Suy thận mạn tính gây ra nhiều triệu chứng cho người bệnh, trong đó có phù. Vậy, cơ chế phù trong suy thận mạn là gì?
Ngày đăng: 27-04-2024
237 lượt xem
Cơ chế phù trong suy thận mạn
Khi bị suy thận mạn, mức độ lọc cầu thận sẽ giảm dần theo từng giai đoạn. Lúc này, chất độc và nước dư thừa không thể đào thải ra ngoài cơ thể. Bởi vậy, nước sẽ ứ đọng và tích tụ lại trong các khoang bào, gây ra hiện tượng phù nề.
Tình trạng phù do suy thận mạn thường xuất hiện nhiều vào thời gian chiều tối hoặc về đêm. Bệnh sẽ thuyên giảm vào ban ngày. Những cơ quan như mí mắt, tay, mắt cá chân là các bộ phận thường xảy ra tình trạng phù.
Phù là tình trạng thường gặp ở bệnh nhân suy thận mạn
Cách nhận biết triệu chứng phù trong suy thận mạn
Theo y học hiện đại, phù là tình trạng ứ nước diễn ra ở khoảng giữa các khoang bào trong cơ thể. Các khoang bào là khoảng không gian giữa những tế bào. Bình thường, các khoang này đều rỗng.
Tuy nhiên, vì một số nguyên nhân khiến nước dư thừa không được đào thải ra ngoài cơ thể, gây ứ đọng trong khoảng không gian đó dẫn đến tình trạng tích tụ. Các khoang phân bổ rộng khắp, nên khi nước ứ đọng tại tất cả các bộ phận, toàn bộ cơ thể sẽ bị phù. Vậy cơ chế phù trong suy thận mạn có giống như vậy không?
Khi bị suy thận mạn, mức độ lọc cầu thận (GFR) sẽ giảm dần theo từng giai đoạn. Chỉ số càng thấp, khả năng lọc, đào thải của thận càng kém. Khi đó, hàm lượng chất độc và nước thải không thể đưa ra ngoài cơ thể. Bởi vậy, nước sẽ ứ đọng và tích tụ lại trong các khoang bào, gây ra hiện tượng phù nề.
Tình trạng phù do suy thận mạn thường xuất hiện nhiều vào thời gian chiều tối hoặc về đêm. Bệnh sẽ thuyên giảm vào ban ngày. Những cơ quan như mí mắt, tay, mắt cá chân là các bộ phận thường xảy ra tình trạng phù.
Một số dấu hiệu nhận biết tình trạng phù do suy thận mạn:
- Phù do suy thận mạn sẽ có triệu chứng đau âm ỉ ở vùng thắt lưng.
- Cảm thấy khó chịu, bồn chồn.
-Thường xuyên mất ngủ về đêm do hiện tượng đau nhức do phù kéo đến.
- Cân nặng có sự thay đổi bất thường do hiện tượng tích nước ở các khoang bào.
- Người bệnh chán ăn, buồn nôn, mệt mỏi.
- Xuất hiện triệu chứng đi ngoài lỏng.
Triệu chứng bị phù do suy thận mạn
Khi nào phù nề do bệnh thận?
Dấu hiệu đặc trưng nhất của phù nề do bất thường ở thận là phù đối xứng, nghĩa là phù xuất hiện đồng thời ở cả hai mí mắt hoặc hai tay, hai chân. Ngoài ra, phù nề do thận còn có đặc điểm là khu vực bị phù trắng mềm, lõm khi ấn vào.
Tình trạng phù nề do bệnh suy thận bắt đầu ở mí mắt, sau đó lan đến mặt, tay chân và cuối cùng là phù toàn thân. Phù nhiều vào buổi sáng, đặc biệt là ở mắt và mi mắt. Phù thường xuất hiện ở mắt cá và bàn chân. Bên cạnh phù, ở người bệnh thận còn có thể xuất hiện các bất thường khác như nước tiểu có bọt, tăng cân quá mức, ăn không ngon, mệt mỏi...
Phù nề có thể làm phát sinh các biến chứng như sưng đau ngày càng nghiêm trọng, căng ngứa da, tăng nguy cơ nhiễm trùng ở vùng bị sưng phù, giảm lưu thông máu, khó đi lại, giảm độ đàn hồi của động mạch, tĩnh mạch, khớp và cơ, tăng nguy cơ loét da... Nghiêm trọng hơn, chất lỏng dư thừa trong máu có thể gây khó thở nếu tràn vào phổi; làm tăng huyết áp; tăng nhịp tim gây phù cơ tim...
LIÊN HỆ ĐIỀU TRỊ BỆNH SUY THẬN AN TOÀN VÀ HIỆU QUẢ TẠI ĐÂY
Phần nào của cơ thể thường bị sưng phù ở bệnh nhân suy thận mạn
Bệnh nhân suy thận mạn thường thể hiện triệu chứng sưng phù ở nhiều phần khác nhau của cơ thể. Cụ thể, những phần thường bị sưng phù gồm:
- Mặt: Sự sưng phù ở mặt, đặc biệt là mí mắt và hai bên mắt, là một dấu hiệu thường gặp của bệnh suy thận mãn.
