Chúng ta thường thấy người bệnh tâm thần rất hay tích trữ các đồ vật mặc dù chúng không còn sử dụng được
Ngày đăng: 21-04-2019
1,852 lượt xem
Rối loạn tích trữ là căn bệnh xảy ra khi một ai đó cần có một số lượng lớn các đồ vật để dự trữ chúng ở nơi lộn xộn. Kết quả là có một số lượng lớn các đồ vật linh tinh được cất giữ không thể kiểm soát.
Đôi khi, vì “hối tiếc”, họ thu nhập mọi thứ kể cả cặp nhựa, khăn ăn đã dùng trong nhà hàng và luôn cố gắng giữ chúng, kể cả khi chúng không còn sử dụng được. Không chỉ là những vật cũ, một vài người còn tích trữ cả các con vật.
Điều này dẫn đến tình trạng nơi sống của họ trở nên bừa bộn vì có quá nhiều vật dụng, không gian sống bị thu hẹp, tình trạng mất vệ sinh, ảnh hưởng rất nhiều đến sức khỏe, dễ gây ra nhiều loại bệnh tật. Theo các nhà khoa học, hội chứng này xuất hiện ở bất kỳ lứa tuổi nào, đặc biệt khi người ta về già và mắc chứng bệnh về tâm thần.
Bệnh nhân tâm thần thường có sở thích tích trữ rất nhiều đồ vật
Một số chuyên gia cho rằng, đó là kết quả của một loại bệnh khác như sợ di chuyển, kiểu cách và thờ ơ với những vật dụng mà họ đã dùng. Rất nhiều chuyên gia khác lại nói rằng, người có chứng trầm cảm nghiêm trọng, rối loạn lo âu hay rối loạn ám ảnh cưỡng chế không thể phân loại và xử lý các vật dụng xung quanh họ.
Ngoài ra, nhiều người tin rằng, một số người sinh ra trong gia đình có lịch sử rối loạn trí nhớ cũng có nguy cơ mắc bệnh. Tuy nhiên, bạn cần phải phân biệt giữa tích trữ và sưu tầm. Người sưu tầm coi nó như một vinh hạnh và không làm giảm chất lượng cuộc sống. Trong khi đó, người tích trữ thu nhập mọi thứ họ thấy và thường có cuộc sống không lành mạnh.
Bất kỳ ai nhìn vào căn phòng với nhiều đồ vật được tích trữ sẽ cảm thấy việc di chuyển trong phòng hay dọn dẹp trở nên rất vô ích. Nó không chỉ ảnh hưởng đến thẩm mỹ mà còn đem đến cho người bệnh những ảnh hưởng tiêu cực trong khi làm việc, điều kiện vệ sinh và các mối quan hệ cá nhân khác.
Điều này còn là nguyên nhân khiến người bệnh thường có ít bạn bè, luôn cảm thấy bị cô lập và cô đơn. Ngoài ra, dự trữ quá nhiều đồ cũ hay mới ở một khu vực chật chội có nguy cơ gây nguy hiểm cho họ và những người xung quanh.
Có rất nhiều mối nguy hiểm đến từ việc tích trữ đồ
Các chuyên gia cho rằng chứng rối loạn tích trữ không phải là một căn bệnh dễ dàng chữa trị, cả khi người bệnh muốn hay không. Tuy nhiên, theo các nhà khoa học, hội chứng này có thể chữa trị.
Chữa trị là việc điều chỉnh hành vi có nhận thức. Các chuyên gia sẽ giúp người bệnh hiểu tại sao họ gặp khó khăn trong việc vứt bỏ các thứ vô dụng và làm sao đống bừa bộn hình thành.
Kết hợp với việc lau dọn và các kế hoạch cụ thể, bệnh nhân sẽ dần cảm thấy ổn hơn. Người bệnh cần trực tiếp dọn dẹp các vật không cần thiết tại nhà nhờ sự khuyến khích và giúp họ từ các chuyên gia.
Ngoài ra, nếu bệnh nhân bị rối loạn tích trữ đồ đạc do bệnh tâm thần thì nên điều trị dứt điểm bệnh tâm thần để trả lại cho người bệnh một cuộc sống bình thường, từ đó sở thích tích trữ đồ cũng biến mất.
TƯ VẤN ĐIỀU TRỊ BỆNH TÂM THẦN, HOANG TƯỞNG
0378 041 262
(Lang y Bùi Thị Hạnh: Khu Đồng Mát, Phường Tân An, Thị Xã Quảng Yên, Tỉnh Quảng Ninh)
0913 82 60 68
(10/1/2A đường số 26, Khu phố 7, Phường Linh Đông, Quận Thủ Đức, tp. HCM)
Gửi bình luận của bạn