Hiện nay, các nhà khoa học và bác sĩ chuyên khoa tâm thần vẫn chưa tìm ra nguyên nhân hay yếu tố nào gây khởi phát hoang tưởng bị hại.
Ngày đăng: 19-03-2019
1,335 lượt xem
Một số yếu tố nguy cơ sau có thể đóng vai trò trong quá trình hình thành và diễn tiến của bệnh hoang tưởng bị hại
- Cấu trúc não: Các nghiên cứu chỉ ra rằng một số rối loạn chức năng trong hạch hạch nhân, đường dẫn truyền hạch nền, thùy đỉnh. Các chấn thương não, giảm lượng chất xám ở thùy trán và thùy thái dương cũng góp phần làm tăng nguy cơ mắc hoang tưởng.
- Đột biến gen: Một số đột biến của gen DRD- gen chịu trách nhiệm điều hòa các thụ thể receptor, và TH-gen điều hòa sản xuất tổng hợp Dopamine. Khi có sự đột biến 2 gen này làm rối loạn nồng độ Dopamine, cũng khiến hoang tưởng bị hại diễn ra, thường dạng này được gọi là loạn thần Dopamine.
- Tăng hoạt bán cầu: Một số bệnh lý thoái hóa thần kinh cũng có thể gây ra biến chứng hoang tưởng bị hại. Trong đó, các khảo sát lâm sàng nhận thấy thường xuyên có sự tăng hoạt não trái ở các trường hợp này. Tuy nhiên, nguyên nhân của cơ chế này vẫn còn đang được tìm hiểu.
- Giới tính: Nữ thường bị nhiều hơn nam.
- Tiền sử mắc các rối loạn tâm thần: Các rối loạn lưỡng cực, Tâm thần phân liệt, Trầm cảm, Loạn thần… cũng làm tăng nguy cơ mắc Hoang tưởng bị hại.
- Tiền sử nghiện rượu, chất kích thích, lạm dụng thuốc: Nghiện rượu mạn tính có thể gây ra các loạn thần do rượu, thuốc gây nghiện, ma túy, heroin cũng gây ảnh hưởng lên các chức năng và cấu trúc của não bộ.
Ngoài ra, một số nguyên nhân khác như nồng độ chất dẫn truyền thần kinh, nồng độ các thụ thể cũng có ảnh hưởng đến cơ chế hình thành và diễn tiến của bệnh.
Hoang tưởng bị hại khiến người bệnh luôn sống trong sợ hãi
2. Chẩn đoán bệnh hoang tưởng bị hại
Trước khi đi đến kết luận một người có mắc bệnh hoang tưởng bị hại hay không, bác sĩ cần dựa trên những triệu chứng của bệnh nhân để có thể đưa ra đánh giá sợ bộ.
Các thường dựa trên 2 tiêu chuẩn chính để chẩn đoán hoang tưởng bị hại là:
- Người bệnh tin rằng mình đang bị bị hại, hoặc có mối nguy hại luôn rình rập mình.
- Người bệnh tin rằng có người đang có ý định hoặc đang lên kế hoạch gây hại, giết hại mình.
- Có người theo dõi họ: bởi chính phủ, hàng xóm, người thân trong gia đình.Hình thức theo dõi có thể là đi theo, theo dõi qua camera, điện thoại.
- Có người chơi khăm họ, nói xấu sau lưng họ
- Có người muốn đầu độc họ.
Hoang tưởng bị hại khiến người bệnh dễ có suy nghĩ sát hại người khác
3. Cách điều trị bệnh hoang tưởng bị hại
Thuốc chống loạn thần
Đây là thuốc đầu tay trong điều trị hoang tưởng và các dạng của nó. Đối với các thế hệ cũ, do các tác dụng phụ có thể gây ra các triệu chứng ngoại tháp, người bệnh thường được chỉ định thêm các thuốc khác hỗ trợ để làm giảm tình trạng này.
Đối với các thế hệ mới, các tác dụng phụ có phần nhẹ nhàng hơn. Thuốc chống loạn thần thường cho kết quả điều trị sau 1- 6 tháng. Sau khi các triệu chứng cải thiện, người bệnh sẽ được qua giai đoạn theo dõi. Khi đó, người bệnh vẫn phải tiếp tục sử dụng thuốc để duy trì tình trạng ổn định cho đến khi bác sĩ đánh giá tình trạng ổn định hoàn toàn có thể ngưng thuốc.
Liệu pháp này sẽ hỗ trợ hóa trị liệu làm tăng hiệu quả điều trị. Thông qua liệu pháp người bệnh sẽ giúp người bệnh các phản ứng phù hợp khi họ gặp phải tình trạng sợ hãi khi nghĩ rằng có ai đó đang cố hại mình.
Trị liệu nguyên nhân, bệnh lý nền
Nếu tình trạng bệnh hoang tưởng bị hại là kết quả do các bệnh lý nguyên phát như loạn thần do rượu, lạm dụng chất gây nghiện, bệnh não do rối loạn chuyển hóa, thoái hóa thần kinh… Điều trị nguyên nhân sẽ được ưu tiên trong can thiệp điều, khi bệnh lý nền thuyên giảm các triệu chứng hoang tưởng sẽ từ đó giảm theo.
TƯ VẤN ĐIỀU TRỊ BỆNH TÂM THẦN, HOANG TƯỞNG
0378 041 262
(Lang y Bùi Thị Hạnh: Khu Đồng Mát, Phường Tân An, Thị Xã Quảng Yên, Tỉnh Quảng Ninh)
0913 82 60 68
(10/1/2A đường số 26, Khu phố 7, Phường Linh Đông, Quận Thủ Đức, tp. HCM)
Gửi bình luận của bạn