Vì một số nguyên nhân dẫn đến các bộ phận trong cơ thể bị thương tổn trong đó có thận. Bệnh lý thường gặp là suy thận cấp rất nguy hiểm nếu không phát hiện kip thời.
Ngày đăng: 28-05-2023
338 lượt xem
Nên hiểu như thế nào về suy thận cấp?
Suy thận cấp là tình trạng chức năng của hai quả thận bị suy giảm hoặc mất hoàn toàn trong một khoảng thời gian, nhưng chỉ tạm thời. Do nhiều nguyên nhân khác nhau khiến mức lọc của vi cầu thận bị suy giảm hoàn toàn, gây ra tình trạng thiểu niệu và vô niệu, làm tăng nồng độ các chất như ure, creatinin trong máu, các cân bằng như nước - điện giải, kiềm - toan và một số cân bằng khác trong cơ thể bị rối loạn...
Tình trạng này khiến các chất độc tích tụ trong cơ thể và gây nguy hiểm đến tính mạng, nếu người bệnh có thêm một số bệnh lý kèm theo như tim mạch, phổi… Tuy nhiên, bệnh nhân có khả năng phục hồi hoàn toàn, nếu được phát hiện kịp thời và điều trị đúng phác đồ.
Suy thận cấp thường làm suy giảm chức năng thận trong một thời gian
2. Nguyên nhân nào dẫn đến suy thận cấp?
Nguyên nhân gây suy thận cấp được chia thành 3 nhóm lớn theo cơ chế bệnh sinh gồm: trước thận, tại thận và sau thận. Cụ thể như sau:
Nguyên nhân trước thận
- Giảm lưu lượng tưới máu: Các trường hợp mất máu/sốc mất máu, nôn/tiêu chảy, sử dụng thuốc lợi tiểu, lợi tiểu sau giải phóng tắc nghẽn, mất dịch tạm thời cũng khiến cho lượng máu tới thận bị suy giảm đột ngột, gây tổn thương thận cấp. Ngoài ra, tình trạng này còn xuất hiện ở người bị: xơ gan, viêm tụy, bỏng, vô cảm toàn thể… Ngoài ra, các trường hợp sốc nhiễm trùng, thay đổi huyết động học trong thận cũng được xem là nguyên nhân gây suy thận cấp trước thận.
- Giảm cung lượng tim: Suy thận cấp trước thận thường do nguyên nhân giảm cung lượng tim (hay còn gọi là tần số dòng máu), khiến cho lượng máu được tim bơm đi đến các cơ quan khác, bao gồm cả thận, bị thiếu hụt. Tình trạng thiếu máu đến thận thường do các nguyên nhân có liên quan đến tim như: thiếu máu cục bộ cơ tim hay nhồi máu cơ tim, bệnh van tim, bệnh cơ tim, chèn ép màng tim, suy cung lượng tim nặng…
<<<22 NGÀY CHỮA TRỊ SUY THẬN TỪ GIAI ĐOẠN 5 XUỐNG GIAI ĐOẠN 3 BẰNG ĐÔNG Y GIA TRUYỀN TRỊNH GIA>>>
Nguyên nhân tại thận
- Cầu thận: Các vấn đề ở cầu thận, búi mạch có nhiệm vụ lọc máu trong thận, gây ra Hội chứng thận hư (tiểu đạm lượng lớn), viêm cầu thận diễn tiến nhanh do nhiều nguyên nhân… khiến cho thận bị suy cấp tính.
- Mạch máu: Ở mạch máu lớn và trung bình có hiện tượng cục máu đông, huyết khối gây tắc động mạch thận hoặc động mạch bị kẹp nhầm trong quá trình phẫu thuật, huyết khối tĩnh mạch thận 2 bên… khiến cho dòng máu ở thận không ổn định, gây bệnh.
Ở mạch máu nhỏ của người bệnh có tình trạng thuyên tắc xơ vữa (Atheroembolic), huyết khối vi mạch (TMA), cơn xơ cứng bì cấp, tăng huyết áp cấp tính, Hội chứng thiếu máu tan huyết - tăng men gan - giảm tiểu cầu (HELLP)… ảnh hưởng đến sức khỏe thận.
- Mô kẽ: Một số nguyên nhân gây suy thận cấp có liên quan đến mô kẽ là viêm thận mô kẽ cấp (AIN), do dùng thuốc kháng sinh, lợi tiểu, NSAIDs, thuốc chống co giật, allopurinol hoặc do nhiễm trùng: vi khuẩn, virus, lao…
- Ống thận: Ống thận bị hoại tử cấp (ATN) cũng là một trong những nguyên nhân gây suy thận tại thận. Ngoài ra, tình trạng thiếu máu cục bộ thận do sốc, xuất huyết, chấn thương, nhiễm trùng huyết gram âm, viêm tuỵ cấp, hạ huyết áp do bất kỳ nguyên nhân nào cũng làm tổn thương thận. Một số vấn đề khác ở ống thận có liên quan đến thuốc độc thận, nội độc tố… cũng gây suy thận cấp.
