Cách tập thể dục không gây hại cho người bệnh suy thận

Tập thể dục đúng cách sẽ giúp khí huyết lưu thông, đảm bảo cung cấp đủ oxy và chất dinh dưỡng đến các cơ quan của người bệnh suy thận.

Ngày đăng: 22-08-2024

40 lượt xem

 Tập thể dục tốt cho người bị suy thận như thế nào?

Đối với những bệnh nhân mắc bệnh suy thận, việc luyện tập thể dục thường xuyên và đều đặn giúp kiểm soát huyết áp và bệnh tiểu đường. Đây là hai bệnh lý nền thường hay đi kèm với bệnh thận. Nhiều nghiên cứu chỉ ra rằng khi kiểm soát tốt huyết áp và tiểu đường có thể làm chậm quá trình tiến triển của bệnh suy thận.

Bên cạnh đó việc tập thể dục khiến xương thêm chắc khỏe, phòng được nguy cơ gãy xương. Bởi khi mắc bệnh suy thận sẽ làm rối loạn quá trình chuyển hóa canxi và photpho rất dễ gây bệnh loãng xương. Ngoài ra, các bài tập thể dục tốt cho người bị suy thận còn có nhiều lợi ích khác như:

- Giảm nguy cơ đột quỵ

- Phòng ngừa và cải thiện các cơn đau khớp

- Giảm căng thẳng, mệt mỏi, tạo cho người bệnh suy thận suy nghĩ hạnh phúc hơn.

- Giảm thiểu nguy cơ bị ung thư 

- Giảm lượng mức độ chất béo xấu trong máu

- Có giấc ngủ ngon hơn giúp cơ thể phục hồi và tăng cường sức khỏe

- Duy trì cân nặng vừa phải.

Các bài tập thể dục đúng cách tốt cho bệnh nhân suy thận

Cách tập thể dục không gây hại cho người mắc bệnh suy thận

Để hạn chế nguy cơ tập luyện gây ảnh hưởng xấu đến tình trạng bệnh suy thận, người bệnh suy thận cần lưu ý:

- Nên tham khảo ý kiến bác sĩ trước khi bắt đầu tập luyện.

- Tùy tình trạng sức khỏe hiện tại mà lựa chọn bài tập phù hợp.

- Nên khởi động các bài tập đơn giản trước, thời gian và tần suất tập luyện tăng dần tránh tập luyện nặng ngay từ đầu.

- Không nên tham gia các môn thể thao có cường độ tập luyện nặng, có tính đối kháng.

- Không nên thực hiện các bài tập động tác nặng lên vùng thắt lưng như hoạt động dùng lực để đẩy tạ hay khuân vác nặng, các bài tập này có thể gây áp lực lên vùng cột sống cũng như vùng thận, làm ảnh hưởng xấu đến tình trạng bệnh suy thận.

Bệnh nhân suy thận nên tránh những bài tập thể dục quá sức

- Không nên tập gắng sức, tập luyện quá sức có thể gây tổn thương cơ từ đó gây giải phóng các chất từ cơ ảnh hưởng quá trình hồi phục của bệnh nhân suy thận.

- Không nên tập ngay sau khi ăn no, hoặc khi cơ thể có dấu hiệu bất thường như mệt mỏi, chóng mặt,…

- Bổ sung đủ nước trước, trong và sau khi tập luyện, tránh tập luyện trong môi trường nóng.

- Trong quá trình tập thể dục, nếu xuất hiện các dấu hiệu như khó thở, hồi hộp, rối loạn nhịp tim, đau ngực,… thì cần dừng tập ngay.

Thời điểm tập thể dục tốt nhất đối với bệnh nhân suy thận

Thời gian vận động tập thể dục tốt nhất cho người bệnh suy thận là buổi sáng và chiều, tránh thời điểm lúc thời tiết nóng bức. Việc tập luyện vào buổi sáng sớm giúp cơ thể sản sinh ra các hormon endorphin, có tác dụng cải thiện tâm trạng, giảm căng thẳng và mệt mỏi để người bệnh suy thận bắt đầu một ngày mới với tinh thần sảng khoái và tràn đầy năng lượng.

Việc tập thể dục tốt nhất cho người bệnh suy thận tốt nhất nên được thực hiện ít nhất 1 - 2 giờ sau bữa ăn hoặc trước khi đi ngủ 1 giờ. Hãy đảm bảo cơ thể đang ở trong tình trạng năng lượng tốt. Nếu cảm thấy mệt mỏi hoặc đói bụng, hãy nghỉ ngơi và cân nhắc tập luyện sau khi cơ thể đã phục hồi và được cung cấp đủ năng lượng.

Khi nào người bệnh suy thận nên tạm ngưng tập thể dục?

Các bài tập thể dục tốt cho người bệnh suy thận mang đến rất nhiều lợi ích cho sức khỏe, cải thiện tình hình, chức năng thận đáng kể. Thế nhưng, không phải lúc nào tập thể dục cũng mang đến những lợi ích như mong đợi, thậm chí có thể phản tác dụng và gây nguy hiểm cho sức khỏe, tính mạng của người mắc bệnh suy thận.

