Người bệnh suy thận có nên uống nhiều nước không?

Khi chức năng thận suy yếu, khả năng lọc thải sẽ kém đi rất nhiều. Khi ấy, thận sẽ làm việc quá tải, dẫn đến tổn thương thận. Vậy người bệnh suy thận có nên uống nước nhiều hay không?

Ngày đăng: 30-04-2024

36 lượt xem

1. Người bệnh suy thận có nên uống nhiều nước không?

Người mắc bệnh suy thận cần duy trì lượng nước uống vừa đủ thay vì tiêu thụ quá nhiều hoặc quá ít nước, uống nước quá nhiều hoặc quá ít đều có thể làm trầm trọng thêm tình trạng suy thận.

Uống quá ít nước sẽ khiến các chức năng của cơ thể bị suy giảm, không thể hoạt động bình thường, cơ thể mệt mỏi. Nếu tình trạng này kéo dài có thể gây ra các bệnh lý thận tiết niệu như suy thận cấp, sỏi thận, nhiễm trùng đường tiết niệu. Còn nếu uống nước quá nhiều sẽ làm chức năng của thận bị ảnh hưởng, do nước nhiều sẽ làm loãng chất điện giải, thận làm việc quá tải, hoạt động của não cũng bị ảnh hưởng nặng nề.

Như vậy, đáp án cho câu hỏi người bị suy thận có nên uống nhiều nước không là: Không. Cần duy trì một lượng nước cung cấp cho cơ thể phù hợp để bảo đảm sức khỏe người bệnh suy thận luôn ổn định.

Bệnh nhân suy thận chỉ nên cung cấp lượng nước vừa đủ 

2. Nguyên tắc bổ sung nước cho người bệnh suy thận

Nguyên tắc chung của việc bổ sung nước cho người bị suy thận là 2-2,5 lít nước mỗi ngày. Lượng nước nạp vào hoàn toàn khác với người bình thường, tùy mức độ bệnh, trọng lượng, giới tính, tính chất công việc, hoạt động thể chất, thời tiết, tình trạng bệnh lý của người bệnh suy thận mà bổ sung nước cho phù hợp.

Công thức tính lượng nước chung là (ml) = cân nặng (kg) x 30. Ví dụ, trọng lượng cơ thể bạn là 50 kg thì lượng nước cần nạp mỗi ngày ít nhất là 1.500 ml.

Bên cạnh đó, người mắc bệnh suy thận mạn tính giai đoạn 1 và 2 nên uống 8 ly nước mỗi ngày, giai đoạn 3, 4, 5 nên hạn chế tiêu thụ nước. Lượng nước uống hàng ngày của người suy thận nên sử dụng bằng lượng nước thải ra hàng ngày gồm nước tiểu, mồ hôi, hơi thở và phân cộng thêm 500 ml và lượng dịch mất bất thường.

Do vậy, cần đảm bảo lượng nước vừa đủ cho cơ thể, cân bằng lượng nước nạp vào và lượng nước thải ra để giúp thận loại bỏ chất thải từ máu thông qua nước tiểu, giúp vận chuyển dưỡng chất thiết yếu đến các bộ phận trong cơ thể được hiệu quả và thuận lợi nhất.

LIÊN HỆ ĐIỀU TRỊ BỆNH SUY THẬN AN TOÀN VÀ HIỆU QUẢ TẠI ĐÂY

3. Những loại nước tốt cho người bệnh suy thận

Một lượng chất lỏng vừa đủ là yếu tố cần thiết đối với những người bị suy thận. Dưới đây là những loại nước tốt cho thận:

Nước lọc: 75% cơ thể là nước, uống nước lọc giúp duy trì thể tích máu và cân bằng lưu lượng chất lỏng qua thận. Điều này hỗ trợ thận loại bỏ chất dư thừa độc tố  hiệu quả, ngăn ngừa tình trạng sỏi thận, suy thận và giúp duy trì chức năng thận. Ngoài ra, việc uống nước lọc còn đóng vai trò quan trọng trong việc duy trì cân bằng độ pH trong nước tiểu, giảm nguy cơ nhiễm khuẩn đường tiết niệu và hỗ trợ trong việc ngăn ngừa hoặc điều trị viêm thận do nhiễm trùng.

