Ăn nhiều thịt đỏ có tăng nguy cơ suy thận không?

Sự gia tăng mạnh mẽ số ca mắc bệnh thận mạn tính và nguy cơ tiến triển sang suy thận giai đoạn cuối đang là điều lo ngại của rất nhiều người. Vậy, ăn nhiều thịt đỏ có làm tăng nguy cơ suy thận không?

Ngày đăng: 23-05-2024

132 lượt xem

1. Ăn nhiều thịt đỏ có tăng nguy cơ suy thận không?

Bất kỳ một loại thực phẩm nào khi sử dụng quá nhiều đều có thể gây tác dụng ngược lại. Thịt đỏ cũng vậy, nếu ăn quá nhiều, lượng protein sau khi phân hủy sẽ giải phóng ure dư thừa vào máu, gây tích tụ và tổn thương thận. Đặc biệt là khi thận đã suy yếu sẽ làm tăng khối lượng công việc của thận, dẫn đến chức năng thận suy giảm dần từ đó dẫn đến bệnh suy thận mạn tính.

Theo nhều nghiên cứu cho thấy, nguy cơ dẫn đến suy thận phụ thuộc vào lượng thịt đỏ mà mỗi người tiêu thụ, nếu ăn quá nhiều thịt đỏ (trên 25% lượng khuyến cáo) sẽ có nguy cơ bị suy thận cao hơn 40% so với những người ăn ít (dưới 25% lượng khuyến cáo).

Do đó, ăn nhiều thịt đỏ có khả năng làm tăng nguy cơ suy thận, thậm chí có thể làm bệnh tiến triển ngày càng nặng hơn nếu không được thăm khám và chữa trị kịp thời.

Ăn nhiều thịt đỏ tăng khả năng mắc bệnh suy thận 

2. Vì sao ăn thịt đỏ lại làm hại thận?

Khi chúng ta nạp quá nhiều protein từ thịt đỏ sẽ tạo ra nhiều chất chuyển hóa có tính axit hơn so với những loại thịt khác, những chất chuyển hóa này cần được thận lọc và bài tiết. Chế độ ăn nhiều thịt đỏ là nguyên nhân làm tăng nguy cơ mắc suy thận ngày càng gia tăng vì:

Thịt đỏ có hàm lượng protein cao:  lượng protein trong thịt đỏ nhiều, nếu lạm dụng quá mức có thể dẫn tới nhiều bệnh lý, đặc biệt sẽ làm tăng nguy cơ suy thận.

Hàm lượng axit nội sinh cao: Tiêu thụ hàm lượng lớn protein trong thịt đỏ trong khi ăn ít trái cây và rau củ sẽ làm tăng hàm lượng axit nội sinh. Lúc này, đòi hỏi cơ thể phải tăng cường bài tiết amoniac để ngăn ngừa tình trạng nhiễm axit, thận phải làm việc nhiều hơn để duy trì mức bicarbonate huyết thanh bình thường và loại bỏ axit dư thừa, do đó dễ bị suy giảm chức năng thận hoặc khiến bệnh suy thận tiến triển nặng.

Ure dư thừa tích tụ trong cơ thể: Protein trong thịt đỏ sau khi nạp vào cơ thể sẽ bị phân hủy và giải phóng ure vào máu. Thận lọc ure từ máu và bài tiết qua nước tiểu. Nếu chức năng thận bị suy giảm, ure dư thừa tích tụ trong cơ thể, gây tổn thương thận và sinh ra nhiều phản ứng phụ bất lợi.

Mức cholesterol tăng: chất béo bão hòa và cholesterol trong thịt đỏ có thể làm tăng mức cholesterol, làm trầm trọng thêm bệnh tim mạch, tăng nguy cơ mắc bệnh động mạch thận. Lúc này, những động mạch dẫn máu tới thận bị cứng lại và có thể bị tắc nghẽn, gây thiếu máu đến thận, làm mức lọc cầu thận giảm sút.

Làm mất cân bằng hệ vi sinh vật đường ruột: Tiêu thụ lượng lớn protein trong thịt đỏ làm mất cân bằng hệ vi sinh vật đường ruột, tạo ra nhiều amoniac và các hợp chất của lưu huỳnh có đặc tính tiền viêm, gây suy giảm chức năng thận. Bên cạnh đó, thói quen này cũng dễ dẫn đến tăng cân, béo phì và là yếu tố nguy cơ gây bệnh suy thận.

Nhiều purine chuyển hóa thành axit uric: Thịt đỏ còn chứa nhiều purine, khi vào cơ thể được chuyển hóa thành axit uric. Vì vậy, nếu ăn nhiều có thể tăng nguy cơ hình thành sỏi thận.  Trường hợp nhiễm khuẩn nặng hoặc viêm nhiễm tái phát nhiều lần dễ dẫn đến suy thận.

LIÊN HỆ ĐIỀU TRỊ BỆNH SUY THẬN AN TOÀN VÀ HIỆU QUẢ TẠI ĐÂY

3. Thay thế thịt đỏ bằng thực phẩm nào để tránh suy thận

Thịt đỏ giúp bổ sung Protein để duy trì các hoạt động sống của cơ thể. Tuy nhiên, bạn cũng có thể cắt giảm hoặc thay thế khẩu phần ăn từ thịt đỏ sang thịt gia cầm, cá, tôm cua, trứng, động vật thân mềm có vỏ như ốc, ngao, sò,...Các loại protein từ thực vật như đậu nành, bơ thực vật, các loại đậu, quả hạch, hạt, củ, trái cây và rau cũng là lựa chọn hợp lý.

