Cùng tìm hiểu qua bài viết sau đây để biết được cơ bản về cách phân biệt giữa suy thận cấp và suy thận mạn tính nhé!
Ngày đăng: 14-01-2024
323 lượt xem
Là tình trạng suy giảm chức năng thận bùng phát ở mức độ cấp tính. Hiểu đơn giản là bệnh xảy ra đột ngột, nhanh chóng, diễn tiến trong thời gian ngắn và trước đây chưa từng xảy ra. Bệnh thường xảy ra ở những người có chức năng thận khỏe mạnh trước đó hoặc người mắc các bệnh lý thận mạn khác.
Ở mức độ cấp, chức năng thận suy giảm khiến khả năng lọc của cầu thận giảm rõ rệt gây ra hiện tượng vô niệu hoặc thiểu niệu, giảm protein trong máu, dẫn đến rối loạn cân bằng kiềm toan, nước và các chất điện giải…
Suy thận mạn tính
Là tình trạng suy giảm chức năng thận trong thời gian dài, thường là trên 3 tháng. Bản chất của suy thận mạn là suy thận cấp biến chứng và thường xuất hiện sau một số bệnh lý mãn tính như viêm cầu thận, tổn thương mạch máu thận, viêm ống thận, viêm kẽ thận, sỏi thận, hội chứng thận hư, thận yếu, các bệnh về viêm nhiễm đường tiết niệu…
Suy thận mạn khiến chức năng thận suy giảm trầm trọng, gần như không còn khả năng phục hồi. Đặc trưng bởi tình trạng giảm mức độ lọc cầu thận, tăng chỉ số huyết áp, rối loạn nồng độ các chất điện giải, gây thiếu máu, có nguy cơ cao loãng xương, gãy xương…Suy thận mạn có 5 giai đoạn, tiến triển từ từ và khi đến giai đoạn cuối gần như không còn khả năng phục hồi. Người bệnh bắt buộc phải tiến hành chạy thận nhân tạo để lọc máu hoặc ghép thận để duy trì sự sống.
Phân biệt giữa suy thận cấp tính và suy thận mạn tính
Nguyên nhân nào dẫn đến suy thận cấp và suy thận mạn?
Nguyên nhân gây suy thận cấp
Nguyên nhân gây suy thận cấp được phân chia làm 3 dạng gồm: trước thận, tại thận và sau thận. Cụ thể như sau:
Nguyên nhân trước thận:
- Mất nước, mất máu do tác dụng phụ của thuốc lợi tiểu;
- Giảm lượng máu lưu thông đến tim gây tụt huyết áp, rối loạn nhịp tim, suy tim, tim chịu áp lực, chèn ép…;
- Tác dụng phụ của thuốc gây mê, khiến cơ thể bị choáng, sốc phản vệ;
- Hiện tượng giãn tĩnh mạch ngoại vi do nhiễm khuẩn, nhiễm trùng;
- Bị bỏng nặng khiến lượng dịch trong cơ thể bị tái phân bổ dẫn đến rối loạn;
- Ảnh hưởng từ hội chứng thận hư, chứng viêm tụy cấp…
Nguyên nhân tại thận: Thường là do ảnh hưởng từ các tổn thương chức năng thận và các yếu tố nguy cơ như:
- Viêm cầu thận, viêm ống thận, chứng thận nhiễm mỡ, viêm mô kẽ , tổn thương mạch máu thận gây tắc nghẽn mạch máu, nhiễm khuẩn.
- Tác dụng phụ hoặc ngộ độc các loại thuốc, hoạt chất hóa học…
Nguyên nhân sau thận: Do biến chứng từ các bệnh lý mãn tính như:
- Sỏi thận, ung thư bàng quang, ung thư cổ tử cung, ung thư đại tràng , hội chứng phì đại tuyến tiền liệt , xơ hóa sau phúc mạc, phình động mạch chủ bụng, bàng quang niệu quản ngược dòng.
