Nhận biết sớm các triệu chứng của bệnh suy thận để tìm phương pháp điều trị phù hợp và hiệu quả luôn là câu hỏi của rất nhiều bệnh nhân bị suy thận.
Ngày đăng: 08-05-2023
1,104 lượt xem
1. Suy thận là gì?
Thận là cơ quan nằm về phía lưng dưới của cơ thể người, phân bố ở hai bên cột sống. Giúp ổn định lượng dịch, bài tiết các chất dư thừa khác ra khỏi cơ thể thông qua tiểu tiện.
Suy thận là tình trạng thận bị mất chức năng và không còn khả năng lọc các chất thải từ máu. Điều này dẫn đến những chất thải trong máu không thể lọc ra ngoài và tích tụ lại trong cơ thể. Suy thận là giai đoạn cuối của bệnh lý thận mạn tính. Nếu không được chạy thận hoặc ghép thận, người bệnh sẽ khó duy trì được sự sống.
Suy thận được phân làm 2 loại:
- Suy thận mạn tính: Bệnh lý đặc trưng bởi sự suy giảm chức năng của thận sẽ diễn ra trong một khoảng thời gian dài và khó có thể điều trị dứt điểm được.
- Suy thận cấp tính: Là tình trạng mà chức năng của thận bị suy giảm nghiêm trọng khá nhanh, chỉ trong vòng vài ngày.
Suy thận là tình trạng thận mất chức năng lọc chất thải từ máu
2. Dấu hiệu nhận biết suy thận
Các triệu chứng của bệnh suy thận giai đoạn đầu có thể khó xác định. Tuy nhiên, bạn nên thận trọng nếu xuất hiện các dấu hiệu ban đầu như: tiểu ít, sưng phù tay chân, khó thở,…
Thông thường bệnh nhân suy thận sẽ có một vài triệu chứng và phát triển theo thời gian nếu tổn thương thận tiến triển chậm và thường không đặc hiệu. Khi bắt đầu điều trị bệnh, các triệu chứng này sẽ được cải thiện và người bệnh sẽ cảm thấy khỏe hơn rất nhiều. Một số biểu hiện của tình trạng này có thể xảy ra bao gồm:
- Giảm lượng nước tiểu
- Phù mắt cá chân, bàn chân
- Đau hoặc cảm thấy nặng ngực
- Buồn ngủ quá mức, mệt mỏi, uể oải
- Kém ăn, buồn nôn dai dẳng, nôn
- Khó thở không rõ nguyên nhân
- Ngứa ngáy
- Thiếu máu (ít xuất hiện)
- Sụt cân
- Co rút cơ (đặc biệt là ở chân)
XEM THÊM:
3. Nguyên nhân gây suy thận
Bệnh suy thận có thể là hệ quả của một số vấn đề về sức khỏe, nguyên nhân gây bệnh suy thận có thể đến từ một số yếu tố sau đây:
- Giảm lượng máu đến thận: Lượng máu đến thận bị mất đột ngột dẫn đến suy thận do nguyên nhân như: bệnh tim, sẹo gan hoặc suy gan, bị bỏng nặng, phản ứng dị ứng, nhiễm trùng nặng,… . Ngoài ra, dùng thuốc cao huyết áp và thuốc chống viêm cũng có thể hạn chế lượng máu đến thận.
- Đào thải nước tiểu: Nguyên nhân dẫn đến tình trạng này bao gồm một số bệnh ung thư ở đại tràng, bàng quang, tuyến tiền liệt (ở nam giới), cổ tử cung (nữ giới),… Dẫn đến cơ thể không đào thải được nước tiểu, các chất độc sẽ tích tụ và gây quá tải cho thận.
Các tình trạng khác như: sỏi thận, phì đại tuyến tiền liệt, cục máu đông trong đường tiết niệu, tổn thương dây thần kinh kiểm soát bàng quang… có thể gây cản trở việc tiểu tiện và lâu dần dẫn đến bệnh suy thận.
Có 5 giai đoạn suy thận
- Suy thận mạn tính giai đoạn 1 và 2: Tổn thương thận ở giai đoạn này thường chưa nghiêm trọng. Giai đoạn này triệu chứng bệnh chưa rõ ràng, chỉ khởi phát theo đợt. Trong các đợt khởi pháp cấp tính của suy thận mạn, người bệnh sẽ cảm thấy chán ăn, thiếu máu nhẹ, tiểu đêm nhiều, cảm giác mệt mỏi, đau tức hai bên thắt lưng.
- Suy thận mạn giai đoạn 3: Trong giai đoạn này, chức năng của thận đã bị suy giảm rõ. Một số người bệnh ở đợt khởi phát cấp có thể xuất hiện các triệu chứng như đau lưng, phù mí mắt, sưng chân và tay, đi tiểu với lượng nhiều hay ít hơn bình thường.
- Suy thận mạn giai đoạn 4: giai đoạn này biểu hiện lâm sàng đã xuất hiện rõ ràng, triệu chứng do suy giảm chức năng lọc máu của thận như da xanh xao, tăng huyết áp, xuất huyết đường tiêu hóa, chán ăn, tiểu đêm nhiều, buồn nôn, phù nề và ngứa toàn thân, thường xuyên đau nhức đầu, đau nhức xương khớp,…
- Suy thận mạn tính giai đoạn 5: Đây là giai đoạn thận đã tổn thương vô cùng nghiêm trọng với mức lọc cầu giảm thấp (< 15 mL/phút). Người bệnh xuất hiện nhiều triệu chứng lâm sàng do nhiều cơ quan đã bị nhiễm độc, nhất là tim mạch, tiêu hóa, thần kinh, hô hấp da và máu.
