Cần phải làm gì khi chẩn đoán mắc bệnh suy thận?

Khi bị chẩn đoán mắc bệnh suy thận, người bệnh cần chủ động tìm hiểu các triệu chứng và dấu hiệu của bệnh suy thận để có phương pháp điều trị hợp lý.

Ngày đăng: 28-07-2024

58 lượt xem

Bệnh suy thận là gì?

Suy thận cấp tính: Tình trạng suy thận cấp tính này được xác định xảy ra do các nhóm nguyên nhân chủ yếu như ảnh hưởng của các bệnh lý tại thận; thiếu máu; tắc nghẽn đường dẫn nước tiểu. Đối tượng thường gặp tình trạng này là những người bị chấn thương mất máu; nhiễm trùng máu; gặp tác dụng phụ do thuốc và biến chứng trong thai kỳ.

Suy thận mãn tính: Bệnh thận và một số rối loạn chức năng tại thận lâu ngày không được điều trị dứt điểm và tiến triển thành dạng suy thận mãn tính. Khi đó, các triệu chứng vẫn giống dạng bệnh cấp tính nhưng chuyển sang giai đoạn nguy hiểm hơn, cần điều trị trong thời gian kéo dài.

Triệu chứng bệnh suy thận ở mỗi người không giống nhau

Mỗi người sẽ có mỗi triệu chứng suy thận khác nhau. Do đó, nếu có các triệu chứng bệnh suy thận sau đây, bạn cần khám bác sĩ sớm để được tư vấn và điều trị kịp thời.

- Người mệt mỏi hơn, ít năng lượng hoặc khó tập trung hơn: Suy giảm nghiêm trọng chức năng thận có thể dẫn đến tích tụ nhiều chất độc và tạp chất trong máu. Điều này có thể khiến người bị suy thận cảm thấy mệt mỏi, suy nhược và khó tập trung.

- Khó ngủ có thể là biểu hiện suy thận: Khi thận không lọc đúng cách, các chất độc sẽ lưu lại trong máu và không thể ra khỏi cơ thể qua nước tiểu, từ đó gây ra tình trạng khó ngủ. Ngoài ra, chứng ngưng thở khi ngủ cũng là nguyên nhân gây nên bệnh suy thận, đặc biệt ở những người bị bệnh suy thận mãn tính.

- Làn da khô và ngứa: Thận khỏe sẽ loại bỏ chất thải và chất lỏng thừa ra khỏi cơ thể, giúp tạo ra các tế bào hồng cầu, giúp xương chắc khỏe và duy trì lượng khoáng chất phù hợp trong máu. Da khô và ngứa có thể là dấu hiệu suy thận, khi thận không còn khả năng giữ cân bằng khoáng chất và chất dinh dưỡng trong máu.

Một số triệu chứng điển hình ở bệnh nhân suy thận

- Đi tiểu thường xuyên hơn: Khi các bộ lọc của thận bị hư nó có thể gây tăng cảm giác muốn đi tiểu. Nếu bạn cảm thấy phải đi tiểu thường xuyên hơn, đặc biệt là vào ban đêm, đây có thể là dấu hiệu của bệnh suy thận.

- Nước tiểu có máu: Thận khỏe mạnh thường giữ các tế bào máu trong cơ thể khi lọc các chất thải từ máu để tạo nước tiểu, nhưng khi các bộ lọc của thận bị hư, các tế bào máu này có thể bắt đầu “rò rỉ” ra nước tiểu. Ngoài triệu chứng suy thận, máu trong nước tiểu có thể là dấu hiệu của sỏi thận, khối u, hoặc nhiễm trùng.

- Nước tiểu có bọt: Có quá nhiều bọt trong nước tiểu cho thấy hàm lượng protein trong nước tiểu cao. Đây là dấu hiệu ban đầu cho thấy bộ lọc của thận đã bị hư, cho phép protein rò rỉ vào nước tiểu, và đây chính là triệu chứng của bệnh suy thận.

- Sưng mắt cá chân và bàn chân: Chức năng thận suy giảm có thể dẫn đến tình trạng giữ natri, gây sưng phù ở bàn chân và mắt cá chân. Sưng ở chi dưới cũng có thể là dấu hiệu khác như bệnh tim, bệnh gan và các vấn đề mãn tính về tĩnh mạch chân.

Một số nguyên nhân gây ra bệnh suy thận

Thận không nhận đủ lượng máu cần thiết: Tình trạng lưu lượng máu đến thận bị hạn chế sẽ khiến cơ quan này không nhận đủ oxy và các dưỡng chất thiết yếu để duy trì hoạt động, theo thời gian, các mô cơ sẽ suy yếu dần, các chức năng vốn có cũng suy giảm theo. Những yếu tố có thể gây cản trở việc nuôi dưỡng thận bao gồm:các bệnh tim mạch, xơ gan, suy gan, mất nước, nhiễm trùng máu, tăng huyết áp, …

Nguyên nhân suy thận do cơ chế bài tiết nước tiểu gặp vấn đề: Quá trình bài tiết nước xảy ra vấn đề, các độc tố sẽ không được đào thải ra ngoài. Thay vào đó, chúng sẽ tích tụ ngay tại thận và gây nên nhiều biến chứng dẫn tới bệnh suy thận.