Nguyên nhân gây suy thận mạn tính
- Viêm cầu thận mạn: Đây là nguyên nhân chính dẫn đến suy thận mạn.
- Bệnh thận bẩm sinh: Các bệnh lý ở thận do di truyền hoặc không di truyền như loạn sản thận, thận đa nang thận chuyển hóa gây suy thận mạn.
- Viêm bể thận mạn: Bệnh xuất hiện ở những bệnh nhân bị sỏi tiết niệu, là nguyên nhân dẫn đến viêm bể thận mạn, gây suy thận mạn tính.
- Viêm ống kẽ thận: Bệnh do một số loại thuốc trong thời gian dài như thuốc giảm đau Phenylbutazone, hoặc do nồng độ canxi, acid uric trong máu tăng.
- Bệnh mạch thận: Xơ hóa mạch thận (ác tính hoặc lành tính), huyết khối vi mạch thận, tắc tĩnh mạch thận, viêm xung quanh động mạch dạng nút.
- Các bệnh khác: Tiểu đường, Lupus.
- Lối sống và ăn uống thiếu khoa học: Thường xuyên thức khuya, ăn các loại đồ nướng, đồ cay nóng cũng là một nguyên nhân gây ra bệnh suy thận
LIÊN HỆ ĐIỀU TRỊ BỆNH SUY THẬN AN TOÀN VÀ HIỆU QUẢ TẠI ĐÂY
Triệu chứng suy thận cấp và suy thận mạn
Triệu chứng suy thận cấp: Suy thận cấp thường không có triệu chứng, bệnh được phát hiện thông qua một số xét nghiệm và đặc trưng bởi các chỉ số sau:
- Ure máu, acid máu, creatinin máu và nitơ phi protein tăng cao;
- Rối loạn quá trình cân bằng chất điện giải;
Các triệu chứng suy thận cấp thường biểu hiện khác nhau qua từng giai đoạn bệnh. Cụ thể như sau:
- Giai đoạn đầu: Là giai đoạn bùng phát triệu chứng đột ngột, chỉ kéo dài khoảng vài tiếng hoặc vài ngày. Các triệu chứng đặc trưng như tụt huyết áp, rối loạn tiêu hóa, lượng nước tiểu ít, phù chân, mặt, đau lưng, vùng hông chậu, sốc, co giật và hôn mê (xảy ra trong trường hợp nặng).
- Giai đoạn vô niệu hoặc thiểu niệu: Đây là giai đoạn toàn phát xảy ra do suy thận cấp, thường kéo dài tối đa 4 – 8 tuần, tối thiểu 2 – 3 ngày, nhưng thường là 10 – 14 ngày. Đa phần bệnh nhân trong giai đoạn này đều có các triệu chứng tương đối giống nhau gồm: vô niệu, tiểu ít, phù người, tăng huyết áp, rối loạn nhịp tim, kèm theo một số triệu chứng của rối loạn tiêu hóa…
- Giai đoạn tiểu tiện bình thường: Quá trình này thường kéo dài từ 4 – 7 ngày. Biểu hiện điển hình là lượng nước tiểu tăng dần > 2 lít/ 24h, thậm chí tăng 4 – 5 lít/ 24h. Đến giai đoạn này, bệnh nhân có thể tiểu tiện trở lại như bình thường.
- Giai đoạn phục hồi: Là giai đoạn mà các chỉ số như ure máu, đạm niệu… dần trở về mốc bình thường. Đồng thời, chức năng lọc của cầu thận hoạt động tốt trở lại, tốc độ cô đặc nước tiểu chậm lại.
Triệu chứng suy thận mạn
- Phù: Đây là triệu chứng điển hình của các bệnh lý thận, tuy nhiên, tùy vào nguyên nhân mà mức độ và thời gian bị phù là khác nhau. Hầu hết các bệnh lý thận ở giai đoạn cuối đều có triệu chứng phù.
