Triệu chứng bệnh suy thận ở người cao tuổi

Suy thận là một vấn đề sức khỏe nghiêm trọng và ngày càng phổ biến đặc biệt là suy thận ở những người cao tuổi.

Ngày đăng: 18-06-2024

107 lượt xem

Suy thận ở người cao tuổi là gì?

Suy thận ở người cao tuổi là tình trạng thận khi hoạt động lâu năm sẽ dần lão hóa theo thời gian. Khi càng lớn tuổi, kích thước của thận sẽ dần giảm đi. Khi đó, lưu lượng máu đi quan thận giảm, chức năng lọc cũng bị giảm. Do đó, nguy cơ mắc bệnh suy thận ở người già sẽ lớn hơn so với những độ tuổi khác.

Có nhiều nguyên nhân dẫn tới tình trạng suy thận ở người lớn tuổi. Trong đó, một số nguyên nhân thường gặp như:

- Sử dụng thuốc: Người lớn tuổi thường mắc nhiều bệnh lý. Điều này yêu cầu họ phải sử dụng một lượng thuốc lớn. Một số trường hợp còn tự ý bổ sung những loại thực phẩm chức năng không rõ nguồn gốc xuất xứ, không có sự hướng dẫn của bác sĩ. Các loại thuốc này có nhiều cơ chế khác nhau tác động đến thận, gây tổn thương thận. Khi sử dụng lâu dài, người bệnh có nguy cơ đối mặt với biến chứng nguy hiểm của bệnh.

- Ăn uống kém: Thói quen ăn uống hàng ngày không khoa học, ăn uống kém, cơ thể không còn nhiều sức đề kháng với các dịch bệnh, đào thải chất độc nên gây ra các triệu chứng bệnh ở người lớn tuổi.

- Mắc các bệnh lý khác: Các bệnh lý như tiểu đường, cao huyết áp… có khả năng gây ra tổn thương cho các mạch máu trong cơ thể, trong đó có mạch máu thận. Người lớn tuổi khi mắc những bệnh mạn tính này sẽ có nguy cơ bị suy thận rất cao ở người lớn tuổi. Ngoài ra, bệnh xơ cứng động mạch cũng gây tổn hại mạch máu trong thận, gây ra bệnh thận ở người lớn tuổi.

Có rất nhiều yếu tố nguy cơ dẫn đến bệnh suy thận ở người cao tuổi 

Triệu chứng suy thận ở người cao tuổi

- Mệt mỏi: Do sự giảm chức năng thận, cơ thể không thể lọc chất độc hiệu quả, dẫn đến sự tích tụ các chất độc trong máu, gây mệt mỏi và suy nhược.

- Phù nề: Sự tích tụ chất lỏng trong cơ thể do thận không thể loại bỏ chất lỏng dư thừa, thường thấy ở mắt cá chân, chân, và tay.

- Khó thở: Tích tụ chất lỏng trong phổi có thể gây khó thở.

- Tiểu ít hơn bình thường, tiểu đêm nhiều, hoặc thậm chí tiểu ra máu.

- Nhiều người bị suy thận trải qua sự thay đổi trong hương vị thức ăn hoặc cảm giác không ngon miệng.

- Tích tụ chất độc có thể ảnh hưởng đến não, gây ra các vấn đề về trí nhớ và tinh thần.

- Do chất độc tích tụ trong cơ thể gây ra tình trạng ngứa

Một số triệu chứng của bệnh suy thận ở người cao tuổi

Một số bệnh thận ở người cao tuổi thường gặp dễ bị bỏ qua

Nhiễm trùng đường tiết niệu

Ở người cao tuổi có thể gặp cả nhiễm trùng tiểu trên (viêm thận bể thận, áp-xe quanh thận, áp-xe thận) và nhiễm trùng tiểu dưới (viêm bàng quang viêm tiền liệt tuyến viêm niệu đạo). Do đặc điểm ở người cao tuổi hay gặp các rối loạn về tâm thần (sa sút trí tuệ) và tiểu không kiểm soát được, nên nguy cơ nhiễm trùng đường tiết niệu cao hơn các nhóm tuổi trẻ hơn.

Xơ hóa mạch máu thận

Trong quá trình lão hóa của cơ thể mạch máu toàn thân bị xơ hóa và mạch máu thận cũng không là một ngoại lệ. Chúng ta biết nhiều đến tình trạng xơ vữa mạch máu não gây tai biến mạch máu não xơ vữa mạch vành tim gây ra bệnh lý mạch vành, còn xơ vữa mạch máu thận thì ít khi được đề cập đến. Trong các nghiên cứu cho thấy, có sự tương xứng giữa mức độ xơ vữa động mạch chủ bụng và tình trạng xơ vữa mạch máu thận.

Xơ vữa động mạch thận sẽ đưa đến sự hẹp và gây ra triệu chứng. Triệu chứng hay gặp là cao huyết áp giảm tưới máu nhu mô thận, giảm độ lọc cầu thận và cuối cùng đưa đến suy thận mãn. Người cao tuổi có hẹp động mạch thận chỉ cần một yếu tố rối loạn nước điện giải xảy ra hoặc nhiễm trùng sẽ nhanh chóng đưa đến tình trạng suy thận ở người cao tuổi.