Trà xanh: Trà chứa nhiều catechin, một chất chống oxy hóa mạnh, giúp duy trì huyết áp ổn định và ngăn ngừa suy thận mạn tính. Trà xanh cũng chứa một lượng nhỏ caffeine, giúp tăng cường lưu thông máu và tăng hiệu suất lọc của thận. Tuy nhiên, trà có chứa tanin là chất gây ức chế hấp thu sắt, canxi, do đó không nên pha loãng trà uống thay nước lọc hằng ngày hoặc sử dụng trà đi kèm với uống sữa hay các loại thuốc bổ sung canxi, sắt, kẽm khác.

Nước ép cà rốt: Nước ép cà rốt là một loại nước tốt cho người bệnh suy thận, loại nước này giúp tốt cho thận bằng cách cung cấp một lượng lớn chất xơ, vitamin và carotene cho cơ thể. Từ đó nâng cao khả năng hoạt động của thận. Nước ép cà rốt nên được sử dụng 2 - 3 lần/ tuần, mỗi lần khoảng 250ml. Uống đều đặn giúp thúc đẩy đào thải độc tố, đặc biệt là các kim loại nặng, khiến cơ thể khỏe mạnh hơn.

Nước bí đao xanh: Quả bí xanh rất hữu hiệu trong việc điều trị các bệnh lý liên quan đến thận. Người bệnh có thể gọt sạch vỏ bí, sau đó ép bí xanh lấy nước để uống mỗi ngày.

Nước đậu đen: Đậu đen là thực phẩm chứa nhiều thành phần tốt cho sức khỏe, đồng thời có tác dụng cải thiện chức năng thận hiệu quả. Người bệnh suy thận có thể dùng đậu đen kết hợp với các nguyên liệu như quế nhục, đại táo để nấu nước uống.

Nước ép dứa:  Trong dứa chứa nhiều chất chống oxy hóa và các enzyme có lợi cho hệ miễn dịch. Việc uống nước ép dứa thường xuyên sẽ giúp giảm kích ứng thận, thúc đẩy quá trình hoạt động của thận. Vì vậy người bệnh suy thận nên uống nước dứa và uống một cách đều đặn, phù hợp. Ngoài việc hỗ trợ cải thiện chức năng thận, nước ép dứa còn có tác dụng rất tốt trong việc làm đẹp, tăng cường chức năng gan, thanh nhiệt giải độc,…

Nước ép dứa tốt cho bệnh nhân suy thận

Nước râu ngô: Nước râu ngô là thức uống bổ thận được dân gian sử dụng rất phổ biến. Râu ngô có thể sử dụng loại tươi hoặc phơi sấy khô. Công dụng thanh lọc cơ thể, giải nhiệt, lợi tiểu, hạn chế tình trạng tiểu nhiều, tiểu són, tiểu buốt,… Nên dùng nước râu ngô trong ngày để tránh tình trạng đầy hơi, đau bụng.

Nước bột sắn dây: Bột sắn dây là một thực phẩm rất ít đạm, cung cấp năng lượng khá ổn nên rất phù hợp làm bữa phụ bổ sung thêm năng lượng cho người bệnh suy thận mà không làm dư thừa tổng lượng đạm một ngày.

4. Những loại nước không tốt đối với người bệnh suy thận

 Để tránh tình trạng bệnh trở nên trầm trọng hơn, người bệnh suy thận nên hạn chế sử dụng những loại thức uống chứa nhiều cồn, hơi gas, caffeine,… Dưới đây là một số loại nước người bệnh không nên sử dụng:

Tránh uống nước có gas: Nhiều người có thói quen uống nước có ga mà không biết rằng đây chính là nguyên nhân gây các bệnh liên quan đến thận. Bởi trong những thức uống này chứa nhiều chất caffeine, khiến huyết áp không ổn định, dễ dẫn tới trình trạng suy thận, suy giảm chức năng thận. Không những thế, những chất hóa học này còn rất có hại cho cơ thể người dùng.

Rượu bia: Rượu, bia là hai loại chất kích thích gây tổn hại đến hầu hết các bộ phận chức năng, đồng thời cũng là tác nhân gây bệnh tổn thương thận cấp, mạn tính. Người bệnh uống nhiều bia rượu sẽ làm tăng nồng độ cồn trong máu, khiến thận phải làm việc quá sức để lọc máu. Điều này góp phần làm tăng nguy cơ mắc bệnh suy thận.

