc tốt nhất cho thai kì mạnh khỏe, an toàn.

SUY THẬN ĐỘ 4 XUỐNG ĐỘ 2 TRONG 1 THÁNG VỚI ĐÔNG Y TRỊNH GIA
 
 
KẾT QUẢ XÉT NGHIỆM NHỮNG LẦN TRƯỚC KHI ĐIỀU TRỊ
 
Sau 1 tháng điều trị bệnh suy thận bằng phác đồ của ĐÔNG Y TRỊNH GIA chúng tôi
Các kết quả cho thấy rất khả quan, vượt cả mức kỳ vọng mà tôi đề ra mục tiêu cho anh. Được tôi ghi thẳng vào phiếu xét nghiệm để làm mốc quan trọng.
Chỉ số creatinin đã GIẢM từ 2.79 (tương đương 279) xuống còn 108.19 (với nam giới  từ 55-120 là ngưỡng an toàn). Như vậy với chỉ số creatinin này thì anh đã khỏi hoàn toàn rồi. Điều trị thêm để về khoảng 80-90 nữa thì sẽ tuyệt vời hơn.
 
Chỉ số eGFR (lọc cầu thận) từ 24.57 đã TĂNG lên 66 (với nam giới chỉ số eGFR trên 90 là an toàn) tương đương với gia đoạn 2.
 
Như vậy, sau 1 tháng điều trị bằng phác đồ của ĐÔNG Y TRỊNH GIA chúng tôi với chỉ số kết quả xét nghiệm cho thấy bệnh suy thận giai đoạn 4 của anh tiến triển rất nhanh xuống giai đoạn 2.
 
 
Lưu ý: ĐÔNG Y TRỊNH GIA CHÚNG TÔI CHỈ CÓ 2 NƠI:
 
1. ĐƯỜNG ĐỒNG TÂM, THÔN ĐỒNG MÁT, PHƯỜNG TÂN AN, THỊ XÃ QUẢNG YÊN, TỈNH QUẢNG NINH ĐT: 0378 041 262 (Lang y Bùi Thị Hạnh) là chính
 
2. Số nhà 10/1/2A đường 26, phường Linh Đông, Thủ Đức, Hồ Chí Minh, ĐT: 0913 82 60 68

 

Bình luận (0)

Gửi bình luận của bạn

Captcha