- Huyết áp tăng: Đây là triệu chứng xuất hiện ở phần lớn bệnh nhân suy thận mạn. Triệu chứng này có thể dẫn đến tử vong khi chức năng thận bị suy giảm nhanh chóng do các đợt tang huyết áp kịch phát.
- Rối loạn tiêu hóa: Ăn không ngon miệng, chán ăn, buồn nôn, nôn, tiêu chảy là những triệu chứng rối loạn tiêu hóa thường gặp ở bệnh nhân suy thận mạn. Tùy vào từng giai đoạn mà người bệnh sẽ xuất hiện những triệu chứng khác nhau.
- Thiếu máu: Thiếu máu được xem là triệu chứng quan trọng trong chẩn đoán phân biệt giữa suy thận cấp và suy thận mạn. Tùy vào từng giai đoạn, mức độ thiếu máu sẽ khác nhau.
- Suy tim: Đây là triệu chứng khi bệnh nhân suy thận mạn giai đoạn muộn, do thiếu máu, huyết áp tăng, ứ dịch trong thời gian dài.
- Viêm màng ngoài tim: Suy thận mạn giai đoạn cuối dẫn đến viêm ngoài màng tim. Nếu bệnh nhân không được điều trị bằng cách lọc máu kịp thời có thể dẫn đến tử vong.
- Hôn mê: Co giật, hôn mê là biểu hiện của hội chứng tăng ure trong máu khi bị suy thận mạn giai đoạn cuối.
Các giai đọan tiến triển ở bệnh nhân suy thận mạn tính
Biến chứng và tiên lượng đến sức khỏe của suy thận cấp và suy thận mạn
Biến chứng của suy thận cấp tính
Suy thận cấp có thể phát sinh các biến chứng khó lường do chỉ số kali máu tăng cao và dư thừa, tích tụ chất lỏng dẫn đến phù phổi. Tình trạng này kéo dài có thể gây tổn thương hệ thần kinh, rối loạn nhịp tim, suy hô hấp và đe dọa mạng sống của bệnh nhân.
Trước đây, tỷ lệ tử vong do suy thận cấp khá cao, thường là do các nguyên nhân gây bệnh ban đầu quá nặng. Nhưng hiện tại, tỷ lệ này đang giảm dần đi do sự phát triển của y học hiện đại và được điều trị sớm.
Chỉ cần qua được giai đoạn rủi ro, chức năng thận sẽ dần phục hồi và khỏi bệnh. Tuy nhiên, cũng có nhiều trường hợp suy thận cấp giai đoạn nặng gây nhiễm trùng ống thận lan tỏa, kéo dài rất khó hồi phục.
Biến chứng và tiên lượng của suy thận mạn tính
Suy thận mạn kéo dài làm tăng nguy cơ nhiễm trùng lan rộng, phát sinh các biến chứng như thiếu máu, dễ bị co giật, bệnh tim mạch, xương yếu, giảm chức năng sinh sản… Đặc biệt, đối với phụ nữ mang thai khi bị suy thận mạn có thể gây ra các biến chứng nguy hiểm cho thai kỳ như tiền sản giật, sinh non, trẻ sinh thiếu tháng nhẹ cân, suy dinh dưỡng…
Biến chứng nghiêm trọng nhất đối với người bệnh suy thận mạn tính trong giai đoạn cuối là tử vong. Do đó, khi bệnh suy thận chuyển sang giai đoạn mạn tính nên áp dụng các biện pháp điều trị an toàn, kịp thời cho sức khỏe bệnh nhân.
ĐIỀU TRỊ SUY THẬN HIỆU QUẢ BẰNG ĐÔNG Y TRỊNH GIA
LH: Miền Nam: Số nhà 10/1/2A đường 26, Phường Linh Đông, Thủ Đức, Thành Phố Hồ Chí Minh
Hotline: 0913 82 60 68
Gửi bình luận của bạn