LIÊN HỆ ĐIỀU TRỊ BỆNH SUY THẬN AN TOÀN VÀ HIỆU QUẢ TẠI ĐÂY
Nguyên nhân sau thận
- Phì đại tuyến tiền liệt lành tính hay ác tính
- Sỏi, u, cục máu nghẽn
- Hoại tử nhú thận
- Bàng quang niệu quản ngược dòng
- Bộ máy niệu trên, bệnh niệu quản gây bế tắc
- Chít hẹp các cơ quan tiết niệu
- Phình động mạch chủ bụng
- Xơ hóa sau phúc mạc
- Các tổn thương ở dương vật: hẹp bao quy đầu, hẹp lỗ niệu đạo, bít hẹp niệu đạo…
3. Các triệu chứng suy thận cấp qua từng giai đoạn mà bạn nên biết
Suy thận cấp tiến triển qua 4 giai đoạn cụ thể như sau:
- Giai đoạn khởi đầu: Tùy vào nguyên nhân gây bệnh, người bệnh sẽ bị thiểu niệu hoặc vô niệu trong các khoảng thời gian khác nhau.
- Giai đoạn thiểu niệu và vô niệu: Ở giai đoạn này, người bệnh bắt đầu bị thiểu niệu hoặc vô niệu kéo dài, khoảng từ 1 - 2 ngày đến vài tuần. Khi tình trạng thiểu niệu, vô niệu kéo dài sẽ dẫn đến lượng ure và creatinin trong máu tăng lên. Khi nồng độ các chất này tăng lên cao, bệnh sẽ diễn tiến càng nặng. Đồng thời cũng dẫn đến các rối loạn cân bằng nước, điện giải và cân bằng kiềm toan gây phù, thiếu máu, rối loạn tim mạch, xuất huyết, khó thở, hôn mê,... Ở giai đoạn này, nếu không xử trí kịp thời rất dễ dẫn đến tử vong do ngừng tim, phù phổi cấp, phù não, ngộ độc kali.
- Giai đoạn tiểu trở lại: Chức năng thận bắt đầu hồi phục, bệnh nhân suy thận cấp sẽ đi tiểu trở lại với số lần đi tiểu và lượng nước tiểu tăng dần. Mặc dù vậy, nếu các biến chứng không được điều trị ở những giai đoạn trước, khả năng tử vong vẫn có thể xảy ra, tuy nhiên tỷ lệ thấp hơn khi bệnh nhân được lọc thận nhân tạo.
- Giai đoạn hồi phục: Nếu không có biến chứng, nồng độ ure và creatinin trong máu của người bệnh giảm và dần trở về mức bình thường, chức năng thận và sức khỏe của người bệnh hồi phục.
Xử trí sớm triệu chứng suy thận cấp để phòng tiến triển thành suy thận mạn
4. Hướng dẫn điều trị suy thận cấp theo từng giai đoạn bệnh
Giai đoạn tấn công của các tác nhân gây bệnh:
Cố gắng điều trị loại bỏ nguyên nhân gây bệnh. Theo dõi sát tình trạng thiểu niệu, vô niệu để có chẩn đoán suy thận cấp sớm nhất.
Giai đoạn thiểu niệu, vô niệu:
- Giữ cân bằng nước, điện giải: Bù nước ở người bệnh vô niệu hoặc thiểu niệu đã có phù. Trường hợp suy thận cấp do nguyên nhân trước thận (sốc mất máu, sốc mất nước, sốc tim, sốc nhiễm khuẩn, hội chứng thận hư, xơ gan mất bù...): cần bù đủ thể tích tuần hoàn càng sớm càng tốt, không sử dụng lợi tiểu nếu chưa bù đủ khối lượng tuần hoàn.
- Điều trị tăng Kali máu: Tăng kali máu luôn là nguy cơ đe dọa tính mạng người bệnh suy thận cấp. Hạn chế đưa K+ vào: không ăn rau quả có nhiều Kali, không sử dụng thuốc, dịch truyền có K+.
Phục hồi chức năng suy thận cấp để hạn chế biến chứng nguy hiểm
- Giai đoạn tiểu được trở lại: Chủ yếu là cân bằng nước điện giải. Cần đo chính xác lượng nước tiểu 24 giờ và theo dõi sát điện giải máu để kịp thời điều chỉnh.
Sau khoảng 5 ngày nếu người bệnh vẫn tiểu nhiều cũng nên hạn chế lượng dịch truyền và uống, vì thận đã bắt đầu phục hồi chức năng cô đặc. Theo dõi sát nước tiểu 24h để có biện pháp bù dịch thích hợp
Giai đoạn phục hồi chức năng:
- Cần chú ý công tác điều dưỡng: chế độ ăn cần tăng bổ sung đạm khi ure máu đã về mức bình thường.
- Theo dõi định kỳ theo chỉ dẫn thầy thuốc.
- Tiếp tục điều trị nguyên nhân nếu có. Chú ý các nguyên nhân có thể dẫn đến suy thận mạn tính (bệnh lý cầu thận, bệnh lý kẽ thận...).
Suy thận cấp nếu không được điều trị kịp thời sẽ gây ra nhiều biến chứng nguy hiểm, thậm chính là tử vong. Do đó, cần hạn chế các tác nhân gây bệnh, đồng thời hạn chế nguy cơ bệnh tiến triển thành suy thận mạn sẽ mất nhiều thời gian để điều trị hơn.
TRƯỚC KHI ĐIỀU TRỊ: NGÀY 14/05/2023 CHỈ SỐ suy thận CREATININE LÀ 743 (2H 30 CHIỀU NGÀY 16/05/2023 MỚI UỐNG THUỐC)
Gửi bình luận của bạn