Bạn sẽ không còn ám ảnh về bệnh tật do chứng rối loạn tâm thần dạng cơ thể nếu áp dụng những biện pháp phòng và điều trị bệnh dưới đây.
Ngày đăng: 13-01-2019
1,544 lượt xem
Những biện pháp phòng bệnh rối loạn tâm thần dạng cơ thể
Phương pháp luyện thở
Những bài tập này giúp bạn thả lỏng cơ thể, giải tỏa căng thẳng, giúp người bệnh thư giãn hơn trong lúc luyện thở.
- Kiểu thở nghe thấy được
Kiểu thở này giúp bạn thở đều, trơn tru. Luyện thở trong tư thế ngồi sẽ giúp bạn tĩnh tâm, tăng cường sự tĩnh lặng, đây là yếu tố quan trọng và cần thiết khi ngồi thiền. Hãy hít thở thoải mái và nhớ chú tâm vào hơi thở vì âm thanh của hơi thở rất nhẹ, chỉ một mình bạn có thể nghe thấy mà thôi.
- Nằm ngửa thở bụng
Với phương pháp này bạn sẽ được thư giãn cả cơ thể và trí não, giúp xua tan căng thẳng. Bạn nằm ngửa, đầu gối co, hai bàn chân cách nhau một khoảng bằng hông. Khi hít thở, hãy cảm nhận chuyển động lên xuống của bụng. Cần để hơi thở ra dài hơn so với khi hít vào. Hít thở vài hơi, sau đó thả lỏng bụng và giữ cho hơi thở hoàn toàn thoải mái để tạo cảm giác tĩnh tâm và thư giãn.
Tư thế ngồi thiền: Với người chưa biết thiền, bạn hãy chọn tư thế thích hợp, thoải mái nhất. Bạn ngồi ngay ngắn, nhắm mắt lại hoặc nhìn chăm chú vào chóp mũi. Giữ cho xương sống, đầu, cổ cân bằng và ngay ngắn. Thiền định giúp tâm trí thoải mái, hạn chế những lo lắng thái quá về bệnh tật, giúp bệnh nhân tịnh tâm.
Ngồi thiền rất tốt cho bệnh nhân bị rối loạn tâm thần dạng cơ thể
Các rối loạn tâm thần dạng cơ thể có nguyên nhân tâm lí và cơ thể gắn bó với nhau, bệnh cảnh lâm sàng rất phức tạp vì thế việc điều trị gặp nhiều khó khăn. Mỗi trường hợp cụ thể cần phải khám xét tỉ mỉ, có kế hoặch điều trị riêng biêt, phù hợp với các giai đoạn bệnh.
Liệu pháp tâm lý được xem là liệu pháp điều trị chủ đạo. Cần sử dụng các liệu pháp tâm lí thích hợp với từng nhóm bệnh, từng người bệnh cụ thể nhằm thu được kết quả điều trị tốt nhất.
Song song với liệu pháp tâm lý cần duy trì điều trị các triệu chứng cơ thể thật tích cực. Cần rèn luyện sức chịu đựng các khủng hoảng tâm lý trong cuộc sống, sẵn sàng tâm lý thích ứng với các điều kiện không thuận lợi.
Người bị rối loạn cơ thể thường nghĩ rất nhiều về cảm giác của mình để phát hiện bệnh tật. Lên kế hoạch trong vòng một tuần bạn phải từ từ giảm số lần nghĩ đến cảm giác sau mỗi ngày, để đến cuối tuần đó bạn chỉ nghĩ đến chúng vài lần mỗi ngày.
Nên tập thói quen ngừng suy nghĩ về các loại bệnh tật không có thật của bản thân
Ngoài ra, khi có người thân có dấu hiệu của sự lo sợ bệnh quá mức, gia đình phải thường xuyên trò chuyện và trấn an. Hãy giúp cho bệnh nhân thấy mình hoàn toàn khỏe mạnh, không để nỗi sợ hãi lấn át, biến mình thành kẻ hoang tưởng.
TƯ VẤN ĐIỀU TRỊ BỆNH TÂM THẦN, HOANG TƯỞNG
0378 041 262
(Lang y Bùi Thị Hạnh: Khu Đồng Mát, Phường Tân An, Thị Xã Quảng Yên, Tỉnh Quảng Ninh)
0913 82 60 68
(10/1/2A đường số 26, Khu phố 7, Phường Linh Đông, Quận Thủ Đức, tp. HCM)
Gửi bình luận của bạn