Người mắc bệnh suy thận có uống nước dừa được không?

Nhiều người cho rằng nước dừa rất có lợi cho thận, nhưng cũng có nhiều ý kiến nước dừa sẽ gây tổn hại cho thận. Vậy đâu mới là thông tin chính xác nhất?

Ngày đăng: 21-09-2023

472 lượt xem

Bệnh suy thận có uống được nước dừa không?

Như chúng ta đã biết, nước dừa chứa nhiều loại vitamin và khoáng chất có lợi cho sức khỏe và được xem như thức uống giải khát số một hiện nay. Bên cạnh việc bổ sung dưỡng chất, tăng cường năng lượng cho người dùng, nước dừa còn có nhiều công dụng tuyệt vời đối với sức khỏe như:

- Thanh nhiệt, giải khát.

- Lợi tiểu, cải thiện chức năng hệ bài tiết.

- Kháng viêm, tiêu diệt các vi khuẩn gây bệnh hiệu quả.

- Cung cấp nước, bù chất điện giải cho cơ thể.

- Có lợi cho hoạt động của tim mạch và hệ tiêu hóa.

- Tăng sức đề kháng, cải thiện hệ miễn dịch của người bệnh.

Do vậy, nước dừa thường được dùng để hỗ trợ quá trình điều trị bệnh cảm cúm, tiểu bí, tiểu rắt, sỏi thận,…. giúp người bệnh nhanh chóng hồi phục sức khỏe.

Vậy người bị suy thận có uống được nước dừa không? Riêng với những đối tượng bị suy giảm chức năng thận, chỉ nên dùng nước dừa ở mức độ vừa phải như một thức uống giải khát, tuyệt đối không uống nước dừa mỗi ngày.

Bệnh nhân suy thận có thể uống nước dừa ở mức vừa phải

Bởi trong thành phần nước dừa chứa nhiều hoạt chất có hại cho thận như Kali, Natri,… Khi cơ thể hấp thụ quá nhiều những chất này, sẽ gây cản trở quá trình lọc máu, ảnh hưởng xấu đến sức khỏe của thận.

Ngoài ra, người bệnh suy thận cũng nên lưu ý những tác dụng phụ dưới đây của nước dừa:

- Hàm lượng Natri, Kali trong máu tăng, khiến thận phải làm việc quá sức để lọc máu, loại bỏ các chất cặn bã.

- Tác động đến sức khỏe thận, làm suy giảm chức năng của thận.

- Tạo sức ép lên hai quả thận, khiến thận làm việc quá sức để đào thải lượng nước ra ngoài.

- Tần suất bài tiết cao dẫn đến việc mất các chất điện phân, gây mệt mỏi cho người bệnh.

Chính vì thế, người bệnh nên cẩn thận trong việc uống nước dừa. Người bệnh có thể thỉnh thoảng dùng nước dừa như một thức uống giải khát, không nên uống hơn 2 trái dừa mỗi lần. Đặc biệt, tuyệt đối không uống nước dừa hằng ngày, tránh gây tổn thương sâu đến thận.

Uống nhiều nước dừa không tốt cho bệnh nhân suy thận

Suy thận nên uống nước gì tốt?

- Nước ép củ cải đường: Người bệnh nên uống nước ép củ cải đường để bổ sung các dưỡng chất có lợi như betaine,.. giúp tăng nồng độ axit trong nước tiểu, nhằm đẩy nhanh quá trình trao đổi chất của thận, giảm thiểu nguy cơ bị sỏi thận.

- Nước bí xanh: Quả bí xanh rất hữu hiệu trong việc điều trị các bệnh lý liên quan đến thận. Người bệnh có thể gọt sạch vỏ bí, sau đó ép bí xanh lấy nước để uống mỗi ngày.

- Nước đậu đen: Đậu đen là thực phẩm chứa nhiều thành phần tốt cho sức khỏe, đồng thời có tác dụng cải thiện chức năng thận hiệu quả. Người bệnh có thể dùng đậu đen kết hợp với các nguyên liệu như quế nhục, đại táo để nấu nước uống mỗi ngày.

- Nước ép dứa: Trong dứa chứa nhiều chất chống oxy hóa và các enzyme có lợi cho hệ miễn dịch. Việc uống nước ép dứa thường xuyên sẽ giúp giảm kích ứng thận, thúc đẩy quá trình hoạt động của thận. Vì vậy người bệnh suy thận uống nước dứa và uống một cách đều đặn, phù hợp.