- Chân và các cơ thể khác: Sưng phù ở chân là một dấu hiệu điển hình của bệnh suy thận mãn. Bệnh nhân cũng có thể bị sưng phù ở các cơ thể khác như tay, mặt, cổ và bàng quang.
Những triệu chứng sưng phù nêu trên là một phần trong hình ảnh tổng quan về suy thận mãn. Để biết chính xác về triệu chứng và phần của cơ thể bị sưng phù trong bệnh suy thận mãn, người bệnh nên tham khảo ý kiến và được khám bệnh bởi các chuyên gia y tế.
Tình trạng phù do suy thận mạn có nguy hiểm không?
Dưới đây là một biến chứng nguy hiểm khi tình trạng phù do suy thận mạn không được kiểm soát hiệu quả:
- Tràn dịch màng phổi: Tình trạng phù càng nặng, lượng nước thừa tích tụ trong cơ thể càng nhiều. Khi đó dễ khiến dịch tràn vào màng phổi. Bệnh nhân suy thận mạn sẽ cảm thấy tức ngực, khó thở.
- Tràn dịch ổ bụng: Lượng nước dư thừa mà thận không thể đào thải ra ngoài dễ gây ra hiện tượng khó tiêu, rốn lồi và bụng căng trướng.
- Máu khó đông: Cơ chế phù trong suy thận mạn là làm giảm áp lực keo của máu và hàm lượng protein trong máu, tăng nước trong các mô. Do vậy, máu ở người suy thận mạn rất khó đông kết.
- Gây ra các bệnh tim mạch: Áp suất tĩnh mạch tăng lên khi nước dư thừa đi vào các mô. Tình trạng này gây ra hiện tượng suy tim, đột quỵ,…
- Mức độ lọc cầu thận giảm: Tuần hoàn máu giảm, lượng máu vào thận cũng giảm do khoang bào đã bị nước dư thừa chiếm đóng. Mức độ lọc cầu thận càng giảm thì hiện tượng ứ muối và nước thừa càng diễn ra nặng hơn. Vì vậy mà tình trạng phù càng tiến triển xấu đi.
Kiểm soát tình trạng phù do suy thận mạn như thế nào?
Để cải thiện tình trạng phù do suy thận mạn có rất nhiều cách. Tuy nhiên, do phù là triệu chứng của bệnh suy thận mạn nên các chuyên gia thường đi sâu vào chữa căn nguyên gây ra tình trạng này. Bệnh suy thận mạn được điều trị từ sớm thì tình trạng phù sẽ được cải thiện. Một số phương pháp giúp cải thiện tình trạng phù, hỗ trợ điều trị suy thận mà bạn có thể tham khảo như:
Kiểm soát chế độ ăn uống
Chế độ dinh dưỡng hợp lý là một trong những bước quan trọng để bảo tồn chức năng thận cũng như hạn chế biến chứng nguy hiểm do suy thận mạn gây ra, cụ thể:
- Để cân bằng dịch cơ thể, hạn chế hiện tượng phù nề, bạn hãy ăn nhạt, hạn chế sử dụng muối. Bên cạnh đó, bạn cũng nên tránh những thực phẩm chứa nhiều muối như: Gia vị chế biến sẵn, thực phẩm đóng hộp, đồ ăn sẵn, các loại thịt xông khói, xúc xích,…
- Bổ sung đạm vừa đủ và chất béo lành mạnh: Nên bổ sung protein từ cá, thịt gia cầm, trứng, sữa và đậu. Đồng thời, thêm vào thực đơn nguồn chất béo lành mạnh bao gồm: Cá béo, các loại hạt, olive và quả bơ,...
Kiểm soát chế độ ăn để hạn chế tình trạng phù do bệnh suy thận
- Kiêng các loại carbohydrate tinh chế và tránh thực phẩm gây viêm, dị ứng.
- Tiêu thụ thực phẩm giàu vitamin C sẽ giúp cải thiện tình trạng căng thẳng, stress trong cuộc sống. Hạn chế những trái cây có nồng độ fructose cao như chuối và cam vì chúng khiến thận bị tổn thương.
- Bổ sung vitamin nhóm B: Các vitamin nhóm B, đặc biệt là vitamin B5 và B6 giúp cung cấp dưỡng chất cần thiết cho thận làm việc hiệu quả.
- Không sử dụng rượu, bia, thuốc lá, chất kích thích,…
Thay đổi chế độ sinh hoạt
Để kiểm soát suy thận, hạn chế tình trạng phù nề, cần tránh tập luyện nặng cũng như làm việc căng thẳng. Chuyên gia khuyên người bệnh chỉ nên lao động nhẹ, tập luyện các bài tập có cường độ vận động thấp. Việc tập luyện sẽ giúp giảm đau nhức xương khớp do phù nề.
Gửi bình luận của bạn