Có những chứng bệnh mà người bệnh không kiểm soát, làm chủ được hành vi của mình. Họ sợ tất cả mọi thứ xung quanh, sợ ăn vì độc, sợ ngồi vì bẩn, sợ bị giết... Ám ảnh là một rối loạn tâm lý thường gặp và gây ảnh hưởng rất lớn đến chất lượng cuộc sống cũng như chất lượng công việc của người bệnh.
Ngày đăng: 31-03-2018
1,642 lượt xem
Lo lắng đến hoang tưởng
Được bố mẹ đưa đến Viện sức khỏe tâm thần (Bệnh viện Bạch Mai, Hà Nội) khám, trên khuôn mặt A - một cậu bé 9 tuổi, học lớp 3 – luôn tỏ ra lo lắng, buồn rầu, đặc biệt liên tục đưa ra những câu hỏi lặp đi lặp lại.
Bố mẹ của A tâm sự với bác sĩ, An sinh ra khỏe mạnh và phát triển bình thường như những đứa trẻ khác. Bé lớn lên trong một gia đình hạnh phúc. Tuy nhiên, thời gian gần đây (khoảng 2-3 tháng nay), An có những hành động bất thường như bé luôn tỏ ra lo lắng về bệnh tật, rửa tay liên tục, không chắc chắn về hành động của chính mình, cần được trấn an, các hành động lặp đi lặp lại.
Ngày càng nhiều trẻ em mắc các chứng bệnh về rối loạn tâm thần
Trường hợp của A được các bác sĩ thăm khám và chuẩn đoán mắc một chứng bệnh về rối loan tâm thần mang tên rối loạn nghi thức ánh ảnh (OCD).
Xã hội ngày càng phát triển, sức ép từ cuộc sống nhiều hơn thì số lượng bệnh nhân bị các chứng bệnh về rối loạn tâm lý, căng thẳng, mệt mỏi nặng dẫn đến các triệu chứng bệnh liên quan đến tâm thần cũng nhiều hơn. Mọi lứa tuổi đều có nguy cơ trở thành nạn nhân của các rối loạn tâm thần này.
Các triệu chứng, dạng bệnh tâm thần khác nhau đều có cả. Nhưng chủ yếu là các chứng tâm thần phân liệt, rối loạn cảm xúc, stress… Có những người bệnh khăng khăng phủ nhận bệnh lý của mình, có trường hợp vào viện cứ liên tục nói họ bị “điên” đâu mà đưa họ tới đây. Có những người lại mắc chứng hoang tưởng, không dám ăn cơm vì nghi ngờ cơm có độc, người thì nghi ngờ không hợp tác để điều trị...
Trẻ em có tỷ lệ mắc cao mắc các chứng rối loạn ám ảnh tâm lý
Các chuyên gia cho biết thêm, những trường hợp mắc bệnh được xác định rối loạn nghi thức ám ảnh (OCD) phổ biến ở trẻ em và tuổi mới lớn với tỉ lệ 0,5% và tỉ lệ suốt đời là 1-3%.
Tỉ lệ OCD ở người trẻ tuổi tăng theo cấp số nhân khi tuổi đời tăng lên, với tỉ lệ 0,3% ở trẻ trong độ tuổi 3-5 tuổi, tăng lên 0,6% đối với trẻ từ 13 đến 18 tuổi. Tỉ lệ mắc OCD ở trẻ vị thành niên cao hơn tỉ lệ mắc các bệnh khác như tâm thần phân liệt hay rối loạn lưỡng cực. Ở trẻ nhỏ, tỉ lệ bé trai mắc OCD cao hơn một chút so với bé gái, nhưng sự chênh lệch này sẽ giảm khi độ tuổi tăng lên.
Trẻ luôn nghi ngờ mình bị mắc bệnh khi bị rối loạn ám ảnh nghi thức
OCD đã từng xuất hiện vào thời thơ ấu và tuổi thiếu niên được mô tả như là một rối loạn mệt mỏi, giận dữ mãn tính với một sự thay đổi rất lớn trong sự ngặt nghèo và hậu quả rất khác nhau. Tuy nhiên, người lớn cũng có khả năng mắc. Đã có trường hợp một bệnh nhân luôn sợ bị mắc bệnh khi chạm tay vào dụng cụ hay chỗ làm việc nào mà người đó tin là người bị bệnh đã từng động tới.
Hiện nay, rối loạn nghi thức ám ảnh được chỉ ra do nhiều nguyên nhân, trong đó có các nhân tố di truyền. OCD đã được công nhận là có tính gia đình và là rối loạn do hỗn tạp nhiều gen không đồng nhất.
TƯ VẤN ĐIỀU TRỊ BỆNH TÂM THẦN, HOANG TƯỞNG
01678.041.262
0913.826.068
Gửi bình luận của bạn