7 tiêu chí thường dùng để chuẩn đoán triệu chứng tâm thần

Để chẩn đoán chính xác bệnh tâm thần, chúng ta có thể dựa vào một số tiêu chí đơn giản, có thể quan sát được mỗi ngày.

Ngày đăng: 30-09-2018

1,209 lượt xem

1. Nhờ bạn bè và gia đình giúp đỡ

Có những điều mà bản thân mình rất khó nhận ra, chẳng hạn như sự hoang tưởng. Do đó bạn cần nhờ người thân và bạn bè xác định xem mình có đang biểu hiện những triệu chứng này hay không

2. Viết nhật ký

Bắt đầu viết khi bạn cho rằng mình đang bị ảo giác hay có các triệu chứng khác. Theo dõi những gì xảy ra ngay trước đó và trong khi bạn gặp tình trạng này. Như vậy bạn sẽ đánh giá được các triệu chứng này xảy ra thường xuyên thế nào, đồng thời đó cũng là dữ liệu cung cấp thêm cho chuyên gia khi chẩn đoán bệnh tâm thần.

3. Chú ý đến hành vi bất thường

Đặc biệt ở trẻ vị thành niên, bệnh tâm thần có thể tiến triển chậm chạp trong thời gian từ 6-9 tháng. Nếu bạn thấy mình đang có cách ứng xử khác thường và không hiểu lý do vì sao thì nên nói chuyện với bác sĩ tâm thần.

Hành vi bất thường là biểu hiện dễ nhận biết ở bệnh nhân tâm thần

Không “phớt lờ” những hành vi này như là chẳng có gì xảy ra, đặc biệt nếu chúng rất khác thường với bạn hoặc đang làm bạn căng thẳng hay loạn chức năng. Có thể đó không phải là bệnh tâm thần nhưng bạn cần phải xem xét

4. Khám sàng lọc

Kiểm tra trực tuyến không thể cho bạn biết mình có bị tâm thần hay không. Chỉ có bác sĩ lâm sàng mới đưa ra được chẩn đoán chính xác sau khi khám, kiểm nghiệm và trao đổi trực tiếp với bạn. Tuy nhiên, một bảng câu hỏi tốt dùng để tầm soát bệnh có thể giúp bạn nhận ra mình đang mắc những triệu chứng nào, và đánh giá xem đó có phải dấu hiệu của bệnh tâm thần hay không.

5. Chú ý xem các triệu chứng đã xuất hiện bao lâu

Các chuyên gia sẽ hỏi bạn tình trạng rối loạn và các triệu chứng đã xảy ra bao lâu. Nếu đúng là bệnh tâm thần thì tình trạng rối loạn phải xảy ra ít nhất 6 tháng.

Thời gian 6 tháng cũng có thể bao gồm các giai đoạn xuất hiện triệu chứng “tiền triệu” hay triệu chứng tàn dư. Trong các giai đoạn này, triệu chứng có khi ít mãnh liệt (tức là “yếu ớt”) hoặc có khi chỉ xuất hiện những “triệu chứng tiêu cực” như ít có cảm xúc hay không muốn đụng tay vào bất cứ việc gì.

6. Loại trừ các căn bệnh có thể là thủ phạm

Rối loạn cảm xúc và rối loạn lưỡng cực (hay chứng trầm cảm) cùng với các đặc điểm rối loạn thần kinh có thể tạo ra những triệu chứng rất giống với bệnh tâm thần.

Các bệnh khác hay những chấn thương thể chất như đột quỵ và khối u cũng gây ra triệu chứng rối loạn thần kinh. Đó là lý do vì sao bạn rất cần một chuyên gia lâm sàng về sức khỏe tâm thần giúp đỡ. Bạn không thể tự mình phân biệt rạch ròi các triệu chứng này.

Cần phân biệt một số bệnh lý có biểu hiện giống bệnh tâm thần

7. Loại trừ nguyên nhân sử dụng chất kích thích

Sử dụng chất kích thích như rượu bia và ma túy có thể gây ra những triệu chứng tương tự như bệnh tâm thần. Khi chẩn đoán bệnh chuyên gia lâm sàng phải đảm bảo rằng chứng rối loạn và triệu chứng bạn đang gặp phải không phải do “ảnh hưởng sinh lý học trực tiếp” của chất kích thích, như ma túy và các loại thuốc phi pháp.

Cho dù hợp pháp nhưng các thuốc kê toa có thể gây ra tác dụng phụ như ảo giác. Đối với bác sĩ lâm sàng họ phải phân biệt được đâu là tác dụng phụ do sử dụng thuốc và đâu là triệu chứng của bệnh tâm thần.

TƯ VẤN ĐIỀU TRỊ BỆNH TÂM THẦN, HOANG TƯỞNG

LIÊN HỆ TƯ VẤN:

0378.041.262

0913.826.068

Bình luận (0)

Gửi bình luận của bạn

Captcha