Kỳ quái căn bệnh ám ảnh sợ hãi

Ám ảnh sợ hãi là một rối loạn lo âu thường gặp. Người bệnh tỏ ra quá sợ hãi trước một sự vật hoặc sự việc bình thường và nỗi sợ hãi, lo lắng này kéo dài, khiến sức khỏe và chất lượng cuộc sống bị giảm sút nghiêm trọng.

Ngày đăng: 16-04-2018

3,382 lượt xem

Bệnh rối loạn ám ảnh sợ hãi là gì?

Chứng ám ảnh sợ hãi (gọi tắt là Phobia) là sự sợ hãi quá mức trước các sự vật hoặc sự việc rất bình thường và gần như vô hại. Không giống như những lo lắng thoáng qua khi phát biểu trước đám đông hay làm bài kiểm tra, những cơn lo lắng này thường kéo dài, gây ảnh hưởng lớn đến thể chất, tâm thần, và có thể ảnh hưởng đến chất lượng cuộc sống, công việc, học tập.

Các dấu hiệu, biểu hiện và triệu chứng của bệnh rối loạn ám ảnh sợ hãi

Chứng ám ảnh sợ hãi có rất nhiều loại và người bệnh thường chỉ sợ hãi một sự vật hay sự việc cụ thể mà ít khi sợ nhiều hơn. Bệnh có thể đi kèm với các rối loạn lo âu khác.

Những nỗi sợ hãi thường gặp nhất là:

- Tình huống: như máy bay, không gian kín

- Thiên nhiên: như sợ bão hoặc sợ độ cao

- Động vật hoặc côn trùng: như chó hoặc nhện

- Sợ máu, tiêm chích hoặc chấn thương, chẳng hạn như kim tiêm, tai nạn hoặc thủ tục y tế.

Tác hại của bệnh ám ảnh sợ hãi

Ai cũng có nỗi sợ hãi với một việc nào đó, tuy nhiên khi bạn không kiểm soát được sự sợ hãi của mình thì đó trở thành một vấn đề lớn, ảnh hưởng không nhỏ đến cuộc sống của bạn. 

Chứng ám ảnh sợ hãi gây ra cho người bệnh những ám ảnh về một sự vật, sự việc nào đó, nỗi sợ hãi này kéo dài khiến cho bệnh nhân gặp phải những trở ngại tâm lý, dần trở nên khép kín, rối loạn về cảm xúc, có thể dẫn đến việc mắc các rối loạn tâm thần

Ám ảnh sợ hãi dễ gây ra các rối loạn tâm thần

Nguyên nhân gây ra bệnh rối loạn ám ảnh sợ hãi

Phần lớn vẫn chưa rõ về nguyên nhân thực sự gây nên bệnh ám ảnh sợ hãi tuy nhiên nguyên nhân có thể bao gồm:

- Trải nghiệm tiêu cực: Nhiều nỗi sợ là kết quả của một trải nghiệm tiêu cực hoặc cuộc hoảng loạn tinh thần liên quan đến một đối tượng hoặc tình huống cụ thể.

- Di truyền và môi trường: Có thể có mối liên hệ giữa việc bố mẹ bị các ám ảnh và lo âu với việc con cái dễ bị chứng ám ảnh sợ hãi, do di truyền hay do bắt chước hành vi.

- Chức năng não: Sự thay đổi chức năng não cũng có thể góp phần dẫn đến chứng ám ảnh sợ hãi.

- Tự tử. Một số ít cá nhân có thể thực hiện hành vi tự sát.

Các phương pháp điều trị bệnh rối loạn ám ảnh sợ hãi

Điều trị tốt nhất bằng các liệu pháp tâm lý. Đôi khi bác sĩ có thể đề nghị thêm các phương pháp hoặc thuốc khác. Việc tìm hiểu nguyên nhân thường không quan trọng mà chủ yếu tập trung điều chỉnh hành vi tránh né đã phát triển theo thời gian. Mục tiêu là cải thiện chất lượng cuộc sống, giúp quản lý và kiểm soát tốt hơn phản ứng, suy nghĩ và cảm xúc.

Các biện pháp tâm lý trị liệu rất có hiệu quả với chứng ám ảnh sợ hãi

Tâm lý trị liệu

Nói chuyện với chuyên gia về sức khoẻ tâm thần để được tư vấn và hỗ trợ. Liệu pháp tiếp xúc và liệu pháp nhận thức hành vi là phương pháp điều trị hiệu quả nhất.

Thuốc

Liệu pháp tâm lý giúp điều trị triệt để bệnh. Tuy nhiên, phối hợp thêm thuốc giúp làm giảm các triệu chứng hoảng sợ và kích động. Thuốc có thể được sử dụng ngay từ ban đầu (thuốc phòng ngừa) hoặc sử dụng ngắn hạn trong các tình huống cụ thể (thuốc cắt cơn), như bay trên máy bay, phát biểu trước đám đông, hỗ trợ an thần, giảm triệu chứng căng thẳng, sợ hãi...

TƯ VẤN ĐIỀU TRỊ BỆNH TÂM THẦN, HOANG TƯỞNG

LIÊN HỆ TƯ VẤN:

01678.041.262

0913.826.068

Bình luận (0)

Gửi bình luận của bạn

Captcha