Vì sao bệnh tiểu đường có thể biến chứng thành bệnh suy thận

Việc phát hiện sớm dấu hiệu suy thận ở bệnh nhân tiểu đường là rất quan trọng trong điều trị và dự phòng.

Ngày đăng: 28-05-2024

87 lượt xem

Bệnh suy thận do tiểu đường là gì?

Bệnh suy thận do tiểu đường là một loại bệnh lý ở thận có nguyên nhân do bệnh tiểu đường biến chứng. Theo thống kế, có khoảng 1/3 số bệnh nhân tiểu đường sẽ dẫn đến suy thận.

Bệnh nhân có bệnh tiểu đường và bệnh thận kết hợp sẽ có tiến triển xấu hơn so với những người chỉ có bệnh thận đơn thuần. Vì những người bị bệnh tiểu đường thường có xu hướng có các bệnh lý mạn tính khác như tăng huyết áp, tăng cholesterol và các bệnh mạch máu (xơ vữa động mạch). Bệnh nhân tiểu đường cũng thường có các vấn đề khác liên quan đến thận như nhiễm khuẩn bàng quang, tổn thương hệ thống thần kinh chi phối bàng quang.

Bệnh thận do tiểu đường loại 1 có chút khác biệt so với bệnh thận do tiểu đường loại 2. Ở tiểu đường loại 1, bệnh thận hiếm khi bắt đầu trong 10 năm đầu sau khi được chẩn đoán tiểu đường. Ở tiểu đường loại 2, một số bệnh nhân đã mắc bệnh thận ngay tại thời điểm được chẩn đoán tiểu đường.

Những người mắc bệnh tiểu đường thường dễ biến chứng thành bệnh suy thận

Triệu chứng thường gặp của bệnh suy thận ở bệnh nhân tiểu đường

Các triệu chứng thường gặp của bệnh suy thận do biến chứng bệnh tiểu đường cũng tương tự như các triệu chứng của bệnh thận mạn tính và thường xảy ra khi bệnh đã ở giai đoạn cuối:

- Nước tiểu bất thường: Có bong bóng hoặc bọt trong nước tiểu, lượng nước tiểu nhiều hoặc ít hơn bình thường, có máu trong nước tiểu (thường chỉ nhìn thấy được qua kính hiển vi).

- Phù: Do bị giảm mức lọc cầu thận gây ứ nước, ứ muối trong cơ thể. Thường sẽ là phù toàn thân, từ mí mắt xuống bàn chân, da trắng nhạt.

- Thiếu máu: Thiếu máu rất khó hồi phục do thận không sản xuất đủ Erythropoietin (là một hormone thiết yếu để tạo hồng cầu từ mô dòng hồng cầu trong tủy xương). Thiếu máu khiến người bệnh thấy mệt mỏi, hoa mắt, chóng mặt, mất tập trung và cảm giác ớn lạnh.

- Ngứa ở da: Do sự tích tụ với nồng độ cao của các chất thải trong máu.

- Mất cảm giác ngon miệng: Do nồng độ ure trong máu cao sẽ khiến thức ăn có vị khác đi, làm mất đi cảm giác ngon miệng và hơi thở có mùi.

- Buồn nôn và nôn: Do tích tụ quá nhiều các chất thải trong máu có thể gây nên tình trạng buồn nôn và nôn.

-  Khó thở: Do ứ dịch tại phổi hoặc thiếu máu (thiếu hụt các tế bào hồng cầu vận chuyển oxy) sẽ gây cảm giác khó thở.

Triệu chứng bệnh suy thận ở bệnh nhân tiểu đường giống với các bệnh nhân suy thận khác

Dấu hiệu suy thận ở bệnh nhân tiểu đường

Những dấu hiệu sớm nhất của bệnh thận ở người mắc bệnh tiểu đường là việc bài tiết albumin tăng lên trong nước tiểu. Tuy nhiên, phải mất một thời gian dài để xét nghiệm thông thường cho thấy những dấu hiệu của bệnh thận. Vì vậy, cần phải làm xét nghiệm này hàng năm.

Một dấu hiệu sớm khác của bệnh có thể xảy ra là tình trạng tăng cân và mắt cá chân bị sưng. Bệnh nhân sẽ đi vệ sinh nhiều hơn vào ban đêm. Huyết áp có thể quá cao. Khi đã mắc bệnh tiểu đường, nên kiểm tra nồng độ máu, nước tiểu và huyết áp ít nhất một lần trong năm. Việc duy trì kiểm soát bệnh tiểu đường có thể làm giảm nguy cơ phát triển bệnh thận nặng hơn.

Khi bị suy thận, nồng độ nitơ-urê trong máu (BUN) sẽ tăng cùng lúc với nồng độ Creatinine trong máu. Bệnh nhân cũng có thể bị buồn nôn, nôn mửa, mất cảm giác ngon miệng, mệt mỏi ngày càng tăng hoặc ngứa, đau cơ (đặc biệt là ở chân) và thiếu máu (hoặc nồng độ máu thấp). Nếu bệnh trạng phát triển bất cứ dấu hiệu nào, hãy thông báo với bác sĩ ngay.

LIÊN HỆ ĐIỀU TRỊ BỆNH SUY THẬN AN TOÀN VÀ HIỆU QUẢ TẠI ĐÂY

Vì sao người bệnh tiểu đường dễ bị biến chứng suy thận

- Thứ nhất là sự tổn thương các mạch máu ở thận. Các đơn vị lọc của thận có rất nhiều mạch máu nhỏ. Khi đường huyết cao sẽ gây tổn thương các mạch máu này, làm các mạch máu bị hẹp lại hay tắc nghẽn dẫn đến thiếu máu và làm tổn thương các đơn vị lọc này, làm cho albumin (là một loại protein) bị mất qua nước tiểu, theo thời gian sẽ dẫn đến suy thận.