Rượu bia và nước có gas không tốt cho bệnh nhân suy thận

Kiêng cà phê: Cà phê giúp đầu óc tỉnh táo, nhất là đối với những người làm việc căng thẳng. Đối với 1 số người, uống cà phê hàng ngày trở thành thói quen. Tuy nhiên, dung nạp nhiều thức uống này quá mức gây ảnh hưởng tiêu cực đến hoạt động của thận. Ngoài ra, cà phê cũng khiến thận có nguy cơ bị sỏi thận cao hơn bình thường.

5. Người bệnh suy thận uống nước như thế nào là đúng?

Uống nước rất tốt cho sức khỏe nhưng không phải ai cũng biết cách bổ sung nước vào cơ thể sao cho đúng. Để giúp cho thận làm việc hiệu quả, giảm thiểu áp lực lên cho bộ phận này cần bổ sung nước đúng cách như:

- Uống từ từ, từng ngụm nhỏ và tránh nuốt một lượng lớn nước trong một hơi thở.

- Tốt nhất nên uống nước ấm, tránh uống nước đá lạnh.

- Nên uống nước khi bạn cảm thấy khát.

- Ngừng uống nước sau khi đã cảm thấy hết khát, vì đây là tín hiệu từ cơ thể phát đi để bạn ngừng bổ sung thêm nước vào.

- Môi khô, nứt nẻ cũng cho thấy việc bạn cung cấp không đủ nước cho cơ thể.

- Uống nước trong khi ngồi tốt hơn uống nước trong khi đứng.

Trên đây là thông tin về người bệnh suy thận có nên uống nhiều nước không, hy vọng sẽ giải đáp được phần nào thắc mắc cho bạn đọc. Qua bài viết này mọi người hãy chú ý lắng nghe những tín hiệu khát nước của cơ thể, để chắc rằng sẽ cung cấp đúng lượng nước mà cơ thể cần mỗi ngày.

SUY THẬN ĐỘ 4 XUỐNG ĐỘ 2 TRONG 1 THÁNG VỚI ĐÔNG Y TRỊNH GIA
 
 
KẾT QUẢ XÉT NGHIỆM NHỮNG LẦN TRƯỚC KHI ĐIỀU TRỊ
 
Sau 1 tháng điều trị bệnh suy thận bằng phác đồ của ĐÔNG Y TRỊNH GIA chúng tôi
Các kết quả cho thấy rất khả quan, vượt cả mức kỳ vọng mà tôi đề ra mục tiêu cho anh. Được tôi ghi thẳng vào phiếu xét nghiệm để làm mốc quan trọng.
Chỉ số creatinin đã GIẢM từ 2.79 (tương đương 279) xuống còn 108.19 (với nam giới  từ 55-120 là ngưỡng an toàn). Như vậy với chỉ số creatinin này thì anh đã khỏi hoàn toàn rồi. Điều trị thêm để về khoảng 80-90 nữa thì sẽ tuyệt vời hơn.
 
Chỉ số eGFR (lọc cầu thận) từ 24.57 đã TĂNG lên 66 (với nam giới chỉ số eGFR trên 90 là an toàn) tương đương với gia đoạn 2.
 
Như vậy, sau 1 tháng điều trị bằng phác đồ của ĐÔNG Y TRỊNH GIA chúng tôi với chỉ số kết quả xét nghiệm cho thấy bệnh suy thận giai đoạn 4 của anh tiến triển rất nhanh xuống giai đoạn 2.
 
 
Lưu ý: ĐÔNG Y TRỊNH GIA CHÚNG TÔI CHỈ CÓ 2 NƠI:
 
1. ĐƯỜNG ĐỒNG TÂM, THÔN ĐỒNG MÁT, PHƯỜNG TÂN AN, THỊ XÃ QUẢNG YÊN, TỈNH QUẢNG NINH ĐT: 0378 041 262 (Lang y Bùi Thị Hạnh) là chính
 
2. Số nhà 10/1/2A đường 26, phường Linh Đông, Thủ Đức, Hồ Chí Minh, ĐT: 0913 82 60 68

 

Bình luận (0)

Gửi bình luận của bạn

Captcha