Cách nào giúp phòng tránh suy thận mạn?

Có cách nào để phòng tránh suy thận mạn để hạn chế những biến chứng nguy hiểm đến sức khỏe. Cùng tìm hiểu qua bài viết sau đây nhé!

Ngày đăng: 14-06-2024

109 lượt xem

Hiểu như thế nào về bệnh suy thận mãn tính và cách phòng tránh suy thận mạn?

Suy thận mạn tính hay còn gọi là bệnh thận mạn, là quá trình suy giảm chức năng thận dưới mức bình thường. Khi mắc bệnh suy thận mạn, thận không thể loại bỏ các chất thải cũng như mất chức năng kiểm soát lượng nước của cơ thể, lượng muối trong máu và canxi. Các chất thải sẽ tồn đọng trong cơ thể và gây hại cho người bệnh.

Bệnh suy thận mạn thường xảy ra đột ngột và phát triển từ từ. Bệnh tiến triển chậm và thường không xuất hiện triệu chứng cho tới khi đã ở tình trạng nguy hiểm gây hại cho người bệnh.

Các biến chứng nguy hiểm của bệnh suy thận mạn gây nên gồm:

- Nhiễm trùng da, nhiễm trùng trong cơ thể.

- Rối loạn về chuyển hóa như: kháng insulin, lipid máu hay rối loạn dinh dưỡng.

- Gây chán ăn, buồn nôn, loét niêm mạc miệng và xuất huyết tiêu hóa.

- Biến chứng tim mạch điển hình như: cơ tim do urê máu cao, tăng huyết áp, viêm màng ngoài tim, xơ vữa động mạch, rối loạn nhịp tim, bệnh lý về van tim.

- Rối loạn cân bằng nước, điện giải và kiềm toan.

- Phù phổi, viêm phế quản, viêm phổi, và tràn dịch màng phổi.

- Suy thận mạn có thể dẫn tới tử vong

Suy thận mạn là bệnh lý nguy hiểm có thể dẫn đến tử vong

Cách phân độ suy thận mạn mà bạn nên biết

Một trong những vấn đề được quan tâm hàng đầu đó là cách phân độ suy thận mạn. Hiện nay, căn bệnh này được phân chia thành 5 giai đoạn, tiêu chí đánh giá đó là độ lọc cầu thận GFR.

Ở những giai đoạn đầu của bệnh suy thận mạn, chỉ số GFR vẫn duy trì ở mức cao, tuy nhiên càng bước vào giai đoạn cuối, chỉ số này càng giảm, tính mạng của bệnh nhân bị đe dọa trực tiếp.

Cách phân độ suy thận mạn:

Cụ thể, bệnh nhân suy thận mạn giai đoạn 1 thường có chỉ số GFR lớn hơn 90mL/phút, bước sang giai đoạn 2, chỉ số này sẽ dao động trong khoảng từ 60 - 80mL/phút. Giai đoạn 3 suy thận mạn khá phức tạp, nếu chỉ số GFR của bệnh nhân từ 45 - 59mL/phút thì họ thuộc dạng suy thận độ 3A. Trong trường hợp chỉ số GFR từ 30 - 44mL/phút, bệnh nhân sẽ được xếp vào nhóm suy thận độ 3B.

Kể từ giai đoạn thứ 4 trở đi, độ lọc cầu thận của người bệnh giảm rất mạnh, với bệnh nhân giai đoạn 4 chỉ số GFR từ 15 - 29mL/phút, bệnh nhân giai đoạn 5 có chỉ số GFR dưới ngưỡng 15mL/phút.

Bệnh suy thận mạn có 5 giai đoạn

Vì sao suy thận mạn lại khó phát hiện sớm?

Suy thận mạn tính kéo dài âm thầm, không có dấu hiệu nổi bật nên rất khó phát hiện sớm, chỉ khi nào các bộ phận của thận bị tổn thương trên phân nửa chức năng thì người bệnh mới bắt đầu có triệu chứng, mà chỉ là triệu chứng ẩn mình "bên trong", tức là triệu chứng không biểu hiện ra rõ ràng bên ngoài ở giai đoạn nhẹ, mà nó xuất hiện qua xét nghiệm máu, nước tiểu và siêu âm.

Vì vậy phần lớn bệnh nhân suy thận mạn tính được phát hiện tình cờ khi đi xét nghiệm vì một bệnh khác, hoặc khi bệnh đã bước vào giai đoạn cuối, là giai đoạn phải chạy thận hoặc ghép thận. 

LIÊN HỆ ĐIỀU TRỊ BỆNH SUY THẬN AN TOÀN VÀ HIỆU QUẢ TẠI ĐÂY

Cách nào giúp phòng tránh suy thận mạn tính?

Có năm giai đoạn suy thận mạn và giai đoạn 5 là giai đoạn cuối cùng, phải mất hàng chục năm trời. Bởi vì thận có khả năng bù trừ, sửa chữa tổn thương ban đầu, nhưng tới khi thận tổn thương 50%, tức là thận chỉ còn 50% chức năng, thì mới bước vào suy thận giai đoạn nhẹ.

