Vì sao bệnh suy thận lại có thể gây loãng xương và nên phòng tránh tình trạng này như thế nào?
Ngày đăng: 28-07-2024
119 lượt xem
Tại sao suy thận gây loãng xương?
Loãng xương là bệnh lý làm suy giảm sức khỏe của hệ thống xương khớp. Bệnh có thể bắt nguồn từ nhiều nguyên nhân khác nhau, trong đó, suy thận gây loãng xương là tình trạng thường gặp. Vậy tại sao suy thận có thể gây loãng xương?
Thông thường, sức khỏe xương khớp của mỗi người sẽ được đảm bảo nếu lượng máu được truyền đến đầy đủ và người bệnh không gặp phải tổn thương gì ở bộ phận này. Tuy nhiên, khi bị suy thận, chức năng bài tiết độc tố và lọc máu trở nên suy yếu. Điều này sẽ gây thiếu máu đến xương khớp và tạo thành bệnh lý suy thận, dẫn đến loãng xương.
Thiếu hụt canxi và vitamin D cũng là một trong những nguyên nhân dẫn đến tình trạng suy thận gây loãng xương. Thông thường, khi thận khỏe sẽ có chức năng lọc các khoáng chất cần thiết và vitamin D rồi đưa đến tủy xương để đảm bảo sự chắc chắn, dẻo dai cho xương khớp.
Tuy nhiên, khi thận bị suy, chức năng này sẽ giảm đi và khiến cho xương ngày càng yếu. Với những người bị suy thận mạn tính, họ sẽ thường xuyên gặp phải các vấn đề về chuyển hóa chất khoáng vào xương. Điều này nếu diễn ra liên tục có thể khiến mạch máu cũng như xương khớp của người bệnh bị vôi hóa và dẫn đến tình trạng suy thận gây loãng xương.
Suy thận gây loãng xương là tình trang thường gặp
Biểu hiện của loãng xương do suy thận
Suy thận gây loãng xương có thể khiến cho người bệnh thường xuyên cảm thấy đau nhức các cơ xương, hay bị đau lưng và xương cột sống. Bên cạnh đó, họ cũng dễ bị chuột rút mỗi khi ngồi hoặc đứng quá lâu.
Với những người trung niên hoặc cao tuổi, loãng xương do suy thận có thể khiến họ bị cong vẹo cột sống, hay gặp phải cảm giác ớn lạnh và ra nhiều mồ hôi (đặc biệt là mồ hôi ở lòng bàn tay và lòng bàn chân).
Bên cạnh đó, suy thận gây loãng xương còn khiến người bệnh dễ bị thoái hóa khớp, cao huyết áp và đái tháo đường. Ngoài ra, khi bị loãng xương, người bệnh dễ bị rạn xương hoặc gãy xương chỉ với những va chạm nhẹ. Do đó, nếu có các dấu hiệu của bệnh loãng xương, người bệnh cần chú ý tránh ngã hoặc va chạm mạnh để không bị gãy xương.
Bệnh suy thận gây loãng xương như thế nào?
Tăng canxi niệu vô căn
Tăng canxi niệu vô căn có liên quan đến việc bài tiết canxi qua nước tiểu trong 24 giờ vượt quá 4 mg/kg ở phụ nữ hoặc 4,5 mg/kg ở nam giới mà không có nguyên nhân cơ bản. Tăng canxi niệu vô căn khiến mật độ xương thấp và tỷ lệ gãy xương tăng lên vì nồng độ canxi bài tiết cao hơn so với nồng độ canxi hấp thu, dẫn đề mất canxi ròng.
Tình trạng loãng xương liên quan đến tăng canxi niệu vô căn có thể do rối loạn hình thành hoặc tiêu xương nguyên phát hoặc có thể là thứ phát do thận xử lý canxi và natri không triệt để.
Ngoài ra, tăng canxi niệu vô căn được đặc trưng bởi tăng hấp thu canxi ở ruột, tăng tiêu xương và giảm tái hấp thu canxi ở ống thận. Nồng độ 1,25-dihydroxy vitamin D3 trong tuần hoàn cao hơn và tăng biểu hiện của thụ thể vitamin D ở monocytes xảy ra ở phần lớn bệnh nhân tăng canxi niệu và sỏi thận.
Nhiễm toan ống thận
Nhiễm toan ống thận là tình trạng nhiễm toan chuyển hóa do giảm khả năng tái hấp thu lượng bicarbonat đã lọc của ống lượn gần và giảm khả năng acid hóa nước tiểu tối đa tại ống lượn xa.
Khi tải lượng ion hydro lớn hơn lượng acid bình thường hàng ngày, xương sẽ đệm các ion hydro. Điều này có thể dẫn đến một loạt các rối loạn chuyển hóa xương khác nhau, từ nhuyễn xương (với toan hóa ống thận gần) đến loãng xương (toan hóa ống thận xa) và gãy xương.