Ngoài ra, nhiễm độc kim loại nặng, lạm dụng bia rượu, viêm mạch, viêm cầu thận, xơ cứng bì, xuất huyết giảm tiểu cầu, bệnh huyết áp, bệnh đái tháo đường không được kiểm soát tốt, tác dụng phụ của thuốc hóa trị, thuốc ức chế miễn dịch, thuốc kháng sinh, …cũng là nguyên nhân gây nên bệnh suy thận.

Một số nguyên nhân có thể gây ra bệnh suy thân

Suy thận có thể gặp ở đối tượng nào?

- Người mắc bệnh lý tiểu đường nhiều năm.

- Người có các bệnh lý nền tại gan và thận.

- Người có tiền sử huyết áp cao hoặc mắc các bệnh liên quan đến sự lưu thông máu.

Nếu thuộc một trong các đối tượng trên, người bệnh nên chủ động đi khám và điều trị bệnh lý nền từ sớm để tránh biến chứng bệnh suy thận mạn tính.

Suy thận có nguy hiểm không? Có chữa được bệnh suy thận không?

Nhiều người bệnh tỏ ra e ngại và lo lắng khi được chẩn đoán bệnh suy thận. Vậy, suy thận có nguy hiểm không và có chữa được không?

Trước hết, theo nhận định của hầu hết các chuyên gia y tế, suy thận là bệnh lý nguy hiểm, ảnh hưởng rất lớn đến sức khỏe, đời sống, tinh thần của người bệnh. Khi suy giảm chức năng thận, khả năng lọc máu và đào thải độc tố ra khỏi cơ thể bị ảnh hưởng nặng nề.Nếu không kịp thời phát hiện và chủ động điều trị theo phát đồ phù hợp, thận có thể mất hoàn toàn khả năng hoạt động.

Một số đối tượng có nguy cơ cao mắc bệnh suy thận

Suy thận có chữa được không còn phụ thuộc vào các yếu tố như cấp độ suy thận, thể trạng của người bệnh và phương pháp điều trị được bác sĩ chỉ định. Tuy nhiên, suy thận nếu được phát hiện sớm có thể chữa dứt điểm và khôi phục khả năng hoạt động của thận. Ngược lại, nếu thận tiến triển sang giai đoạn mãn tính, bệnh gần như không thể chữa khỏi mà còn gây ra các biến chứng nguy hiểm như:

 - Chân tay phù cấp, gây đau nhức và ảnh hưởng trực tiếp đến cuộc sống sinh hoạt của người bệnh.

- Co giật do hệ thần kinh bị tổn thương nặng nề.

- Đau nhức xương khớp dữ dội, xương suy yếu nên rất dễ bị tổn thương, dễ gãy vỡ ngay khi có tác động nhẹ từ bên ngoài.

- Ảnh hưởng đến đời sống tình dục, gây suy giảm ham muốn ở nam giới.

- Biến chứng tử vong

LIÊN HỆ ĐIỀU TRỊ BỆNH SUY THẬN AN TOÀN VÀ HIỆU QUẢ TẠI ĐÂY

 Bị suy thận cần phải làm gì?

Tuyệt đối tuân thủ đúng chỉ dẫn của bác sĩ trong việc dùng thuốc, đặc biệt là các loại thuốc giảm đau như aspirin, ibuprofen,…Sử dụng các loại thuốc này với liều lượng cao có thể gây độc tố, tạo thêm áp lực đè nặng lên thận. Nếu tình trạng này kéo dài, thận sẽ bị quá tải và dần trở nên suy yếu.

Khi mắc bệnh suy thận nên duy trì lối sống lành mạnh, uống nhiều nước, tập thể dục thường xuyên, cắt giảm lượng muối và kali trong khẩu phần ăn, kiểm soát tốt huyết áp và lượng đường trong máu. Và nếu có bất kỳ lo lắng nào về thận của mình, hãy tham khảo ý kiến bác sĩ để xác định đúng vấn đề và tìm ra cách điều trị phù hợp, hiệu quả nhất.

ĐIỀU TRỊ SUY THẬN HIỆU QUẢ BẰNG ĐÔNG Y TRỊNH GIA

LH: Miền Bắc: Đường Đồng Tâm, Khu Đồng Mát, Phường Tân An, Thị Xã Quảng Yên, Tỉnh Quảng Ninh
Hotline: 0378 041 262
 

LH: Miền Nam: Số nhà 10/1/2A đường 26, Phường Linh Đông, Thủ Đức, Thành Phố Hồ Chí Minh

Hotline: 0913 82 60 68

Bình luận (0)

Gửi bình luận của bạn

Captcha