Tất cả các thuốc an thần chữa bệnh tâm thần đều gây ra tác dụng phụ không mong muốn đến sức khỏe.
Ngày đăng: 19-12-2018
3,008 lượt xem
1. Clozapine
Đây là thuốc an thần dùng trong điều trị bệnh tâm thần không điển hình đầu tiên được đưa ra thị trường. Thuốc có tỷ lệ gây tác dụng phụ ngoại tháp và các rối loạn vận động rất thấp nhưng có thể gây mất bạch cầu hạt ở khoảng 1% số người sử dụng, đây chính là lý do quan trọng làm hạn chế việc sử dụng clozapine trên lâm sàng.
Ngoài ra, do có ái lực với thụ thể alpha giao cảm, clozapine có thể gây ra rối loạn chức năng sinh dục (như mất hứng thú, mất kinh ở nữ, rối loạn phóng tinh ở nam giới...) và tụt huyết áp tư thế đứng. Một số báo cáo còn ghi nhận các trường hợp viêm cơ tim và co giật liên quan đến clozapine.
Clozapine là thuốc an thần chữa bệnh tâm thần phổ biến trên thị trường
2. Risperidone
Đây là một dẫn xuất benzisoxazole, là một trong những thuốc an thần dùng trong chữa tâm thần không điển hình đang được sử dụng rộng rãi nhất hiện nay ở nhiều nơi trên thế giới.
Ở những bệnh nhân tâm thần dùng liều cao trên 6mg/ngày, Risperidone có thể gây ra các tác dụng phụ kháng cholinergic như khô miệng, giãn đồng tử, nhịp tim nhanh...Đây cũng là một trong số ít những thuốc an thần không điển hình được chứng minh là có khả năng gây tăng nồng độ prolactin trong máu, dẫn đến tiết sữa ngoài ý muốn.
Olanzapine là thuốc dùng trong điều trị tâm thần, cũng là một dẫn xuất dibenzodiazepine với cơ chế tác dụng tương tự như clozapine, nhưng cường độ tác dụng mạnh hơn. Các tác dụng phụ thường gặp của olanzapine là gây tăng cân, buồn ngủ, tụt huyết áp tư thế đứng và táo bón.
Các bệnh nhân dùng olanzapine ghi nhận tỷ lệ mất ngủ rất thấp, có thể do tác dụng an thần của thuốc. Một số báo cáo còn ghi nhận mối liên quan của việc điều trị olanzapine và clozapine với nguy cơ xuất hiện bệnh tiểu đường type 2 và các rối loạn mỡ máu.
Olanzapine có cường độ tác dụng mạnh hơn so với các loại thuốc an thần
4. Quetiapine
Đây cũng là một thuốc an thần được sử dụng rất rộng rãi hiện nay trên thế giới. Tác dụng phụ thường gặp nhất của quetiapine là gây buồn ngủ, do đó nếu được uống vào buổi tối, thuốc có thể giúp cải thiện triệu chứng mất ngủ ở bệnh nhân tâm thần.
Quetiapine được ghi nhận có thể gây tăng cân, tuy nhiên, ở mức độ thấp hơn so với clozapine và olanzapine. Khi thuốc mới được đưa vào sử dụng, đã có một số báo cáo đề cập đến nguy cơ gây đục thủy tinh thể ở động vật thí nghiệm với liều rất cao của quetiapine.
Do đó, đã có nhiều tác giả đặt câu hỏi về sự cần thiết của khuyến cáo kiểm tra mắt trước và trong quá trình điều trị tâm thần bằng quetiapine đã được nhà sản xuất đưa ra.
5. Ziprasidone
Đây là một dẫn xuất benzisothiazolyl piperazine với nguy cơ rất thấp gây biểu hiện ngoại tháp, tăng cân, buồn ngủ hoặc tác dụng kháng cholinergic so với nhiều thuốc an thần không điển hình khác.
Tuy nhiên, do thuốc có nguy cơ gây kéo dài khoảng QT trên điện tâm đồ nên thuốc chống chỉ định dùng ở những người có khoảng QT kéo dài, tiền sử nhồi máu cơ tim gần đây, suy tim.
TƯ VẤN ĐIỀU TRỊ BỆNH TÂM THẦN, HOANG TƯỞNG
0378 041 262
(Lang y Bùi Thị Hạnh: Khu Đồng Mát, Phường Tân An, Thị Xã Quảng Yên, Tỉnh Quảng Ninh)
0913 82 60 68
(10/1/2A đường số 26, Khu phố 7, Phường Linh Đông, Quận Thủ Đức, tp. HCM)
Gửi bình luận của bạn