Trong Đông y không có tên bệnh tâm thần phân liệt, nhưng theo triệu chứng lâm sàng thì bệnh này thuộc phạm vi chứng điên cuồng. Nó phát sinh do sự mất cân bằng âm dương và rối loạn chức năng tạng phủ.
Ngày đăng: 15-04-2018
2,047 lượt xem
Các bệnh của tâm thần trong y học cổ truyền mô tả trong phạm vi của chứng điên cuồng. Điên là trạng thái trầm tĩnh đần độn tương ứng với thể trầm cảm của bệnh, cuồng là trạng thái kích thích đập phá, đánh người tương ứng với thể hưng phấn của bệnh.
Nguyên nhân gây ra bệnh: do tinh thần bị kích động, lo nghĩ giận dữ quá độ gây ra các rối loạn hoạt động của các tạng tâm, can, tỳ, phát sinh ra đàm, nếu đàm khí uất kết sinh chứng trầm cảm (điên) nếu đàm khí hóa hỏa thì sinh chứng hưng phấn (cuồng),
Tâm thần phân liệt được mô tả là chứng điên cuồng trong Đông y
Có thể chữa bệnh tâm thần phân liệt bằng Đông y hay không?
Trước đây người ta thường cho rằng tâm thần phân liệt là bệnh không chữa được, nhanh chóng dẫn đến sa sút tâm thần. Ngày nay các nhà khoa học khẳng định tâm thần phân liệt là bệnh có thể chữa được. Qua các nghiên cứu trên thế giới cho thấy bệnh có tỷ lệ khỏi bệnh cao nếu được điều trị kịp thời, thuốc phù hợp.
Thuốc là nền tảng của điều trị tâm thần phân liệt và thuốc chống loạn thần là những thuốc thông dụng nhất giúp kiểm soát các triệu chứng bằng cách điều hòa chất dẫn truyền thần kinh.
Bác sĩ Đông y có thể phối hợp nhiều thuốc với liều lượng khác nhau tùy theo thời gian để đạt được kết quả mong muốn. Sẽ mất nhiều tuần để nhận thấy sự cải thiện, nhưng thuốc Đông y với đặc tính lành, không độc sẽ giúp người bệnh cảm thấy khá hơn.
Chữa bệnh tâm thần phân liệt bằng thuốc Đông y không chỉ mang lại hiệu quả cao mà còn giúp cho cơ thể người bệnh không gặp phải những tác dụng phụ không mong muốn. Một số bài thuốc được áp dụng để chữa bệnh tâm thần phân liệt phổ biến nhất hiện nay bao gồm:
Thể đàm thấp kết tụ: Biểu hiện chủ yếu là tư duy phân tán, tình cảm lạnh nhạt, hành vi chậm chạp, thích cô độc, có ảo giác, vùng thượng vị đầy tức, miệng nhớt dính, rêu lưỡi dày
Sài hồ, bạch truật mỗi thứ 12 g, hương phụ, thạch xương bồ, chỉ thực mỗi thứ 15 g; uất kim, phục linh mỗi thứ 30 g; đởm nam tinh, khương trúc nhự, khương bán hạ, bạch phàn mỗi thứ 10 g, trần bì 6 g. Sắc uống ngày 1 thang.
Thể đàm hỏa nhiễu thần minh: Triệu chứng chủ yếu là bứt rứt không yên, nói hét lung tung, mắt tai đỏ, tinh thần kích động, ít ngủ hoặc thức trắng đêm, thích ăn đồ lạnh, đại tiện táo, lưỡi đỏ, rêu lưỡi vàng.
Hoàng liên 5 g, sinh đại hoàng 8 g (cho sau), mang tiêu 15 g (hòa uống), toàn qua lâu, từ thạch, trân châu, phục thần mỗi thứ 30 g; đởm nam tinh, khương bán hạ, chỉ thực mỗi thứ 10 g; trần bì, trúc nhự 6 g, thiên trúc hoàng 12 g, thạch xương bồ 30 g, viễn chí 12 g. Sắc uống ngày 1 thang.
Thể khí trệ huyết ứ: Triệu chứng chủ yếu là bứt rứt không yên, nói năng bậy bạ, hành vi vô ý thức, ảo giác nghe nhìn, sắc mặt tối sạm, nữ giới mất kinh hoặc kinh có huyết cục, chất lưỡi tím hoặc có điểm ứ huyết.
Đương quy, tang bạch bì, tử tô mỗi thứ 12 g, xích thược, hồng hoa, sài hồ, hương phụ, trần bì, xuyên khung mỗi thứ 10 g, đào nhân 20 g, uất kim 30 g, bồ hoàng, đan sâm mỗi thứ 15 g; nếu lạnh thì thêm phụ tử 6 g, can khương 3 g.
Các phương thuôc Đông y rất lành tính đối với người bệnh
Thể âm hư hỏa vượng: Triệu chứng chủ yếu là hưng phấn, hiếu động, nghe nhìn có ảo giác, hát ca cười nói huyên thuyên, đánh người, phá của, ăn nhiều, dục tính mạnh, người gầy, miệng khô khát, lưỡi đỏ ít rêu.
Sinh địa, huyền sâm mỗi thứ 15 g, mạch môn đông, địa cốt bì mỗi thứ 12 g, hoàng liên 5 g, mộc thông 6 g, trúc diệp 10 g, phục thần, táo nhân (sao) mỗi thứ 30 g, sắc uống.
TƯ VẤN ĐIỀU TRỊ BỆNH TÂM THẦN, HOANG TƯỞNG
01678.041.262
0913.826.068
Gửi bình luận của bạn