Với những người mới bắt đầu có những suy nghĩ hoang tưởng thì 6 gợi ý dưới đây sẽ rất hữu hiệu trong việc loại bỏ ý nghĩ hoang tưởng.
Ngày đăng: 19-01-2019
1,886 lượt xem
1. Bắt đầu hành trình ra soát những suy nghĩ và cảm giác của bạn
Ghi nhật ký sẽ giúp bạn hiểu điều gì có thể làm bạn có cảm giác hoang tưởng; đây cũng là một cách tuyệt vời để giải tỏa stress. Nhật ký cũng giúp bạn xác định tác nhân kích thích, những con người, nơi chốn và tình huống có vẻ như khơi lên chứng hoang tưởng ở bạn.
2. Đặt kế hoạch tránh hoặc bớt tiếp xúc với các tác nhân kích thích
Khi đã xác định được những tình huống và con người có vẻ như góp phần tạo ra chứng hoang tưởng của mình, bạn có thể lập kế hoạch bớt tiếp xúc với những tác nhân đó.
Mặc dù có thể không tránh được một số người, nơi chốn và tình huống, nhưng việc nhận thức được những tác nhân gợi nên chứng hoang tưởng có thể giúp bạn hạn chế tiếp xúc với các sự việc và nhân vật mà bạn có thể tránh được.
3. Học cách chất vấn lối suy nghĩ hoang tưởng của bạn
Trong trường hợp không thể tránh tác nhân kích thích nào đó, việc học cách chất vấn những suy nghĩ hoang tưởng có thể giúp bạn giảm nhẹ hoặc loại bỏ cách mà bạn cảm nhận về những con người và tình huống. Lần sau, khi thấy mình đang có ý nghĩ hoang tưởng về một con người, nơi chốn hoặc tình huống, bạn hãy tự hỏi những câu sau đây:
- Tôi đang suy nghĩ dựa trên sự thực hay dựa vào nhận thức?
- Tôi đã làm gì/đã có thể làm gì để đối phó với ý nghĩ đó theo cách tích cực?
Bạn nên học cách chất vấn suy nghĩ hoang tưởng của bản thân
4. Đánh lạc hướng bản thân để rời khỏi những suy nghĩ hoang tưởng. Nếu không thể xua đi ý nghĩ hoang tưởng bằng cách kiểm tra nội dung của nó, bạn hãy thử tự đánh lạc hướng mình. Gọi cho một người bạn, đi dạo một vòng hoặc xem một bộ phim. Tìm cách đưa tâm trí ra khỏi những suy nghĩ hoang tưởng để bạn khỏi đắm mình trong đó.
Tuy nhiên, để giải quyết những suy nghĩ đó thì chỉ riêng việc đánh lạc hướng là không đủ. Làm xao lãng là một kiểu trốn tránh, tức là bạn còn phải thực hiện các bước khác để xử lý chứng hoang tưởng của mình.
5. Tránh tự trừng phạt mình
Bạn có thể cảm thấy xấu hổ vì những suy nghĩ hoang tưởng của bản thân mình, và điều đó khiến bạn khắt khe với chính mình. Các nghiên cứu đã chỉ ra rằng kiểu phương pháp này, hoặc “sự trừng phạt”, không đem lại hiệu quả trong việc đối phó với những suy nghĩ hoang tưởng.
6. Cân nhắc xem bạn có cần sự giúp đỡ chuyên môn không
Bạn có thể tự kiểm soát chứng hoang tưởng nhẹ, nhưng có lẽ bạn cần sự trợ giúp chuyên môn nếu chứng hoang tưởng của bạn ở mức độ từ trung bình đến nghiêm trọng. Nếu thường xuyên có những ý nghĩ hoang tưởng, bạn hãy cân nhắc những câu hỏi sau đây:
Nên tìm đến chuyên gia tâm thần nếu suy nghĩ hoang tưởng không thể kiểm soát
- Bạn có dự định làm hại bản thân bạn hoặc những người khác không?
- Bạn có nghe thấy những tiếng nói xúi giục bạn làm hại bản thân hoặc người khác không?
- Những ý nghĩ và hành vi ám ảnh của bạn có ảnh hưởng đến gia đình và công việc của bạn không?
Nếu trả lời “có” với bất kỳ câu hỏi nào trên đây, bạn nên tìm chuyên gia chăm sóc sức khỏe tâm thần càng sớm càng tốt vì lúc này triệu chứng hoang tưởng của bạn đã nặng hơn, bạn không thể tự kiểm soát được bản thân mình.
TƯ VẤN ĐIỀU TRỊ BỆNH TÂM THẦN, HOANG TƯỞNG
0378 041 262
(Lang y Bùi Thị Hạnh: Khu Đồng Mát, Phường Tân An, Thị Xã Quảng Yên, Tỉnh Quảng Ninh)
0913 82 60 68
(10/1/2A đường số 26, Khu phố 7, Phường Linh Đông, Quận Thủ Đức, tp. HCM)
Gửi bình luận của bạn