Người mắc bệnh suy thận có sử dụng nhân sâm được không?

Nhâm sâm là vị thảo dược quý, có tác dụng tốt cho sức khỏe. Tuy nhiên, nhiều người vẫn thắc mắc liêu mắc bệnh suy thận có sử dụng nhân sâm được không?

Ngày đăng: 22-09-2024

60 lượt xem

Nhân sâm có những tác dụng gì đối với sức khỏe?

- Tăng cường sức khỏe tổng thể, giúp cải thiện hệ miễn dịch, tăng cường sức đề kháng, giảm mệt mỏi và nâng cao thể lực.

- Cải thiện chức năng não, tăng cường trí nhớ, cải thiện khả năng tập trung, giảm căng thẳng và thậm chí hỗ trợ điều trị các bệnh lý về thần kinh như Alzheimer.

- Điều hòa huyết áp và sức khỏe tim mạch và cải thiện lưu thông máu.

- Hỗ trợ điều trị tiểu đường, kiểm soát đường huyết, giảm nguy cơ biến chứng của bệnh tiểu đường.

- Phòng ngừa và hỗ trợ điều trị ung thư, ức chế sự phát triển của tế bào ung thư cũng như hỗ trợ quá trình điều trị một số bệnh lý.

- Sâm có chứa các chất chống oxy hóa giúp làm chậm quá trình lão hóa, cải thiện làn da và giảm nếp nhăn.

- Sâm có thể hỗ trợ điều trị các vấn đề về sinh lý như rối loạn cương dương và tăng khả năng sinh sản.

- Sâm có thể giúp giảm các triệu chứng khó chịu của thời kỳ mãn kinh như bốc hỏa, mất ngủ và thay đổi tâm trạng.

Tuy nhiên cần lưu ý rằng tác dụng của sâm có thể khác nhau tùy thuộc vào loại sâm, cách chế biến, liều lượng sử dụng và tình trạng sức khỏe của mỗi người.

Nhân sâm là một vị thuốc đại bổ rất tốt cho sức khỏe

Người bị suy thận có sử dụng nhâm sâm được không?

Người bị suy thận có sử dụng nhân sâm được không? Nhân sâm là một loại thảo dược quý với nhiều tác dụng tích cực đối với sức khỏe, nhưng không phải ai cũng phù hợp để sử dụng, đặc biệt là những người bị suy thận. 

-  Tác dụng của nhân sâm đối với thận: Nhân sâm có khả năng cải thiện tuần hoàn máu và chức năng thận trong một số trường hợp. Tuy nhiên, vì nhân sâm có tính kích thích và tăng cường tuần hoàn có thể gây áp lực lên thận, đặc biệt ở những người đã có sẵn bệnh lý suy thận.

- Nguy cơ tăng áp lực thận: Người bị suy thận thường gặp vấn đề về việc lọc chất thải và chất lỏng ra khỏi cơ thể. Nhân sâm với tác dụng kích thích, có thể làm tăng áp lực lên thận, gây ra tình trạng tăng huyết áp, vậy nên tình trạng suy thận nặng hơn khi dùng nhân sâm 

- Tương tác với thuốc điều trị: Người bị suy thận thường phải sử dụng nhiều loại thuốc để kiểm soát bệnh lý. Nhân sâm có thể tương tác với một số loại thuốc, làm giảm hoặc tăng cường tác dụng của thuốc, dẫn đến các biến chứng không mong muốn.

- Tác dụng phụ tiềm ẩn: Nhân sâm có thể gây ra một số tác dụng phụ như tăng nhịp tim, mất ngủ hoặc tăng huyết áp, đặc biệt khi dùng liều cao hoặc trong thời gian dài. Những tác dụng phụ này có thể gây nguy hiểm cho người bị suy thận khi sử dụng nhân sâm.

