Con trẻ cần có những hiểu biết sớm về căn bệnh tâm thần để có một sự khởi đầu lành mạnh nhất.
Ngày đăng: 03-10-2018
1,424 lượt xem
Tầm quan trọng của việc trao đổi với trẻ kiến thức về bệnh tâm thần
Đối với nhiều bậc phụ huynh, rất khó để họ mở lời với trẻ nhỏ về trầm cảm, âu lo và triệu chứng bệnh tâm thần. Các chuyên gia tâm lý cũng thừa nhận, nói chuyện với trẻ em về bệnh tâm thần là một việc hết sức khó khăn, vì thế nhiều người trong số chúng ta đã trì hoãn công việc này vô thời hạn, chúng ta thực sự không muốn bày tỏ những mặt tiêu cực của cuộc sống, ảnh hưởng đến sự hồn nhiên của con trẻ.
Tuy nhiên, thay vì giữ trẻ em trong bóng tối, điều cần thiết mà cha mẹ cần làm là học cách nói về sức khỏe tâm thần với trẻ để giúp chúng cảm thấy thoải mái khi bày tỏ những lo lắng của chính mình và chấm dứt sự kỳ thị hoặc e ngại nếu chẳng may con trẻ mắc phải những chứng bệnh tâm lý.
Trẻ em nên hiểu rằng tâm thần khỏe mạnh là khi chúng có một sự cân bằng trong cuộc sống, và sự cân bằng này ở mỗi người có sự biểu hiện khác nhau. Nếu chúng có cơ hội tiếp xúc và tìm hiểu những kiến thức về sức khỏe tâm thần ở độ tuổi còn trẻ, điều đó có thể sẽ giúp chúng tìm thấy sự cân bằng cho riêng mình trong cuộc sống hiện đại có quá nhiều áp lực
Cha mẹ nên chia sẻ với con trẻ kiến thức về bệnh tâm thần
Nên trao đổi với trẻ về bệnh tâm thần bằng cách nào?
Mở đầu bằng 1 câu chuyện
Bạn có thể chia sẻ về một bộ phim, trong đó nhân vật phải trải qua những khó khăn về sức khỏe tâm thần hoặc một người nổi tiếng từng trải qua giai đoạn khó khăn về tâm lý. Trẻ em có khả năng lắng nghe mọi câu chuyện, vì vậy, cha mẹ hãy cố gắng lựa chọn nội dung thật hấp dẫn, cách kể chuyện cuốn hút.
Nếu trẻ nhỏ từng chứng kiến một trường hợp có tình trạng sức khỏe tâm thần không tốt, bạn có thể sử dụng nó để giúp trẻ hiểu biết sâu hơn về vấn đề này. Bạn có thể bắt đầu bằng việc hỏi cảm nhận của trẻ xung quanh sự việc đó, cách này giúp cuộc trò chuyện phát triển theo hướng tích cực.
Trẻ nhỏ có thể cảm thấy rất buồn nếu chúng biết ai đó đang rơi vào trạng thái trầm cảm. Cách để trẻ cuốn vào câu chuyện là cố gắng hướng trẻ đến một nhân vật cụ thể hoặc một câu chuyện mà chúng từng biết hoặc đã chứng kiến.
Khi nỗi buồn trở nên áp đảo mọi thứ cảm xúc khác và diễn ra trong một khoảng thời gian dài, thì đó chính là bệnh trầm cảm. Khi còn nhỏ, kiến thức và sự hiểu biết của trẻ không ngừng phát triển và câu hỏi chính là tiền đề của sự phát triển đó.
Chia sẻ kiến thức về bệnh tâm thần giúp trẻ có hướng xử lý đúng đắn
Không né tránh sự thật
Trong trường hợp tồi tệ nhất, một người thân trong gia đình bạn mắc chứng tâm thần, sự lựa chọn của nhiều bậc cha mẹ là bảo vệ trẻ bằng cách khống chế mọi tin tức mà chúng có thể nghe hay đọc được. Tuy nhiên, các chuyên gia khuyên cha mẹ nên trò chuyện với những đứa trẻ đã đủ lớn để hiểu về cái chết, điều này giúp chứng sợ hãi ở chúng giảm đi đáng kể.
Hãy trung thực với thực tế, đừng cố gắng phủ nhận về bệnh tình của người thân, con trẻ không có tội và chúng cũng không chịu trách nhiệm hay có thể ngăn cản được sự việc.
Nếu bạn chia sẻ với con trẻ về căn bệnh tâm thần, điều đó sẽ mở ra một cái nhìn bớt bi quan về cuộc sống, nếu chẳng may sau này con trẻ cũng phải đối mặt với những bất ổn tâm lý, chúng sẽ biết cách đối mặt và giải quyết theo hướng tích cực.
TƯ VẤN ĐIỀU TRỊ BỆNH TÂM THẦN, HOANG TƯỞNG
LIÊN HỆ TƯ VẤN:
0378.041.262
0913.826.068
Gửi bình luận của bạn