Người mắc bệnh tâm thần có thể có những hành vi nguy hiểm bộc phát bất cứ lúc nào, nhưng lại không dễ để đưa một người bệnh tâm thần nặng vào điều trị.
Ngày đăng: 06-10-2018
1,355 lượt xem
Những cái chết oan uổng do bệnh thần gây ra
Hàng ngày, trên mỗi tờ báo mạng lại đưa tin về những vụ giết người, thảm án mà hung thủ chính là bệnh nhân tâm thần.
Cuối tháng 7 vừa qua, dư luận bàng hoàng trước vụ án mạng xảy ra tại Bạc Liêu khi chỉ trong một buổi chiều, hung thủ dùng dao chém chết 3 người và 9 người bị thương. Theo cơ quan điều tra, đối tượng gây án có biểu hiện tâm thần khoảng 7 năm nay.
Như vụ án người mẹ trẻ 33 tuổi – Hoàng Thị Sen ở Cự Khê, Thanh Oai, do chịu áp lực liên tiếp từ việc người thân mất đi nên đã bị trầm cảm. Ngày 20/7, chị Sen đã dùng dây siết cổ con trai và cháu ruột khiến các cháu tử vong, sau đó chị treo cổ tự vẫn thì được mọi người cứu thoát
Những cái chết oan uổng này dường như đều có lời cảnh báo trước, là nỗi đau khoét sâu trong lòng những người ở lại không biết đến khi nào nguôi. Thế nhưng, hung thủ lại gây án trong trạng thái không bình thường, vậy nên họ không chịu sự trừng phạt của pháp luật mà chỉ bị đem đi chữa bệnh bắt buộc.
Liệu có ai trong chúng ta chắc chắn rằng sau khi rời khỏi nơi điều trị, họ sẽ tái hòa nhập lại được với cộng đồng hay sẽ bị hắt hủi và lại tiếp tục phát bệnh?
Ngày cang nhiều vụ trọng án do người bệnh tâm thần gây ra
Khó quản lý bệnh nhân tâm thần
Theo thống kê, hiện Việt Nam có khoảng 300.000 người mắc tâm thần nặng như: Tâm thần phân liệt, chứng động kinh, trầm cảm, tự kỷ, thiểu năng trí tuệ, khuyết tật thần kinh… Tuy nhiên, mới chỉ có 15 - 20% đối tượng tâm thần được quản lý, theo dõi.
Trong khi đó, người dân thường có tâm lý tránh xa những người có biểu hiện tâm thần nặng, còn trường hợp những người bị tâm thần dạng nhẹ thì ít khi đề phòng.
Song có không ít những bệnh tâm thần phân liệt tuy có biểu hiện bên ngoài không nặng nhưng lúc lên cơn hoặc bị tác động mạnh sẽ bị hoang tưởng ảo giác chi phối, xui khiến người bệnh thực hiện hành vi phạm pháp, gây án.
Mặt khác, theo Nghị định 64/2011/NĐ-CP về việc thi hành biện pháp bắt buộc chữa bệnh tâm thần chỉ áp dụng trong phạm vi tố tụng hình sự theo quyết định của cơ quan có thẩm quyền, tức là khi có hậu quả hành vi vi phạm pháp luật hình sự
Hung thủ gây án mắc bệnh tâm thần sẽ được đi chữa trị bắt buộc
Như vậy, trách nhiệm đưa người bị bệnh tâm thần khi khám điều trị phải do sự tự nguyện của gia đình và phụ thuộc vào điều kiện hoàn cảnh kinh tế. Nhưng trên thực tế, vì ngại sự đàm tiếu của hàng xóm nên có rất ít gia đình đưa bệnh nhân đi khám, điều trị kịp thời mà chỉ nhốt họ trong nhà.
Qua đó cho thấy nhận thức của người dân về bệnh tâm thần còn rất hạn chế nên việc để người tâm thần sống cùng người thân trong gia đình tiềm ẩn nhiều nguy hiểm. Cần có những quy định cụ thể, quy định sau khi thăm khám đánh giá tình trạng bệnh của người tâm thần ở mức độ nào thì cần phải đi viện điều trị, tránh nguy hiểm cho cộng đồng.
TƯ VẤN ĐIỀU TRỊ BỆNH TÂM THẦN, HOANG TƯỞNG
LIÊN HỆ TƯ VẤN:
0378.041.262
0913.826.068
Gửi bình luận của bạn