Người bệnh suy thận giai đoạn 5 cần phải chạy thận nhân tạo hoặc lọc màng bụng thường xuyên nhằm duy trì sự sống và cải thiện tình trạng bệnh. Ghép thận ở giai đoạn này sẽ là phương pháp điều trị hiệu quả, mang lại hy vọng sống lâu dài cho người bệnh.
Bệnh suy thận trải qua 5 giai đoạn với nhiều triệu chứng khác nhau
4. Các phương pháp điều trị bệnh Suy thận
Điều trị suy thận bằng Tây y
Suy thận là bệnh nguy hiểm nên càng điều trị sớm sẽ đem lại nhiều lợi ích cho bệnh nhân. Điều trị suy thận chủ yếu là kiểm soát triệu chứng, giảm biến chứng và kìm hãm sự tiến triển của bệnh. Một số biện pháp được bác sĩ chỉ định điều trị bệnh suy thận bằng Tây y dưới đây:
- Điều trị nội khoa: Hầu hết các trường hợp suy thận đều được kê thuốc sử dụng để kiểm soát đường máu, huyết áp, kiểm soát cholesterol nhằm ngăn ngừa các biến chứng ảnh hưởng đến tim mạch, thần kinh, tính mạng người bệnh.
- Tư vấn dinh dưỡng, tập luyện: ngoài sử dụng thuốc, bác sĩ sẽ tư vấn cho bệnh nhân thay đổi chế độ ăn uống, sinh hoạt phù hợp, cần hạn chế muối, hạn chế kali, phốt pho, đồng thời ăn nhiều rau xanh và tập luyện thể dục thể thao đều đặn, kiểm soát cân nặng để không khiến bệnh nặng nề hơn.
- Chạy thận nhân tạo: Máu được đưa ra ngoài qua bộ lọc, được làm sạch rồi sau đó được đưa trở lại cơ thể. Trung bình người bệnh cần lọc máu 2-4 lần/tuần, thời gian khoảng 4-6 tiếng/lần.
- Lọc màng bụng: máu được làm sạch ngay bên trong cơ thể, màng bụng của người bệnh được sử dụng làm màng lọc thay cho thận. Bác sĩ sẽ đưa vào bụng người bệnh một chất lỏng đặc biệt để hấp thu chất thải, sau đó chất lỏng này được dẫn lưu ra ngoài.
- Ghép thận: là phương pháp điều trị suy thận mạn giai đoạn cuối hiệu quả nhất hiện nay. Phương pháp được thực hiện bằng cách lấy thận của người khỏe mạnh rồi ghép cho bệnh nhân. Tuy nhiên, cần phải tìm được thận phù hợp và chi phí thực hiện khá cao. Ghép thận vẫn tồn tại nguy cơ thải ghép và nhiều tác dụng phụ của thuốc thải ghép.
Điều trị suy thận bằng thuốc Tây y không phải là cách giúp chữa khỏi bệnh, phương pháp này chỉ có thể giúp kiểm soát thận tránh khỏi các biến chứng nặng hơn và giảm bớt sự đau đớn để duy trì sự sống cho người bệnh.
Dù lọc máu có thể giúp giảm bớt áp lực cho thận, giúp thận khỏe hơn, nhưng việc này cũng không thể thay thế hoàn toàn chức năng của thận. Vì thế, người bị bệnh vẫn có nguy cơ gặp các biến chứng nguy hiểm, thậm chí là dẫn đến tử vong.
LIÊN HỆ ĐIỀU TRỊ BỆNH SUY THẬN AN TOÀN VÀ HIỆU QUẢ TẠI ĐÂY
Điều trị bệnh suy thận bằng Đông Y
Hiện nay, điều trị bệnh suy thận bằng Đông y được các chuyên gia đánh giá cao và được nhiều người bệnh lựa chọn bởi phương pháp điều trị hiệu quả tích cực.
Đông y có hiệu quả rất tốt và an toàn trong điều trị bệnh suy thận
Phương pháp chữa suy thận bằng Đông y có những ưu điểm làm cho người bệnh cảm thấy vô cùng hài lòng vì:
- Trị bệnh tận gốc: chữa suy thận bằng Đông y giúp bồi bổ chính khí, giải độc cơ thể, tập trung triệt tiêu nguyên nhân gây bệnh. Duy trì lâu dài hiệu quả lâu dài. Người bệnh không cần lo lắng tình trạng suy thận tái đi tái lại.
- Tăng cường sức khỏe: các thảo dược Đông y chữa suy thận còn có tác dụng bồi bổ khí huyết, thúc đẩy lưu thông máu, tăng cường sức khỏe và ngăn ngừa cách bệnh về huyết áp, tim mạch,…
- Mức độ an toàn cao: thành phần của bài thuốc đều là các thảo dược thiên nhiên nên rất lành tính, không gây ra tác dụng phụ cho bệnh nhân như dùng thuốc Tây y.
- Tránh lạm dụng thuốc: đây là tình trạng khá phổ biến ở những người dùng thuốc Tây y quá nhiều, điều trị thuốc Đông Y người bệnh sẽ hạn chế được tình trạng kháng thuốc mặc dù sử dụng trong thời gian dài. Thuốc dùng càng lâu càng ngấm, giải quyết triệt để được vấn đề của bệnh suy thận.
Vì điều trị suy thận bằng Đông y phải kiên nhẫn mới thấy bệnh thuyên giảm hiệu quả và đây vẫn là phương pháp mà nhiều người bệnh suy thận tin tưởng áp dụng. Các thảo dược và bài thuốc đông y tương đối an toàn nhưng trước khi sử dụng, bạn cần tham khảo ý kiến của lương y để đạt hiệu quả tốt nhất nhé!
XEM THÊM:
Gửi bình luận của bạn