Phương pháp lọc máu cho bệnh nhân suy thận là chỉ định thường thấy ở những bệnh nhân suy thận nặng, thận đã mất chức năng lọc máu.
Ngày đăng: 02-10-2023
535 lượt xem
Bệnh suy thận là gì?
Suy thận được định nghĩa là tình trạng thận bị suy giảm và có thể mất chức năng hoàn toàn. Thận có chức năng lọc các chất thải từ máu để bài tiết ra khỏi cơ thể. Khi thận bị suy giảm gần như hoàn toàn chức năng là giai đoạn cuối của suy thận mạn tính.
Thận là cơ quan nằm ở vùng thắt lưng, gồm hai quả thận phân bố ở hai bên của cột sống. Với vai trò quan trọng là lọc dịch thải, chất dư thừa, chất độc hại trong máu để bài tiết ra ngoài thông qua tiểu tiện.
Ngoài ra, thận còn có chức năng nội tiết như điều hòa huyết áp, chuyển hóa vi khoáng hay cân bằng nội môi cơ thể. Đồng thời, thận là nơi sản xuất chính của chất EPO (Erythropoietin) là chất kích thích tạo hồng cầu trong tủy xương.
Khi mới suy thận, các triệu chứng suy giảm chức năng của thận không điển hình vì hai quả thận có thể hỗ trợ hoạt động nhịp nhàng. Tuy nhiên, nếu người bệnh không được điều trị và chăm sóc tốt, bệnh có thể nhanh chóng tiến triển tới giai đoạn cuối.
Trong giai đoạn này, nếu bệnh nhân không được chạy thận, lọc máu hay ghép thận, bệnh nhân dễ gặp phải những biến chứng nguy hiểm và có thể dẫn tới tử vong.
Bệnh suy thận là tình trạng suy giảm chức năng thận nghiêm trọng
Phương pháp lọc máu cho bệnh nhân suy thận là gì?
Lọc máu là một phương pháp hiện đại được sử dụng để hỗ trợ tích cực cho quá trình điều trị bệnh nhân bị suy thận. Quá trình lọc máu sẽ giúp người bệnh loại bỏ các chất thải, chất độc từ quá trình chuyển hóa trong cơ thể và đưa ra bên ngoài. Tuy nhiên, phương pháp này chỉ thay thể chức năng lọc máu của thận nhưng không thể đảm nhiệm chức vụ nội tiết và kích thích tạo máu.
Chính vì vậy, bệnh nhân cần được phối hợp điều trị các rối loạn chức năng nội tiết cũng như điều trị tình trạng thiếu máu. Hai phương pháp lọc máu cho bệnh nhân suy thận phổ biến nhất hiện nay là phương pháp lọc màng bụng và chạy thận nhân tạo (lọc máu ngắt quãng).
Quy trình lọc máu ở bệnh nhân suy thận nặng
Cơ chế của phương pháp lọc máu cho bệnh nhân suy thận
Trong quá trình lọc máu ở bệnh nhân suy thận, máu của bệnh nhân sẽ đi qua một bộ lọc máu chuyên dụng được gọi là màng lọc máu gắn với máu lọc. Máy sẽ bơm máu qua bộ lọc, loại bỏ chất thải và đưa máu “sạch” đã lọc trở lại cơ thể. Hơn thế, máy lọc máu hiện đại sẽ kiểm tra và theo dõi huyết áp, mức độ đáp ứng và tốc độ dòng máu chảy trong bộ lọc trong suốt quá trình thực hiện.
Tất cả chúng ta đều biết thận có chức năng sản xuất và bài tiết nước tiểu. Trước khi làm nhiệm vụ này, thận có vai trò lọc máu, điều hòa các chất, loại độc tố và cặn bã. Tuy nhiên với những người mắc bệnh lý suy thận, máu không được lọc ở mức độ bình thường khiến chất thải đọng lại trong cơ thể.
Chuyển sang mức độ suy thận nghiêm trọng, nếu không được điều trị sẽ dẫn đến nguy cơ tử vong cao, người bệnh cần lọc máu để thay thế cho chức năng của thận. Đây chính là câu trả lời cho câu hỏi ở người bị suy thận phải lọc máu khi nào.
Bệnh nhân bị suy thận ở cấp độ 4 và cấp độ 5, bắt buộc phải tiến hành lọc máu hay còn gọi là chạy thận để duy trì sự sống. Ở giai đoạn suy thận cấp 4 hay còn gọi là suy thận cấp, cầu thận của người bệnh tổn thương nghiêm trọng, khả năng lọc máu chỉ đạt ở mức 15-26 ml/phút.
Suy thận phải lọc máu ở giai đoạn 5 phải tiến hành bắt buộc mới có thể duy trì sự sống. Giai đoạn mãn tính, mức độ lọc máu của người bệnh chỉ còn dưới 10 ml/phút. Lúc này thận đã không còn hoạt động và phải chỉ định lọc máu hoặc thay thận.
Bệnh suy thận được chỉ định lọc máu khi đã ở mức độ nặng
Điều kiện chỉ định lọc máu trong suy thận cấp
Suy thận cấp là tình trạng thận đột ngột suy giảm hoặc mất chức năng lọc và thải chất thải khỏi cơ thể. Chính vì vậy người bệnh cần được điều trị ngay lập tức để không nguy hại tính mạng bằng phương pháp lọc máu. Điều kiện chỉ định lọc máu trong suy thận cấp như sau:
- Người bệnh không không đáp ứng với liều lượng điều trị Furosemid.