Suy thận cấp ở người cao tuổi

Suy thận ở người cao tuổi rất khác so với suy thận cấp ở người trẻ, cần phải được lưu ý kỹ càng hơn. Ở người có tuổi hay gặp tình trạng suy thận cấp trước thận, có nghĩa là tình trạng lưu lượng máu đến thận bị giảm. Ở người cao tuổi hay gặp các yếu tố thuận lợi như: cung cấp nước không đầy đủ (do người cao tuổi hay quên, bị sa sút trí tuệ hoặc chăm sóc kém...), giảm cô đặc thận và ứ muối, giảm thể tích máu đến thận do hạ huyết áp (do dùng quá liều thuốc hạ áp hoặc lợi tiểu quá mức).

Ở người cao tuổi là nam giới cũng hay gặp tình trạng suy thận do phì đại tiền liệt tuyến gây tắc nghẽn đường tiểu. Khác với người trẻ, suy thận cấp ở người cao tuổi cần phải có thái độ xử lý tích cực bằng thẩm phân phúc mạc, hoặc lọc máu nhân tạo để tránh tác hại của tình trạng tăng u-rê máu và giảm nguy cơ bị nhiễm trùng. 

LIÊN HỆ ĐIỀU TRỊ BỆNH SUY THẬN AN TOÀN VÀ HIỆU QUẢ TẠI ĐÂY

Phòng ngừa và điều trị suy thận ở người cao tuổi

Để phòng ngừa suy thận ở người cao tuổi, việc duy trì một chế độ ăn uống cân đối và lành mạnh là rất quan trọng. Dưới đây là một số khuyến nghị về thực phẩm nên ăn và những thứ cần tránh:

Người cao tuổi bị suy thận nên ăn gì:

- Thực phẩm giàu chất xơ: Rau, hoa quả, ngũ cốc nguyên hạt giúp cải thiện chức năng tiêu hóa và giảm nguy cơ bệnh tim mạch.

- Chất đạm chất lượng cao: Thịt gà, cá, trứng, đậu nành và các sản phẩm từ sữa ít béo cung cấp chất đạm cần thiết mà không gây áp lực nhiều lên thận.

- Nguồn chất béo lành mạnh: Dầu ô liu, dầu hạt lanh, và các loại hạt cung cấp chất béo không bão hòa tốt cho sức khỏe tim mạch.

- Thực phẩm giàu Canxi và Vitamin D: Sữa ít béo, rau xanh, và cá hồi giúp duy trì sức khỏe xương và thận.

Người cao tuổi mắc bệnh suy thận cần tránh gì:

- Thực phẩm giàu Natri, kali và photpho: Hạn chế muối và thực phẩm chế biến như đồ hộp, đồ đóng gói, và thức ăn nhanh, vì chúng có thể gây huyết áp cao và gây áp lực lên thận, chuối, cam, khoai tây, và các sản phẩm từ sữa có thể cần hạn chế nếu mức kali hoặc phốt pho trong máu cao.

- Chất đạm dư thừa: Việc tiêu thụ quá nhiều chất đạm, đặc biệt từ thịt đỏ, có thể tăng áp lực lên thận.

- Thức uống chứa caffeine và rượu có thể làm tăng nguy cơ mất nước và gây áp lực lên thận.

Làm gì khi chức năng thận suy giảm

- Tái khám định kì theo lịch hẹn của bác sĩ: Tuân theo lịch tái khám để bác sĩ có thể theo dõi sát sao tình trạng sức khỏe và điều chỉnh phác đồ điều trị khi cần thiết.

- Tránh các thuốc không rõ nguồn gốc và độc hại đối với thận: Chỉ sử dụng thuốc theo sự chỉ định của bác sĩ và tránh những loại thuốc có thể gây hại cho thận.

- Điều trị triệt để các bệnh lí hệ niệu: Bao gồm sỏi thận và nhiễm trùng tiểu, vì chúng có thể làm tồi tệ thêm tình trạng của thận.

- Kiểm soát huyết áp: Duy trì trị số huyết áp dưới 130/80 mm Hg giúp giảm gánh nặng lên thận và làm chậm tiến triển của bệnh.- 

- Chuẩn bị điiều trị thay thế thận ở giai đoạn 4 và 5: Khi suy thận tiến triển đến giai đoạn nặng, cần xem xét các phương pháp điều trị thay thế như lọc máu ngoài cơ thể (dialysis) hoặc ghép thận.

- Chuẩn bị cho chạy thận nhân tạo: Nếu lựa chọn dialysis, cần phẫu thuật tạo AVF (Arteriovenous Fistula) trước khi bắt đầu lọc máu khoảng 3-6 tháng.

ĐIỀU TRỊ SUY THẬN HIỆU QUẢ BẰNG ĐÔNG Y TRỊNH GIA

LH: Miền Bắc: Đường Đồng Tâm, Khu Đồng Mát, Phường Tân An, Thị Xã Quảng Yên, Tỉnh Quảng Ninh
Hotline: 0378 041 262
 

LH: Miền Nam: Số nhà 10/1/2A đường 26, Phường Linh Đông, Thủ Đức, Thành Phố Hồ Chí Minh

Hotline: 0913 82 60 68

Bình luận (0)

Gửi bình luận của bạn

Captcha