Về dung lượng và thời gian uống người bệnh nên cân đối uống sau khi ăn và không quá 150ml mỗi lần uống để tránh bị đầy bụng và buồn đi tiểu nhiều. Ngoài việc hỗ trợ cải thiện chức năng thận, nước ép dứa còn có tác dụng rất tốt trong việc làm đẹp, tăng cường chức năng gan, thanh nhiệt giải độc…

Một số thức uống tốt cho thận bệnh nhân có thể tham khảo

Các loại nước không tốt với người suy thận

Để tránh khiến bệnh thêm trầm trọng, các bạn nên hạn chế sử dụng các thức uống chứa nhiều cồn, hơi ga, caffeine,… đồng thời chú ý đến lượng nước lọc bổ sung mỗi ngày. Dưới đây là một số loại nước người bệnh không nên sử dụng:

- Tránh uống nước có ga: Nhiều người có thói quen uống nước có ga mà không biết rằng đây chính là nguyên nhân gây các bệnh liên quan đến thận. Bởi trong những thức uống này chứa nhiều chất caffeine, khiến huyết áp không ổn định, dễ dẫn tới trình trạng thận yếu, suy giảm chức năng thận. Không những thế, những chất hóa học này còn rất có hại cho cơ thể người dùng.

- Rượu, bia: Rượu bia là hai loại chất kích thích gây tổn hại đến hầu hết các bộ phận chức năng, đồng thời cũng là tác nhân gây bệnh tổn thương thận cấp, mạn tính. Người bệnh suy thận uống nhiều bia rượu sẽ làm tăng nồng độ cồn trong máu, khiến thận phải làm việc quá sức để lọc máu. Điều này góp phần làm tăng nguy cơ mắc bệnh.

Chế độ ăn uống rất quan trọng đối với bệnh nhân suy thận

Một số lưu ý cho bệnh nhân trong quá trình điều trị bệnh suy thận

Về chế độ dinh dưỡng

- Hạn chế các loại thức ăn mặn, các thực phẩm nhiều kali, photpho, canxi,…. Những chất này khiến thận phải làm việc gắng sức, khó khăn trong quá trình đào thải.

- Lượng protein cần bổ sung cho cơ thể một cách vừa phải vì nhiều protein sẽ làm thận phải hoạt động hơn.

- Bổ sung các thực phẩm giàu tinh bột như gạo, khoai, sắn,… cho bệnh nhân suy thận để có chất nuôi dưỡng cơ thể hàng ngày.

- Vitamin, đặc biệt là các loại vitamin C, vitamin nhóm B, A, E và khoáng chất như sắt, axit folic từ các loại rau xanh hay hoa quả cũng rất cần thiết cho người bệnh tăng cường sức đề kháng, tăng cường khả năng tái tạo máu.

- Một số loại rau tốt cho người suy thận là súp lơ, ớt chuông, bắp cải, bí xanh, su su…

- Hạn chế sử dụng các loại rau chứa nhiều đạm và kali như rau ngót, các loại đậu hay rau muống.

- Các loại chất béo có trong dầu, mỡ, bơ nên sử dụng với hàm lượng nhất định từ 30 đến 50 gam/ngày.

- Hạn chế sử dụng các chất kích thích, hạn chế ăn những đồ ăn cay nóng.

Về chế độ tập luyện sinh hoạt

- Người có tình trạng thận kém, thận suy không nên vận động quá mạnh. Mất sức nhiều làm cho cơ thể thêm suy yếu.

- Người bệnh cần tránh làm việc quá sức, tránh thức khuya. Khi cơ thể ở trong tình trạng mệt mỏi thì tất cả hoạt động của các cơ quan đều bị trì trệ, gây suy giảm đến chức năng của chúng.

- Luyện tập thể dục thể thao: Người suy thận nên chọn các môn vận động nhẹ nhàng để tập luyện như yoga, đi bộ nhẹ nhàng, bơi lội,…. Duy trì chế độ thể dục hàng ngày để nâng cao sức bền, tăng sức đề kháng cho hệ miễn dịch. Khi cơ thể khỏe mạnh thì chức năng của các cơ quan trong cơ thể đều được cải thiện, đặc biệt là chức năng thận.

- Nếu muốn tập các bài tập xây dựng cơ bắp thì người bệnh suy thận nên tập luyện dưới sự giám sát của các chuyên gia. Tập từ những động tác đơn giản, nâng dần về cả cường độ lẫn thời gian để cơ thể thích nghi dần dần.

Một số lưu ý khác

- Người suy thận không nên nhịn tiểu tiện. Khi nhịn tiểu, các chất độc không chỉ bị ứ đọng tại thận mà còn tại các cơ quan khác trong cơ thể, từ đó tích tụ lâu khó đào thải được.

- Đảm bảo uống đủ lượng nước lọc mỗi ngày để đảm bảo quá trình lọc và đào thải chất.

- Chú ý tới các loại thuốc đang điều trị bệnh lý nền như viêm nhiễm, dị ứng,… Nên hỏi ý kiến của bác sĩ khi sử dụng các loại thuốc này để tránh suy thận diên biến nặng hơn.