Người bị suy thận không nên tự ý sử dụng nhân sâm mà không có sự tư vấn của bác sĩ. Nếu muốn sử dụng nhân sâm, cần có sự đánh giá cẩn thận từ các chuyên gia y tế để đảm bảo an toàn cũng như tránh các tác dụng phụ không mong muốn. Trong nhiều trường hợp, các thảo dược hoặc biện pháp điều trị khác có thể được khuyến cáo hơn đối với người mắc suy thận.

Bị suy thận nên hạn chế sử dụng nhân sâm để tránh biến chứng không mong muốn 

Những trường hợp suy thận nào không nên sử dụng nhân sâm

- Người bị suy thận giai đoạn cuối: Ở giai đoạn cuối của bệnh suy thận, chức năng lọc máu của thận đã suy giảm nghiêm trọng hoặc ngừng hoạt động. Sử dụng nhân sâm trong trường hợp này có thể làm tăng áp lực lên thận, gây ra các biến chứng nguy hiểm như tăng huyết áp và mất cân bằng điện giải.

Bệnh nhân bị suy thận trong thời gian trúng gió, sốt cao: Bệnh nhân bị thương hàn, cảm mạo, phát sốt không nên dùng nhân sâm vì nhân sâm có tác dụng bổ khí, làm người bệnh ngoại tà trệ lưu trong cơ thể không thể phát tiết ra ngoài được, điều này có thể khiến bệnh trầm trọng và kéo dài hơn. 

- Bệnh nhân bị suy thận kèm viêm loét dạ dày: Khi dịch vị axit tiết ra quá nhiều sẽ gây viêm và hình thành những vết loét trong dạ dày khiến người bệnh cảm thấy đau đớn tại dạ dày, buồn nôn và xuất huyết dạ dày. Khi người bệnh dùng nhân sâm, khí sẽ được sản sinh nhiều hơn làm máu huyết hưng vượng dẫn đến chảy máu tại chỗ nhiều hơn.

- Bệnh nhân bị suy thận kèm chứng gan mật cấp tính: Triệu chứng của bệnh viêm gan, túi mật thường kèm theo như sốt cao, vàng da, gan mật bị mất nhiệt khiến nội tạng không được điều hòa. Việc sử dụng sâm sẽ khiến khí tồn đọng, tình trạng bệnh sẽ trở nặng hơn.

LIÊN HỆ ĐIỀU TRỊ BỆNH SUY THẬN AN TOÀN VÀ HIỆU QUẢ TẠI ĐÂY

- Bệnh nhân bị suy thận kèm tiêu chảy: Bệnh nhân bị tiêu chảy dùng nhân sâm có thể gây nguy hiểm đến tính mạng.

 - Bệnh nhân bị suy thận đang trong quá trình mang thai và cho con bú: Các thành phần trong nhân sâm có thể gây khó sinh hoặc gây dị tật cho thai nhi. Khi mang thai, thai phụ sử dụng nhân sâm có thể gây ra các tác dụng phụ như: tiêu chảy, khó ngủ, ra máu âm đạo, thay đổi huyết áp, tim đập nhanh.

 

Một số trường hợp mắc bệnh suy thận nên hạn chế sử dụng sâm để tránh nguy hiểm

Nên sử dụng nhâm sâm trong trường hợp nào?

-  Người có sức đề kháng kém, sức khỏe yếu: Sâm có tác dụng bồi bổ sức khỏe, tăng cường sức đề kháng nhanh chóng và giúp mọi người hạn chế mắc bệnh tật. Ngoài ra, sâm còn có tác dụng bổ máu và duy trì một sức khỏe ổn định lâu dài.

- Người thường xuyên căng thẳng, stress: Một số hoạt chất trong nhân sâm có thể giúp người bệnh giảm lo âu, căng thẳng, hạn chế cáu gắt và tính khí thất thường. Do đó, người bệnh có thể sử dụng sâm như một dược liệu để giảm stress. hạn chế lo âu.

