Vì sao người mắc bệnh suy thận thường gặp biến chứng thiếu máu?

Thiếu máu là một biến chứng nguy hiểm mà người bệnh suy thận mạn thường gặp phải. Tình trạng này cho thấy chức năng thận bị suy giảm khá nhiều.

Ngày đăng: 21-10-2024

5 lượt xem

Thiếu máu trong suy thận mạn là gì?

Thiếu máu là biến chứng của bệnh suy thận mạn tính. Thiếu máu thường ít gặp ở người bị suy thận giai đoạn đầu và phổ biến ở những người mắc bệnh thận mạn tính nặng, đặc biệt là khi đang lọc máu. Đối với người bị suy thận đang lọc máu nhân tạo, tỷ lệ bị thiếu máu chiếm đến 90%.

Thiếu máu trong suy thận mạn xảy ra do nhiều yếu tố, phổ biến nhất là:

-  Giảm sản xuất erythropoietin (EPO): Thiếu EPO dẫn đến giảm sản xuất các tế bào hồng cầu và gây thiếu máu. Các tế bào hồng cầu chứa huyết sắc tố mang oxy đi khắp cơ thể.

- Các yếu tố khác: Mất máu do rối loạn chức năng tiểu cầu, lọc máu hoặc loạn sản mạch máu, mất máu khi điều trị bằng lọc máu nhân tạo, nhiễm trùng và suy dinh dưỡng.

Thiếu máu là biến chứng thường gặp ở bệnh nhân suy thận mạn

Triệu chứng thiếu máu ở người bị suy thận

Các triệu chứng thiếu máu trong suy thận mạn có thể bao gồm:

- Mệt mỏi và suy nhược: Người bệnh thấy mất năng lượng và giảm thể lực.

- Hụt hơi: Máu không đủ tế bào hồng cầu để cung cấp oxy cho cơ bắp, do đó, cần tăng nhịp thở và dẫn đến hụt hơi.

- Da nhợt nhạt bất thường: Đây là tình trạng do lưu lượng máu giảm hoặc số lượng hồng cầu thấp hơn bình thường.

- Đau ngực: Thiếu máu trong suy thận mạn có thể làm tăng nguy cơ mắc các vấn đề về tim vì tim phải làm việc nhiều hơn để cung cấp máu cho cơ thể.

- Chóng mặt, mất tập trung: Đây là dấu hiệu cho thấy não không nhận đủ oxy.

- Nhạy cảm với lạnh: Do cơ thể không nhận được đủ oxy từ máu.

- Nhức đầu, rối loạn giấc ngủ.

Chẩn đoán tình trạng thiếu máu ở người bị suy thận

Để chẩn đoán thiếu máu trong suy thận mạn, bác sĩ sẽ dựa trên tiền sử bệnh, khám sức khỏe và xét nghiệm máu.

- Tiền sử bệnh: Bác sĩ có thể hỏi về triệu chứng, các thuốc đang sử dụng và tiền sử bệnh của gia đình người mắc.

- Khám sức khỏe: Kiểm tra huyết áp, nhịp tim và cơ thể (bao gồm những thay đổi về màu da, phát ban hoặc bầm tím).

- Xét nghiệm máu: Các xét nghiệm phổ biến cần thiết để chẩn đoán tình trạng thiếu máu bao gồm công thức máu toàn bộ; chỉ số sắt (sắt, ferritin, tổng khả năng gắn kết sắt, độ bão hòa transferrin); nồng độ sắt, vitamin B và folate; xét nghiệm chức năng tuyến giáp. 

Xét nghiệm máu là phương pháp chính xác để phát hiện thiếu máu do suy thận mạn

Ảnh hưởng của tình trạng thiếu máu ở bệnh nhân suy thận mạn

Tình trạng thiếu máu ở bệnh nhân suy thận khiến bệnh nhân cảm thấy mệt mỏi, sức khỏe yếu đi, người không có sức sống, sức chịu đựng kém... Nếu cơ thể đang có bệnh lý thì các triệu chứng của bệnh sẽ nặng hơn. Nếu không được điều trị sớm, thiếu máu có thể dẫn đến những biến chứng về tim mạch, thậm chí là suy tim và đột quỵ, khiến người bệnh tử vong.

Nồng độ Hemoglobin (Hb) trong máu phụ thuộc vào độ tuổi, giới tính, chủng tộc, tình trạng nhiễm trùng, các tình trạng bệnh tật đồng thời, việc lọc máu đầy đủ, chất lượng nước… Kết quả một nghiên cứu cho thấy, nguy cơ tử vong tăng lên 3 lần với mỗi 10g/Hb giảm đi (trong khoảng 90- 130g/l). Thiếu máu ở bệnh nhân thận mạn gây tăng tỷ lệ tử vong, tăng phì đại thất trái và suy tim sung huyết, tăng tốc độ tiến triển đến suy thận giai đoạn cuối.

Thiếu máu do suy thận mạn là biến chứng nguy hiểm

Thiếu máu trong suy thận phải làm sao?

Truyền máu: Đây là biện pháp phổ biến và có tác dụng nhanh chóng để giải quyết tình trạng thiếu máu. Bác sĩ sẽ chỉ định thực hiện khi thiếu nhiều máu,  mất máu cấp tính, thực hiện liệu pháp ESAS có nhiều rủi ro hoặc không hiệu quả. Tuy nhiên, trường hợp ghép thận thì không được thực hiện truyền máu để tránh nguy cơ mẫn cảm với thận mới.

- Sử dụng Steroid đồng hóa: Androgen là chất có tác dụng kích thích mô thận hoặc gan sản sinh EPO, đáp ứng tốt với một số bệnh nhân suy thận mạn bị thiếu máu.

- Điều trị thay thế bằng erythropoietin: Sự thiếu hụt erythropoietin ở bệnh nhân suy thận mạn khi được bù đắp cũng giúp cải thiện tốt tình trạng thiếu máu.

Điều chỉnh chế độ sinh hoạt và ăn uống: Bên cạnh những cách trên, trong trường hợp người bệnh bị thiếu máu do chế độ ăn uống thiếu chất, bác sĩ sẽ yêu cầu tuân thủ một số nguyên tắc sau:

- Bổ sung thực phẩm nhiều sắt như củ dền, rau cải xanh, thịt bò…

- Bổ sung vitamin C để tăng cường sức khỏe, hấp thụ sắt và bảo vệ thành mạch. Người bệnh nên bổ sung các loại rau, củ quả màu xanh, tím, đỏ, vàng.

- Cắt giảm mỡ động vật bởi chúng làm cho cholesterol trong máu tăng cao. Hãy thay thế bằng dầu mè, dầu oliu… tốt cho sức khỏe

- Ăn nhiều tinh bột ít đường như bún, khoai lang, hủ tiếu, bột sắn dây…

- Kiêng ăn muối khiến bệnh nặng hơn và tránh tình trạng phù nề.

- Không dùng bia rượu, thuốc lá…

ĐIỀU TRỊ SUY THẬN HIỆU QUẢ BẰNG ĐÔNG Y TRỊNH GIA

LH: Miền Bắc: Đường Đồng Tâm, Khu Đồng Mát, Phường Tân An, Thị Xã Quảng Yên, Tỉnh Quảng Ninh
Hotline: 0378 041 262
 

LH: Miền Nam: Số nhà 20, đường số 2, khu đô thị JAMONA Hiệp Bình Phước, Thành phố Thủ Đức, Hồ Chí Minh

Hotline: 0913 82 60 68

Bình luận (0)

Gửi bình luận của bạn

Captcha