Quá trình acid hóa mà chức năng thận bị suy giảm có thể dẫn đến sự hoạt hóa tế bào hủy xương qua trung gian nguyên bào xương và huy động bù đắp kiềm và canxi từ xương dẫn đến mất xương.
Suy thận gây loãng xương là tình trạng thường gặp
Bệnh suy thận mãn tính
Bệnh loãng xương là một biến chứng thường gặp của người bệnh mãn tính phát sinh sớm trong quá trình của bệnh và nó có liên quan đến tỷ lệ mắc bệnh và tử vong cao.
Khi chức năng thận suy giảm, dần dần làm mất cân bằng nội môi khoáng chất với sự phá vỡ nồng độ bình thường của canxi và phospho trong huyết thanh. Ngoài ra, những người suy bệnh mãn tính có thể biểu hiện với nhiều rối loạn chuyển hóa xương, bao gồm loạn chuyển hóa xương tuyến thượng thận và loãng xương.
Suy thận gây loãng xương chủ yếu ở giai đoạn đầu của suy thận mãn tính, bị ảnh hưởng bởi các yếu tố nguy cơ như lão hóa, giới tính (phụ nữ sau mãn kinh), lượng canxi và vitamin D kém, mãn kinh sớm, thuốc men và các rối loạn viêm mãn tính. Những yếu tố nguy cơ này làm giảm khối lượng xương và dẫn đến loãng xương.
Suy thận gây loạn dưỡng xương do thận chủ yếu ở giai đoạn cuối của suy thận, nơi cân bằng nội môi của xương và khoáng chất bị suy giảm liên quan đến rối loạn nội tiết tố ảnh hưởng đến chất lượng xương và quá trình khoáng hóa. Cả hai loại rối loạn chuyển hóa xương đều làm tăng nguy cơ gãy xương, do đó góp phần gây ra tỷ lệ mắc và tử vong cao ở người bệnh suy thận.
Cả loãng xương và loạn dưỡng xương do thận trong CKD-MBD đều có thể dẫn đến tăng tính dễ gãy và gãy xương vì cả hai tình trạng này đều liên quan đến chất lượng xương thấp và cấu trúc xương kém.
Tuy nhiên, hai bệnh này đều có nguồn gốc sinh lý bệnh khác nhau. Nguy cơ gãy xương trong bệnh thận mạn tăng cao ở người bệnh cao tuổi, phụ nữ, người bệnh tiểu đường, những người sử dụng glucocorticoid và ở những người thường xuyên lọc máu.
Tình trạng suy thận gây loãng xương dễ gãy thường kèm theo đau lưng dẫn đến tàn tật và tử vong ở những người bệnh này.
LIÊN HỆ ĐIỀU TRỊ BỆNH SUY THẬN AN TOÀN VÀ HIỆU QUẢ TẠI ĐÂY
Cách phòng ngừa tình trạng suy thận gây loãng xương
Để bảo vệ xương chắc khỏe, ngăn ngừa tình trạng suy thận gây loãng xương hay các bệnh xương khớp khác, các bạn cần:
- Giảm lượng phốt pho trong chế độ ăn. Vì lượng phốt pho càng cao thì nồng độ canxi càng giảm, ảnh hưởng nghiêm trọng tới xương khớp.
- Bổ sung vitamin D cho cơ thể. Vì nếu thiếu vitamin D sẽ khiến cơ thể không hấp thụ được canxi, xương dễ bị giòn và yếu. Bạn có thể phơi nắng vào buổi sáng sớm để đón nhận vitamin D từ thiên nhiên.
Bổ sung vitamin D khi suy thận gây loãng xương
- Người bệnh nên thường xuyên tập thể dục sẽ giúp xương khớp chắc khỏe.
- Bệnh suy thận gây loãng xương cần điều trị sớm để tránh làm giảm lượng canxi trong cơ thể, dẫn tới loãng xương.
- Bỏ uống rượu, bia và ngừng hút thuốc lá. Thói quen này sẽ khiến người bệnh có nguy cơ bị loãng xương gấp 10 lần.
- Không ngồi hoặc đứng quá lâu hay chuyển động một cách đột ngột vì nó gây tác động xấu đến xương. Nên chú ý trong việc đi lại để tránh té ngã và va chạm.
ĐIỀU TRỊ SUY THẬN HIỆU QUẢ BẰNG ĐÔNG Y TRỊNH GIA
LH: Miền Nam: Số nhà 10/1/2A đường 26, Phường Linh Đông, Thủ Đức, Thành Phố Hồ Chí Minh
Hotline: 0913 82 60 68
Gửi bình luận của bạn