Trong một số trường hợp, đặc biệt đối với những người bị bệnh suy thận cần phải ngưng luyện tập khi gặp phải một số triệu chứng sau: đau ngực, hụt hơi, mệt mỏi, chuột rút ở chân, buồn nôn, nhịp tim đập không đều hoặc đập nhanh hơn so với bình thường, choáng váng, chóng mặt,... để tránh những rủi ro không mong muốn xảy ra.

Ngoài ra, người bị suy thận cần tham khảo ý kiến của bác sĩ về việc ngừng tập thể dục trong trường hợp bị sốt, thay đổi lịch chạy thận, thay đổi lịch uống thuốc, có vấn đề về xương khớp hoặc cảm thấy không ổn sau khi tập thể dục để bác sĩ tư vấn và hướng dẫn chế độ tập luyện và vận động thật đúng cách.

LIÊN HỆ ĐIỀU TRỊ BỆNH SUY THẬN AN TOÀN VÀ HIỆU QUẢ TẠI ĐÂY

Gợi ý các bài tập thể dục tốt cho người bệnh suy thận

Massage lòng bàn chân: Theo Đông y có rất nhiều huyệt đạo phân bố ở lòng bàn chân con người, trong đó huyệt dũng tuyền (huyệt vị đầu tiên của kinh thận) nằm ở khu vực này. Massage có thể làm thông kinh thận, thúc đẩy tuần hoàn máu, khi tốc độ tuần hoàn tăng nhanh, chất dinh dưỡng có thể được cung cấp kịp thời cho thận, đạt được mục đích tăng cường sức khỏe cho thận. Hơn nữa, massage lòng bàn chân đúng cách còn có tác dụng bổ thận, cải thiện chất lượng giấc ngủ và giúp cải thiện tình trạng bị suy thận.

Nhón chân: Tập nhón chân đúng cách có thể bảo vệ thận của con người. Quá trình nhón chân rất đơn giản, không cần tốn nhiều thời gian và sức lực. Việc nhón chân đúng cách cũng có thể tăng cường cơ bắp, tăng cường thể lực. Ngoài ra, nó còn thúc đẩy quá trình lưu thông máu ở chi dưới, đẩy nhanh quá trình lưu thông và cung cấp máu kịp thời, tốt cho sức khỏe của người bị suy thận.

Massage eo: Tác động của việc suy giảm chức năng thận là tương đối rõ ràng, nếu muốn chăm sóc tốt cho bệnh nhân suy thận, chúng ta có thể thực hiện thông qua massage vùng eo, massage vùng eo có thể làm giảm cảm giác khó chịu, thúc đẩy quá trình tuần hoàn máu, tăng tốc độ tuần hoàn máu cho người bệnh suy thận.

Bài tập phục hồi chức năng thận nâng chân: Tay vịn vào ghế hoặc lan can, đứng thẳng; nâng một chân về phía trước trong 5 giây, từ từ gấp đầu gối, nâng hướng lên trên trong 5 giây kế tiếp, từ từ hạ chân xuống, rồi đưa chân ra sau. Lặp lại từ 5 đến 10 lần. Sau đó đổi sang chân kia và thực hiện tương tự.

Bài tập thể dục phục hồi chức năng thận nâng chân

Bài tập phục hồi chức năng thận nâng tay: Đứng thẳng với hai bàn chân rộng bằng vai, từ từ nâng hai cánh tay lên trong 5 giây, cánh tay chạm gần tai, từ từ hạ cả hai cánh tay xuống trong 5 giây kế tiếp. Lặp lại từ 5 đến10 lần.

Ngoài ra, người bệnh suy thận có thể  bơi lội, đi bộ, chạy bộ, đạp xe đạp, tập erobic, tập yoga để cải thiện chức năng thận, cải thiện tình trạng huyết áp, góp phần hỗ trợ kích thích các cơ quan hoạt động tốt hơn, tăng cường hệ miễn dịch và ổn định nhịp tim.

Tuy nhiên, để việc điều trị bệnh suy thận mang lại hiệu quả tối đa, bên cạnh chế độ tập luyện hợp lý, người bệnh suy thận cấp hoặc mạn tính cần thực hiện tốt các biện pháp sau đây:

- Tái khám định kỳ và dùng thuốc theo chỉ định của bác sĩ.

- Điều trị tốt các bệnh lý tăng huyết áp, rối loạn lipid máu, đái tháo đường,…

- Kiểm soát cân nặng.

- Hạn chế rượu, bia, thuốc lá.

- Ăn nhiều trái cây, rau xanh và ngũ cốc nguyên hạt.

- Hạn chế ăn thịt đỏ, muối và đường.

ĐIỀU TRỊ SUY THẬN HIỆU QUẢ BẰNG ĐÔNG Y TRỊNH GIA

LH: Miền Bắc: Đường Đồng Tâm, Khu Đồng Mát, Phường Tân An, Thị Xã Quảng Yên, Tỉnh Quảng Ninh
Hotline: 0378 041 262
 

LH: Miền Nam: Số nhà 20, đường số 2, khu đô thị JAMONA Hiệp Bình Phước, Thành phố Thủ Đức, Hồ Chí Minh

Hotline: 0913 82 60 68

Bình luận (0)

Gửi bình luận của bạn

Captcha