Nhận biết các cấp độ suy thận từ nhẹ đến nặng của mỗi người để có phác đồ điều trị kịp thời và phù hợp là việc làm cần thiết.
Ngày đăng: 24-05-2024
224 lượt xem
1. Phân loại cấp độ suy thận dựa trên những nguyên nhân nào?
Suy thận có thể được phân loại dựa trên nhiều nguyên nhân, bao gồm nguyên nhân gây bệnh suy thận, mức độ tổn thương thận và tỷ lệ lọc thận (GFR). Dưới đây là một số phân loại phổ biến:
Phân loại theo nguyên nhân gây ra
- Suy thận cấp tính: thường xảy ra đột ngột và phát triển nhanh, do các vấn đề như suy tim, nhiễm trùng, hoặc chấn thương. Suy thận cấp có thể gây tử vong nên cần điều trị tích cực, nếu bạn có sức khỏe tốt có thể phục hồi chức năng thận một cách bình thường.
- Suy thận mạn tính: Suy thận mạn là hậu quả cuối cùng của các bệnh thận - tiết niệu mạn tính làm chức năng thận suy giảm dần dần, từ đó gây ra mức lọc cầu thận giảm, rối loạn điện giải, tăng huyết áp, thiếu máu mạn tính. Vì vậy, suy thận mạn tính cần được chẩn đoán và điều trị kịp thời để kéo dài tuổi thọ và tránh biến chứng nặng nề cho người bệnh.
Phân loại theo mức độ tổn thương thận dựa trên tỷ lệ lọc thận (GFR)
- Suy thận giai đoạn 1: xác định bằng các xét nghiệm máu và nước tiểu, có GFR bình thường hoặc gần bình thường (> 90 mL/phút/1.73 m2).
- Suy thận giai đoạn 2: phát hiện thông qua các xét nghiệm máu và nước tiểu với GFR 60-89 mL/phút/1.73 m2.
- Suy thận giai đoạn 3: được chia thành hai giai đoạn phụ (giai đoạn 3a: GFR 45-59 mL/phút/1.73 m2, giai đoạn 3b: GFR 30-44 mL/phút/1.73 m2).
- Suy thận giai đoạn 4: Tổn thương thận nặng với GFR 15-29 mL/phút/1.73 m2.
- Suy thận giai đoạn 5: hay còn gọi là suy thận giai đoạn cuối với GFR dưới 15 mL/phút/1.73 m2.
Bệnh suy thận được chia làm 5 giai đoạn dựa trên mức độ tổn thương thận
2. Nhận biết các cấp độ suy thận và mức độ nguy hiểm qua từng giai đoạn
Suy thận giai đoạn 1: Suy thận giai đoạn 1 là giai đoạn đầu của bệnh suy thận mạn. Ở mức độ này, thận vẫn hoạt động khá tốt ngay cả khi thận bị tổn thương nhẹ, các triệu chứng khó chịu mà người bệnh cảm nhận được chưa xuất hiện. Mặc dù, triệu chứng của suy thận ở giai đoạn 1 khá mờ nhạt nhưng nếu quan sát kỹ, người bệnh có thể nhận thấy những dấu hiệu như: đi tiểu nhiều hơn bình thường, giảm cân, chán ăn, mệt mỏi, hụt hơi, khó thở, thiếu máu nhẹ,...
Suy thận giai đoạn 2: Phần lớn người mắc bệnh suy thận giai đoạn 2 không có triệu chứng, nhưng tổn thương thận đang tiến triển. Các dấu hiệu sẽ rõ ràng hơn khi bệnh tiến triển sang giai đoạn 3.
Một số triệu chứng có thể xuất hiện ở giai đoạn này như: đi tiểu nhiều hoặc ít hơn thông thường, nước tiểu chuyển sang màu cam, đỏ, người mệt mỏi, thiếu sức sống, tăng huyết áp, phù nề ở chân, mắt cá chân, mí mắt, đau phần mạn sườn - lưng, mất ngủ, chuột rút vào ban đêm, da khô và ngứa,…
Suy thận giai đoạn 3: Các chuyên gia sức khỏe ước tính, có khoảng 5% người trưởng thành biểu hiện triệu chứng của bệnh thận mạn giai đoạn 3. Tuy nhiên, nhiều người bị bệnh suy thận cấp độ 3 không có bất kỳ triệu chứng nào, một số người khác thì có các triệu chứng như đau lưng, đặc biệt là vùng thắt lưng, mạn sườn, mất ngủ, khó thở, phù bàn tay, bàn chân, tăng huyết áp tiến triển nặng lên, thiếu máu, có dấu hiệu các bệnh về xương, tiểu nhiều lần, tiểu buốt,…
Suy thận giai đoạn 4: Trong giai đoạn 4, chất độc tích tụ trong máu càng nhiều vì chức năng lọc máu của thận đã suy giảm, triệu chứng bệnh càng rõ ràng. Người bệnh có thể gặp một số triệu chứng do suy giảm chức năng lọc máu của thận như da xanh xao, tăng huyết áp, xuất huyết đường tiêu hóa, chán ăn, tiểu đêm nhiều, buồn nôn, phù nề và ngứa toàn thân, thường xuyên đau nhức xương khớp,…Đây là giai đoạn người bệnh cần giữ lối sống lành mạnh và chế độ ăn phù hợp để kiểm soát và ngăn chặn sự tiến triển của bệnh.