- Hãy luôn có một tinh thần lạc quan, vui vẻ. Luôn tin tưởng và yêu thương vào cuộc sống, yêu bản thân mình chính là những liều thuốc vừa hỗ trợ điều trị suy thận hữu hiệu vừa không gây mất chi phí cho người bệnh.

Trên đây là những lời giải đáp cho câu hỏi suy thận có uống được nước dừa không? Hy vọng qua những chia sẻ trên, người bệnh đã có kinh nghiệm hơn trong việc lựa chọn chế độ ăn uống phù hợp với tình trạng bệnh của mình.

Bệnh suy thận có thể điều trị hiệu quả bằng Đông y

Chữa suy thận bằng Đông y có hiệu quả không?

Trong Y học cổ truyền chức năng của thận bao gồm đào thải và hấp thu lại nhiều hợp chất như ure, axit uric, creatinin,.. Ngoài ra thận còn có chức năng tàng tinh, chủ cốt thuỷ, nạp khi điều khiển các chức năng sinh sản của cơ thể. Triệu chứng của bệnh như sau:

- Chứng huyết hư: Triệu chứng thiếu máu, chóng mặt, chân tay tê lỳ, thường xuyên có cảm giác mệt mỏi, ớn lạnh…

- Ẩu thổ: Tình trạng buồn nôn do ure huyết gây nên khiến bệnh nhân bị suy thận không có cảm giác thèm ăn.

- Long bế: Tiểu ít, có sự thay đổi trong chất lượng nước tiểu (có màu nhạt hoặc đậm)…

- Hư lao: Người bị suy thận không thể sản sinh ra hormon erythropoietin khiến hồng cầu bị thiếu oxy. Cơ thể nhanh chóng bị xuống sức sau khi hoạt động một thời gian ngắn.

- Phù thũng: Một biểu hiện dễ nhận thấy của người suy thận là phù thũng, chất lỏng không được đào thải, tích thụ trong cơ thể khiến bàn chân, cổ chân, mặt bị phù.

- Tiết tả: Giai đoạn suy thận cấp, người bệnh sẽ xuất hiện tình trạng tiêu chảy, xơ gan, do giảm áp lực lọc ở cầu thận.

- Xuất huyết: Chảy máu tiêu hoá, gây chấn thương, gây nguy hiểm tới sức khoẻ của người bệnh.

Cách chữa bệnh suy thận bằng Đông y khác với Tây y bởi chúng tập trung chủ yếu là bồi bổ chính khí, thông phủ tiết trọc giải độc cho cơ thể. Bên cạnh đó, thuốc đông y được bào chế hoàn toàn từ thảo dược tự nhiên, có độ lành tính cao, ít gây tác dụng phụ chi phí thấp, phù hợp với đông đảo người bệnh.

SUY THẬN ĐỘ 4 XUỐNG ĐỘ 2 TRONG 1 THÁNG VỚI ĐÔNG Y TRỊNH GIA
 
 
KẾT QUẢ XÉT NGHIỆM NHỮNG LẦN TRƯỚC KHI ĐIỀU TRỊ
 
Sau 1 tháng điều trị bệnh suy thận bằng phác đồ của ĐÔNG Y TRỊNH GIA chúng tôi
Các kết quả cho thấy rất khả quan, vượt cả mức kỳ vọng mà tôi đề ra mục tiêu cho anh. Được tôi ghi thẳng vào phiếu xét nghiệm để làm mốc quan trọng.
Chỉ số creatinin đã GIẢM từ 2.79 (tương đương 279) xuống còn 108.19 (với nam giới  từ 55-120 là ngưỡng an toàn). Như vậy với chỉ số creatinin này thì anh đã khỏi hoàn toàn rồi. Điều trị thêm để về khoảng 80-90 nữa thì sẽ tuyệt vời hơn.
 
Chỉ số eGFR (lọc cầu thận) từ 24.57 đã TĂNG lên 66 (với nam giới chỉ số eGFR trên 90 là an toàn) tương đương với gia đoạn 2.
 
Như vậy, sau 1 tháng điều trị bằng phác đồ của ĐÔNG Y TRỊNH GIA chúng tôi với chỉ số kết quả xét nghiệm cho thấy bệnh suy thận giai đoạn 4 của anh tiến triển rất nhanh xuống giai đoạn 2.
 
 
Lưu ý: ĐÔNG Y TRỊNH GIA CHÚNG TÔI CHỈ CÓ 2 NƠI:
 
1. ĐƯỜNG ĐỒNG TÂM, THÔN ĐỒNG MÁT, PHƯỜNG TÂN AN, THỊ XÃ QUẢNG YÊN, TỈNH QUẢNG NINH ĐT: 0378 041 262 (Lang y Bùi Thị Hạnh) là chính
 
2. Số nhà 10/1/2A đường 26, phường Linh Đông, Thủ Đức, Hồ Chí Minh, ĐT: 0913 82 60 68

 

Bình luận (0)

Gửi bình luận của bạn

Captcha