- Lượng nước tiểu của người bệnh suy thận cấp ít hơn 200ml mỗi ngày.
- Chỉ số ure máu cao hơn 300 mmol/l.
- Chỉ số Kali trong máu tăng nhanh, lớn hơn 6 mmol/l.
- Tăng gánh thể tích, ALTMTT tăng, biến chứng OAP.
- Chỉ số Na+ trong máu lớn hơn 160 mmol/l hoặc bé hơn 115 mEq/l.
- Tình trạng thừa dịch gây phù phổi cấp.
LIÊN HỆ ĐIỀU TRỊ BỆNH SUY THẬN AN TOÀN VÀ HIỆU QUẢ TẠI ĐÂY
Người bị suy thận cần làm gì để ngăn ngừa nguy cơ phải chạy thận?
Dùng thuốc kiểm soát nguyên nhân gây bệnh
Tùy thuộc vào nguyên nhân gây bệnh, người mắc sẽ được kê đơn thuốc kiểm soát suy thận độ 1 phù hợp. Ví dụ, nếu gây bệnh do nguyên nhân huyết áp cao thì đơn thuốc sẽ bao gồm các loại thuốc hạ huyết áp. Còn với những người bị suy thận do tiểu đường thì phải dùng thuốc hạ đường huyết. Ông bạn có tiền sử bị huyết áp cao, vì vậy cần tuân thủ chỉ định dùng thuốc để đưa chỉ số huyết áp về mức an toàn.
Chế độ dinh dưỡng cho người suy thận phải lọc máu
Ở những bệnh nhân suy thận lọc máu nếu không bổ sung thực phẩm lành mạnh, chế độ dinh dưỡng hợp lý sẽ gây nên các biến chứng nghiêm trọng, giảm cơ hội sống. Vì sau khi lọc máu, cơ thể vẫn có thể xảy ra rối loạn ure, creatinin hay các rối loạn về nội mô. Để có chế độ dinh dưỡng hợp lý, bệnh nhân nên thiết kế thực đơn dinh dưỡng theo nguyên tắc:
- Giảm kali: nếu chế độ ăn với thực phẩm giàu kali, lượng kali tăng là một trong những biến chứng nguy hiểm hàng đầu trong suy thận. Người bình thường thận sẽ đào thải kali, còn ở bệnh nhân suy thận chức năng này gần như bằng không nên lượng kali tăng cao, làm tăng biến chứng, dẫn đến tử vong.
- Giảm muối và nước: giảm nguy cơ bị phù, tăng huyết áp hay phù muối cấp.
- Cung cấp đạm vừa đủ: không nên bổ sung quá nhiều đạm trong chế độ ăn vì tăng cao lượng ure, creatinin trong máu ở những ngày trước khi lọc máu. Nếu lượng ure tăng cao sẽ dẫn đến hội chứng ure huyết cao với một số biểu hiện: đau đầu, nôn, xuất huyết tiêu hóa,…
- Tham khảo tư vấn dinh dưỡng, thiết kế thực đơn dinh dưỡng hợp lý, phù hợp với từng giai đoạn bệnh, cũng như tình trạng sức khỏe của bệnh nhân
- Giảm ăn các thực phẩm và đồ ăn chứa nhiều photpho: bệnh nhân suy thận, chức năng lọc của thận gần như mất đi hoàn toàn nên không có khả năng đào thải phospho
- Chế độ ăn giàu vitamin và khoáng chất như: bầu, bí, mướp, dưa chuột, cải trắng, cải cúc, cải bắp, su su,… Các loại trái cây tươi: cam quýt, táo…
- Bổ sung đầy đủ hàm lượng các loại ngũ cốc: cơm, bún, miến, các loại khoai, củ…
- Nên bổ sung chất béo không no: dầu thực vật, cá hồi,…
Chế độ dinh dưỡng rất quan trọng cho bệnh nhân suy thận
Điều chỉnh lối sống khoa học
Nên thay đổi lối sống khoa học bằng cách cai thuốc lá và tăng cường các hoạt động thể chất từ 20 đến 30 phút mỗi ngày, chú ý tới thời gian nghỉ ngơi, hạn chế thức khuya, giữ tâm lý luôn thoải mái.
Một số lưu ý khi lọc máu do suy thận
Bệnh nhân được chỉ định lọc máu cho thấy chức năng thận đã không còn như người khỏe mạnh. Việc lọc máu cũng là phương pháp điều trị nhằm thay thế chức năng thận, duy trì sự sống, không thể kéo dài, nên các bệnh nhân cũng cần lưu ý trong chăm sóc sức khỏe như tham khảo tư vấn dinh dưỡng, thiết kế chế độ ăn uống hằng ngày phù hợp. Kiểm tra sức khỏe thường xuyên, định kỳ để phòng ngừa các biến chứng.
Như vậy, bệnh nhân suy thận phải lọc máu khi bệnh đã tiến triển đến giai đoạn 5. Tuy nhiên, nếu tham khảo các phương pháp điều trị bệnh suy thận trong đó có thuốc đông y có thể kiểm soát và chữa trị bệnh suy thận giúp người bệnh có cuộc sống tốt đẹp hơn.
Gửi bình luận của bạn