Suy thận giai đoạn 5: Hay còn gọi là giai đoạn cuối, lúc này thận đã tổn thương vô cùng nghiêm trọng, thận gần như không còn khả năng lọc máu và loại trừ độc chất dư thừa làm các hoạt động khác của cơ thể bị ảnh hưởng nặng nề. Người bệnh xuất hiện nhiều triệu chứng lâm sàng do nhiều cơ quan khác đã bị nhiễm độc, nhất là tim mạch, tiêu hóa, thần kinh, hô hấp da và máu. Người bệnh suy thận giai đoạn 5 cần phải được lọc máu hoặc tiến hành cấy ghép thận nhằm duy trì sự sống và cải thiện tình trạng bệnh.
Suy thận giai đoạn cuối là giai đoạn nguy hiểm nhất của bệnh nhân suy thận
3. Suy thận ảnh hưởng đến chất lượng cuộc sống như thế nào?
Khi thận không làm việc, hầu hết mọi người đều có các rối loạn ảnh hưởng đến máu, xương, dây thần kinh và da. Dưới đây là một số ảnh hưởng của bệnh suy thận đến chất lượng cuộc sống:
Triệu chứng vật lý: Những người mắc suy thận có thể gặp phải nhiều triệu chứng vật lý như mệt mỏi, sưng tay chân, ngứa da, buồn nôn, khó thở,…Các triệu chứng này có thể gây ra sự không thoải mái và giảm chất lượng cuộc sống hàng ngày.
Hạn chế về chế độ ăn uống: do các chất thải tích tụ trong máu nhiều và việc giảm lượng protein, natri trong chế độ ăn uống có thể làm cho bữa ăn trở nên ít phong phú và không hấp dẫn.Vì vậy, người bị suy thận nên gặp các chuyên gia dinh dưỡng về thận để tìm được những loại thức ăn phù hợp và cung cấp đủ dưỡng chất cần thiết.
Suy thận tác động đến máu: một rối loạn mà trong đó các tế bào hồng cầu giảm đi hoặc nhỏ hơn so với bình thường làm gây ra tình trạng thiếu máu, mệt mỏi, suy kiệt và có thể làm bệnh tim nghiêm trọng hơn.
Suy thận ảnh hưởng đến tim: Suy thận làm tăng nguy cơ mắc các bệnh tim mạch khác như tắc nghẽn mạch máu đến tim và suy tim sung huyết. Những người bị suy thận cần phải theo dõi sức khỏe tim mạch, làm theo hướng dẫn của bác sĩ và tuân thủ nghiêm ngặt chế độ dinh dưỡng hàng ngày.
Ảnh hưởng đến giấc ngủ: Những người bị suy thận thường bị khó ngủ khi bắt đầu ngủ và trong giấc ngủ, các trường hợp rối loạn giấc ngủ có thể làm chất lượng cuộc sống của bạn trở nên tồi tệ hơn.
Tác động đến tinh thần: Nhiều người cảm thấy chán nản khi phải bắt đầu điều trị và lọc máu, họ trở nên hụt hẫng khi phải đối mặt với căng bệnh nguy hiểm này. Khi có dấu hiệu trên người nhà cần đưa người bệnh thăm khám bác sĩ thường xuyên để được tư vấn kịp thời.
LIÊN HỆ ĐIỀU TRỊ BỆNH SUY THẬN AN TOÀN VÀ HIỆU QUẢ TẠI ĐÂY
4. Phương pháp điều trị suy thận phổ biến hiện nay
Việc điều trị bệnh suy thận phụ thuộc vào nguyên nhân gây ra suy thận cũng như mức độ tổn thương thận của bệnh nhân. Dưới đây là một số phương pháp điều trị phổ biến:
- Điều chỉnh lượng natri và protein: cần giới hạn natri (muối) trong khẩu phần ăn mỗi ngày. Đồng thời, giảm lượng protein có thể giúp giảm gánh nặng cho thận một cách hiệu quả nhất.
- Kiểm soát huyết áp: Điều trị suy thận thường liên quan mật thiết với việc kiểm soát huyết áp. Sử dụng thuốc giảm áp lực máu có thể giúp bảo vệ thận khỏi tổn thương về sau.
- Điều chỉnh lượng đường trong máu: Nếu bạn mắc các vấn đề liên quan đến đường huyết như tiểu đường thì cần điều chỉnh lượng đường trong máu để giúp thận được khỏe hơn mỗi ngày.
- Thuốc chống vi khuẩn: Nếu suy thận do nhiễm trùng, sử dụng kháng sinh để loại bỏ vi khuẩn có thể giúp ngăn chặn sự tiến triển của bệnh. Tuy nhiên, cần sử dụng thuốc theo chỉ dẫn của bác sĩ và không được lạm dụng thuốc không kê đơn.
- Điều trị các biến chứng: Đối với những người mắc suy thận, việc điều trị các biến chứng như anemia (thiếu máu), acidosis (axit hóa), và rối loạn điện giải là cần thiết.
- Thay thế thận: Đối với những trường hợp suy thận nặng, thay thế thận bằng cách sử dụng máy lọc thận hoặc phẫu thuật cấy ghép thận là phương pháp cuối cùng.
Trên đây là thông tin về các cấp độ suy thận, hy vọng sẽ giúp cho bạn đọc nhận biết được các triệu chứng và cấp độ một cách dễ dàng, để thăm khám và điều trị sớm bệnh lý suy thận.
Gửi bình luận của bạn