- Người muốn ngăn ngừa bệnh tiểu đường: Thành phần trong sâm có tác dụng loại bỏ những chất làm đường huyết tăng cao. Sử dụng sâm thường xuyên sẽ giúp người bệnh hạ đường huyết và giảm thiểu nguy cơ mắc bệnh tiểu đường.

- Người đang trong giai đoạn điều trị ung thư: Sâm có tác dụng ngăn ngừa các tình trạng ung thư bởi sâm có chứa một số hoạt chất ức chế sự phát triển và sinh sôi của các tế bào ung thư.

- Phái mạnh có vấn đề về tình dục: Sâm có tác dụng giúp tăng cường lưu thông máu, giãn mao mạch và kích thích sự cương dương. Bên cạnh đó, sâm còn có khả năng cải thiện chất lượng và số lượng tinh trùng.

- Người muốn phòng ngừa bệnh tim mạch: Sâm có tác dụng rất tốt trong việc hỗ trợ phòng ngừa các bệnh lý về tim mạch. Các thành phần trong nhân sâm sẽ giúp máu, khí huyết lưu thông tốt hơn, duy trì huyết áp ở mức độ ổn định. 

- Người muốn làm đẹp da: Sâm giúp tăng cường lưu thông máu. Từ đó, các chất dinh dưỡng và oxy cũng lưu thông đều đặn giúp bạn luôn sở hữu một làn da tươi trẻ và hồng hào.

- Những người thường xuyên uống rượu bia, hút thuốc: Theo các chuyên gia, nhân sâm có chứa một số thành phần có chức năng loại bỏ, đào thải độc tố ra khỏi cơ thể. Ngoài ra, sâm còn có tác dụng kháng viêm giúp hạn chế được một số căn bệnh do hút thuốc, uống rượu bia gây ra.

Nhân sâm tốt cho sức khỏe nếu sử dụng đúng cách

Những loại thực phẩm tốt cho người bị suy thận

Dưới đây là danh sách các loại thực phẩm mà bệnh nhân suy thận nên ăn: 

-  Thực phẩm giàu tinh bột với hàm lượng đường thấp: Khoai lang, gạo trắng, gạo lứt và các loại ngũ cốc có thể cung cấp năng lượng và chất xơ cho cơ thể mà không tăng cao hàm lượng đường trong máu.

- Rau củ quả đa dạng: Các loại rau củ quả như súp lơ, ớt chuông, củ cải, củ dền đỏ, cải turnip, cải lông, bắp cải, hành tây và tỏi chứa nhiều chất dinh dưỡng và chất chống oxy hóa giúp bảo vệ sức khỏe thận.

Nên chú ý chế độ ăn dành cho bệnh nhân suy thận

- Các loại quả như nho, việt quất, táo, dứa, dâu tây và bơ cung cấp các dưỡng chất quan trọng và là nguồn cung cấp vitamin và khoáng chất.

- Hạt và ngũ cốc: Hạt như macca, kiều mạch, Bulgur và yến mạch cung cấp chất xơ và các dưỡng chất cần thiết. 

- Uống nước lọc, nước ép hoa quả, trà xanh và nước râu ngô ở mức độ vừa phải để duy trì sự cân bằng nước trong cơ thể.

Như vậy, người mắc bệnh suy thận có thể sử dụng được nhân sâm, tuy nhiên cần xem xét lỹ và nên có sự tư vấn từ bác sĩ chuyên khoa. 

ĐIỀU TRỊ SUY THẬN HIỆU QUẢ BẰNG ĐÔNG Y TRỊNH GIA

LH: Miền Bắc: Đường Đồng Tâm, Khu Đồng Mát, Phường Tân An, Thị Xã Quảng Yên, Tỉnh Quảng Ninh
Hotline: 0378 041 262
 

LH: Miền Nam: Số nhà 20, đường số 2, khu đô thị JAMONA Hiệp Bình Phước, Thành phố Thủ Đức, Hồ Chí Minh

Hotline: 0913 82 60 68

Bình luận (0)

Gửi bình luận của bạn

Captcha