Chức năng thận giảm trên 90% là giai đoạn cuối của bệnh. Hiện nay chưa phương pháp nào chữa khỏi hoàn toàn suy thận mạn tính bởi các tổn thương của thận là không thể hồi phục. Do đó việc phòng tránh suy thận mạn là cực kỳ quan trọng. Một số phương pháp phòng ngừa suy thận mạn gồm:

Kiểm soát yếu tố nguy cơ dẫn đến suy thận và cách phòng tránh suy thận mạn

Các yếu tố nguy cơ dẫn đến suy thận như viêm cầu thận, viêm bể thận, sỏi thận... nếu không được điều trị kịp thời và dứt điểm thì sẽ dẫn đến suy giảm chức năng thận và dần dần dẫn đến suy thận mạn tính. Do vậy, những người mắc các bệnh liên quan đến thận thì phải điều trị dứt điểm để tránh dẫn tới suy thận mạn.

Suy thận có thể là biến chứng của các bệnh lý như đái tháo đường, tăng huyết áp. Do đó với những bệnh nhân mắc các bệnh đái tháo đường, tăng huyết áp thì việc kiểm soát huyết áp và nồng độ đường huyết ở mức bình thường rất quan trọng, giúp phòng tránh bệnh suy thận mạn.

Bệnh suy thận mạn có thể phòng ngừa nếu duy trì thói quen và lối sống khoa học

Duy trì mức cân nặng hợp lý

Nếu bạn có cân nặng ở mức phù hợp, bạn nên tập thể dục bằng cách vận động cơ thể hầu hết các ngày trong tuần. Nếu bạn cần giảm cân, hãy tham khảo ý kiến bác sĩ về các biện pháp giảm cân lành mạnh. Thông thường các bác sĩ sẽ khuyên bạn tăng hoạt động thể chất hàng ngày và giảm lượng calo.

Thực hiện chế độ dinh dưỡng phù hợp

Để phòng ngừa suy thận, việc hạn chế đạm trong khẩu phần ăn hằng ngày là cần thiết. Giảm chất đạm giúp giảm tải gánh nặng cho thận, bởi các chất đạm sau khi được chuyển hóa tạo ra rất nhiều chất độc hại với thận khi chúng được đào thải qua đường tiểu.

Hấp thụ quá nhiều muối có nguy cơ khiến nước bị tích tụ trong cơ thể, từ đó gây tăng huyết áp và tăng nguy cơ phát sinh những vấn đề liên quan đến tim mạch cũng như thận. 

Bổ sung đủ nước cho cơ thể

Nước giúp thận thực hiện tốt các chức năng lọc, điều hòa lượng nước trong cơ thể. Uống nước giúp thận bài tiết các chất thải, độc hại dư thừa ra khỏi cơ thể dễ dàng.

Bỏ thuốc lá, hạn chế nước có cồn

Các nghiên cứu cho thấy những người hút thuốc lá có khả năng suy giảm chức năng thận và nguy cơ đau tim, đột quỵ tăng lên 4 - 5 lần. Do đó, nếu bạn có thói quen xấu này, hãy nhờ bác sĩ tư vấn cách bỏ thuốc lá hiệu quả nhằm bảo vệ sức khỏe toàn diện nói chung cũng như phòng tránh bệnh suy thận mạn nói riêng.

Tương tự thuốc lá, bên cạnh gan và tim, thức uống chứa cồn (bia, rượu...) cũng có nguy cơ gây tổn hại cho thận. Liên tục uống nhiều bia rượu trong thời gian ngắn rất dễ gây nên các bệnh tim mạch, yếu tố nguy cơ kéo theo tình trạng chức năng thận suy giảm.

Suy thận mạn tính là bệnh tiến triển âm thầm, ít có triệu chứng rầm rộ. Vì vậy, để phòng ngừa suy thận mạn và các biến chứng của suy thận mạn, bạn cần kiểm tra sức khỏe định kỳ 6 tháng một lần để tầm soát bệnh này, phát hiện sớm sẽ giúp cho có biện pháp dự phòng và điều trị để làm chậm tiến triển của bệnh thận mạn tính.

ĐIỀU TRỊ SUY THẬN HIỆU QUẢ BẰNG ĐÔNG Y TRỊNH GIA

LH: Miền Bắc: Đường Đồng Tâm, Khu Đồng Mát, Phường Tân An, Thị Xã Quảng Yên, Tỉnh Quảng Ninh
Hotline: 0378 041 262
 

LH: Miền Nam: Số nhà 10/1/2A đường 26, Phường Linh Đông, Thủ Đức, Thành Phố Hồ Chí Minh

Hotline: 0913 82 60 68

Bình luận (0)

Gửi bình luận của bạn

Captcha