Ăn các loại thịt trắng tốt cho sức khỏe

Ngoài ra, cần kết hợp tập thể dục thể thao thường xuyên, uống đủ nước, tăng cường ăn rau xanh và chất xơ, ăn ít đường, không ăn mặn và hạn chế sử dụng rượu bia, thuốc lá là biện pháp tốt nhất để phòng chống bệnh suy thận.

4. Ăn thịt đỏ bao nhiêu là đủ?

Thịt đỏ cung cấp cho cơ thể lượng kẽm cần thiết để xây dựng và phát triển cơ bắp, cải thiện hệ miễn dịch và hỗ trợ sức khỏe não. Việc bổ sung đủ thịt đỏ trong khẩu phần ăn hàng ngày sẽ đảm bảo cung cấp đủ lượng kẽm cho cơ thể.

Khi một người mắc bệnh suy thận, tức là thận không còn khả năng làm việc như bình thường, không còn duy trì chức năng lọc, thải độc tố ra khỏi cơ thể. Chế độ ăn uống lúc này sẽ ảnh hưởng rất nhiều tới tình trạng của người bệnh, nó có thể giúp bảo vệ, không làm xấu đi tình trạng bệnh và có thể kiểm soát các bệnh khác như bệnh tiểu đường, cao huyết áp - những chứng bệnh làm bệnh suy thận nặng thêm.

Vì vậy, mỗi người nên tiêu thụ không quá ba lần thịt đỏ mỗi tuần, tổng lượng thịt đỏ trong một tuần vào khoảng 350- 500g sau chế biến. Nếu tính theo ngày thì lượng thịt đỏ không nên vượt quá 70g/ngày (thịt đã chế biến chín), tương đương khoảng 100g/ngày thịt sống không bao gồm phần xương.

Việc lựa chọn thức ăn rất quan trọng đối với bệnh nhân suy thận

5. Bảo vệ thận tránh bị suy thận 

Việc giảm thiểu hoặc ngừng tiêu thụ thịt đỏ sẽ có lợi cho sức khỏe của những người bị bệnh suy thận mãn tính. Vì những người này sẽ gặp khó khăn trong việc xử lý và hấp thu phosphate, do đó cần hạn chế lượng phosphate trong chế độ ăn uống của mình để bảo vệ thận. Các chuyên gia dinh dưỡng khuyến cáo cách giúp người bệnh suy thận có thể cải thiện sức khỏe bao gồm:

- Hạn chế ăn muối, đây là điều kiện đầu tiên mà mỗi bệnh nhân mắc bệnh suy thận cần tuân thủ.

- Protein cũng nên hạn chế, tốt nhất cung cấp protein cho cơ thể bằng cách ăn các loại thực phẩm như các loại cá, giảm các thức ăn có chứa nhiều chất béo bão hòa, cholesterol, các thực phẩm chiên, rán, chế biến sẵn.

- Kiểm soát đường huyết nếu bệnh nhân bị tiểu đường, bởi điều này sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến thận của bạn.

- Bỏ thuốc lá bởi thuốc lá là nguyên nhân gây ra các bệnh về mạch máu từ đó ảnh hưởng đến việc cung cấp máu cho thận. Ngoài ra, người bệnh cũng cần bỏ rượu vì nó cũng là tác nhân gây ảnh hưởng đến thận.

- Người bị suy thận nên ăn nhiều rau, hoa quả, nên uống nước lọc, hạn chế nước ngọt, nước có gas.

- Khi chế biến thức ăn không nên để ở nhiệt độ quá cao, tránh để thức ăn bị cháy, khét, bởi điều này sẽ gây ảnh hưởng lớn đến sức khỏe.

- Xét nghiệm thường xuyên theo chỉ định của bác sĩ.

- Tăng cường hoạt động thể lực, kiểm soát cân nặng, huyết áp, cải thiện giấc ngủ, giúp tăng độ nhạy cảm với insulin, và giấc ngủ còn giúp sửa chữa và tái tạo các mô thận.

Chế độ ăn ảnh hưởng rất lớn đến sức khỏe của bệnh nhân suy thận vì thế chỉ nên bổ sung một lượng thịt đỏ vừa phải. Ngoài ra, người bệnh cần thăm khám định kỳ để theo dõi tình trạng thận cũng như được chỉ định các phương pháp điều trị phù hợp theo từng giai đoạn bệnh.

ĐIỀU TRỊ SUY THẬN HIỆU QUẢ BẰNG ĐÔNG Y TRỊNH GIA

LH: Miền Bắc: Đường Đồng Tâm, Khu Đồng Mát, Phường Tân An, Thị Xã Quảng Yên, Tỉnh Quảng Ninh
Hotline: 0378 041 262
 

LH: Miền Nam: Số nhà 10/1/2A đường 26, Phường Linh Đông, Thủ Đức, Thành Phố Hồ Chí Minh

Hotline: 0913 82 60 68

 

Bình luận (0)

Gửi bình luận của bạn

Captcha