Hội chứng ám ảnh cưỡng chế khiến bệnh nhân lặp lại liên tục một hành động mà không nhận được bất kỳ cảm giác vui thích nào khi thực hiện chúng.
Ngày đăng: 30-03-2019
2,629 lượt xem
Nếu nói về mức độ nguy hiểm, rối loạn ám ảnh cưỡng chế (OCD) thường không trực tiếp gây ra tử vong, hoặc làm giảm chức năng vận động của cơ thể.
Tuy nhiên, OCD thường ảnh hưởng đến chất lượng cuộc sống của người bệnh và người thân. Các rối loạn này dễ gây ra xung đột giữa người bệnh và người khác vì các thói quen cưỡng chế không thể giải thích được.
Rối loạn ám ảnh cưỡng chế đôi khi khiến cho người bệnh khó hòa nhập với cuộc sống xung quanh hơn, một số người tỏ ra mặc cảm với căn bệnh của mình và dễ mắc phải những căn bệnh tâm lý khác như trầm cảm, rối loạn lo âu,...
Bệnh nhân lặp lại liên tục một hành động khi mắc hội chứng rối loạn ám ảnh cưỡng chế
Gen và tiền sử gia đình
Tiền sử gia đình là yếu tố lớn nhất giúp dự đoán khả năng một người có nguy cơ mắc rối loạn ám ảnh cưỡng chế. Các nghiên cứu trên các gia đình và những cặp song sinh cho thấy có mối liên hệ chặt chẽ giữa khả năng mắc bệnh và yếu tố di truyền. Anh em song sinh khi có một người mắc bệnh thì người còn lại có khả năng mắc bệnh rất cao, vào khoảng 80-87%.
Cấu tạo và các chất hóa học trong não bộ
Các chất hóa học ở não từ lâu đã là một khía cạnh mà các nhà nghiên cứu quan tâm đến nhằm xác định nguyên nhân gây rối loạn ám ảnh cưỡng chế.
Ngoài ra, những xét nghiệm hình ảnh về não bộ cho phép các nhà nghiên cứu xác định được có ba vùng hoặc cấu trúc ở não của người bị rối loạn ám ảnh cưỡng chế hoạt động nhiều hơn.
Nghiên cứu về rối loạn ám ảnh cưỡng chế gần đây nhất cho rằng một yếu tố hóa học ở não khác có thể giải thích cho tình trạng bệnh. Các nhà nghiên cứu đã theo dõi trên chuột một protein là SPRED2. Nó có mặt ở tất cả các tế bào trong cơ thể và đặc biệt có nhiều ở não. Khi protein bị loại bỏ khỏi cơ thể chuột, nó làm chuột có những hành động bắt buộc chải lông và hành động đó diễn ra một cách quá mức.
Vẫn chưa xác định nguyên nhân cụ thể gây rối loạn ám ảnh cưỡng chế
Rối loạn ám ảnh cưỡng chế và những sang chấn tâm lý
Các nghiên cứu trên người bị rối loạn ám ảnh cưỡng chế và rối loạn stress sau chấn thương thấy rằng những cưỡng chế của bệnh để làm giảm nỗi buồn gây ra do những ký ức về cú sốc đó.
Khi bệnh nhân được điều trị và khi những hành động cưỡng chế đó được giảm đi thì triệu chứng của rối loạn stress sau chấn thương lại nặng thêm. Nghiên cứu này gợi ý những sang chấn tâm lý có thể chắc chắn đóng một vai trò lớn trong việc hình thành bệnh rối loạn ám ảnh cưỡng chế.
Stress và việc khởi phát rối loạn ám ảnh cưỡng chế
Stress cũng có khả năng góp phần gây nên bệnh mặc dù việc nó có phải là nguyên nhân chính xác hay không thì vẫn chưa thể trả lời chắc chắn được. Có bằng chứng rằng khởi phát bệnh thường trong khoảng thời gian cuộc sống của con người bị stress cao độ nhất.
Điều này có nghĩa stress gây ra rối loạn ám ảnh cưỡng chế nhưng nó có thể khởi phát bệnh ở những người có khả năng mắc bệnh hoặc nó làm các triệu chứng bệnh nặng hơn. Lời giải thích cho việc này có thể là do trong khoảng thời gian bị stress, người đó dễ bị ảnh hưởng với những nỗi sợ vô hình, sự lo lắng và những ý nghĩ ám ảnh.
Tóm lại, nguyên nhân gây ra rối loạn ám ảnh cưỡng chế vẫn chưa được hiểu một cách rõ ràng nhưng các nhà nghiên cứu đã và đang dần hình thành được một bức tranh khá rõ nét về những gì diễn ra trong não của người mắc rối loạn ám ảnh cuoxng chế.
Họ cũng xác định được những yếu tố nguy cơ có liên quan chặt chẽ đến rối loạn ám ảnh cưỡng chế, đó là tiền sử gia đình và sang chấn tâm lý. Bất kể nguyên nhân gây bệnh là gì, hậu quả của việc mắc bệnh rất nghiêm trọng.
Liệu pháp tâm lý là một phần quan trọng trong việc điều trị rối loạn ám ảnh cưỡng chế dù là kết hợp cùng với điều trị thuốc hay chỉ áp dụng đơn độc. Thực tế, liệu pháp tâm lý được ghi nhận là cho kết quả tốt hơn thuốc chống loạn thần. Đây như một chiến lược tăng cường cho bệnh nhân rối loạn ám ảnh cưỡng chế.
TƯ VẤN ĐIỀU TRỊ BỆNH TÂM THẦN, HOANG TƯỞNG
0378 041 262
(Lang y Bùi Thị Hạnh: Khu Đồng Mát, Phường Tân An, Thị Xã Quảng Yên, Tỉnh Quảng Ninh)
0913 82 60 68
(10/1/2A đường số 26, Khu phố 7, Phường Linh Đông, Quận Thủ Đức, tp. HCM)
Gửi bình luận của bạn