- Thứ 2, khiến bệnh tiểu đường dễ gây tổn thương cho thận là do tổn thương các dây thần kinh. Các dây thần kinh có vai trò quan trọng trong việc truyền thông tin giữa não và các bộ phận khác trong cơ thể, bao gồm bàng quang. Tín hiệu thần kinh từ bàng quang báo cho não biết bàng quang đầy và có cảm giác mắc tiểu.

Khi đường huyết cao sẽ làm tổn thương những tín hiệu thần kinh này, người bệnh sẽ không cảm nhận được khi nào bàng quang đầy để đi tiểu kịp thời, làm tăng áp lực của bàng quang cũng làm thận bị tổn thương.

- Thứ 3 là nhiễm trùng đường tiểu. Đường huyết cao là một yếu tố thuận lợi làm người bệnh dễ bị nhiễm trùng đường tiểu hơn thông thường. Ngoài ra, tình trạng ứ đọng nước tiểu cũng làm gia tăng nguy cơ nhiễm trùng đường tiểu, đa số người bệnh có nhiễm trùng đường tiểu dưới nhưng một số trường hợp nhiễm trùng có thể lan lên thận và làm tổn thương thận.

Kiểm tra và duy trì đường huyết thường xuyên rất quan trọng đối với bệnh nhân tiểu đường

Các thực phẩm nên tránh khi mắc biến chứng suy thận do tiểu đường

Thận là cơ quan quan trọng trong quá trình lọc và bài tiết. Vì vậy nếu hoạt động của thận suy giảm thì một số chất sẽ không được lọc và đào thải. Do đó, người suy thận do tiểu đường cần hạn chế một số chất trong thực phẩm, cụ thể như sau: 

- Giảm muối trong khẩu phần ăn: Thành phần của muối đa phần là natri clorua. Trong đó, natri đóng vai trò cần bằng chất lỏng trong cơ thể. Chế độ ăn nhiều muối sẽ tăng giữ nước và làm mất cân bằng dịch thể. Lượng lớn dịch thể bị giữ lại sẽ làm tăng huyết áp, tạo áp lực lên thận và có thể gây ra tình trạng phù. Vì vậy người suy thận do tiểu đường cần hạn chế tối đa lượng muối tiêu thụ mỗi ngày.

- Hạn chế thực phẩm giàu Kali: 

Ở người suy thận, khả năng đào thải kali suy giảm. Lượng kali tồn đọng trong cơ thể gây mệt mỏi, yếu cơ, rối loạn nhịp tim. Nặng hơn nữa là ngừng tim. Một số thực phẩm chứa nhiều kali mà người bệnh nên hạn chế: Trái cây giàu Kali: Bơ, chuối, mơ, kiwi, cam,…  Một số loại rau giàu kali: Củ cải, rau bina,… là các loại rau có chứa lượng lớn kali. Khoảng 30 g rau chứa 136 – 290 g kali.

Các thực phẩm giàu Kali không tốt cho bệnh nhân suy thận

- Hạn chế lượng Photpho tiêu thụ

Nếu chế độ ăn không được kiểm soát, lượng photpho dư thừa khiến bệnh thận càng nặng hơn. Hơn nữa, nồng độ photpho trong máu cao sẽ gây xơ vữa mạch máu. Điều này khiến tăng nguy cơ mắc các bệnh lý tim mạch, xương khớp. Một số thực phẩm chứa nhiều photpho không tốt cho người bệnh:

- Soda, nước ngọt có màu: Các loại nước này có thể chứa 90 – 180 mg photpho/ 355mL. Photpho trong nước ở dạng muối nên rất dễ hấp thu và làm tăng nhanh nồng độ. Vì vậy, người bệnh không nên sử dụng các loại đồ uống này.

- Phô mai, sữa: Đây là một số thực phẩm có chứa nhiều photpho. Người bệnh nên hạn chế hoặc sử dụng với lượng vừa đủ để tránh lượng photpho tăng quá cao.

Làm thế nào để biết phát hiện tổn thương thận ở người bệnh tiểu đường

Hầu hết những người bị tổn thương thận giai đoạn đầu hoàn toàn không có triệu chứng gì nên cách tốt nhất để phát hiện sớm tổn thương thận là xét nghiệm tầm soát bằng cách kiểm tra chức năng thận và xét nghiệm nước tiểu mỗi năm một lần. Xét nghiệm này kiểm tra một lượng rất nhỏ protein trong nước tiểu được gọi là albumin niệu, giúp phát hiện những tổn thương thận ở giai đoạn sớm.

Việc phát hiện sớm biến chứng suy thận ở bệnh nhân tiểu đường có ý nghĩa vô cùng quan trọng, giúp ngăn chặn những vấn đề nặng nề mà nó gây ra cho sức khỏe người bệnh.

ĐIỀU TRỊ SUY THẬN HIỆU QUẢ BẰNG ĐÔNG Y TRỊNH GIA

LH: Miền Bắc: Đường Đồng Tâm, Khu Đồng Mát, Phường Tân An, Thị Xã Quảng Yên, Tỉnh Quảng Ninh
Hotline: 0378 041 262
 

LH: Miền Nam: Số nhà 10/1/2A đường 26, Phường Linh Đông, Thủ Đức, Thành Phố Hồ Chí Minh

Hotline: 0913 82 60 68

Bình luận (0)

Gửi bình luận của bạn

Captcha