Liệu pháp tâm lý nên được thử đầu tiên đối với bệnh nhân bị rối loạn lo âu để phòng ngừa các biến chứng về tâm thần.
Ngày đăng: 05-12-2018
1,430 lượt xem
Các mẹo hữu ích hỗ trợ cho việc điều trị rối loạn lo âu bằng liệu pháp tâm lý
Mẹo thư giãn
Rèn luyện cách để thư giãn cơ thể đem lại nhiều lợi ích cho quá trình điều trị. Sự căng cơ và hơi thở không sâu có liên quan đến sự căng thẳng, lo âu và thỉnh thoảng là trầm cảm. Vì vậy, điều quan trọng là bạn nhận ra những cảm nhận của cơ thể và luyện tập thể dục thường.
Hai chiến lược thường dùng là hít thở lấy bình tĩnh (giúp giảm nhịp thở chủ động) và thư giãn cơ tăng dần (làm căng và giãn các nhóm cơ khác nhau. Cũng như bất kỳ kĩ năng nào, bạn cần phải luyện tập nhiều thì mới đem lại hiệu quả tốt. Các cách khác để thư giãn bao gồm nghe nhạc, ngồi thiền, tập yoga và mát-xa.
Tuy nhiên bạn cần phải hiểu rằng mục đích của việc thư giãn không phải để tránh hoặc làm biến mất sự lo âu mà nó chỉ giúp bạn cảm thấy nhẹ nhàng hơn khi đối mặt với những cảm xúc đó.
Các biện pháp thư giãn tâm trí rất tốt cho điều trị rối loạn lo âu
Suy nghĩ thực tế
Để kiểm soát hiệu quả những cảm xúc tiêu cực đòi hỏi bạn phải phát hiện được những ý nghĩ tiêu cực và thay nó bằng những ý nghĩ thực tế và cân bằng hơn. Vì suy nghĩ của chúng ta có một tác động lớn đến cách chúng ta cảm nhận nên việc thay đổi những ý nghĩ tiêu cực là chìa khóa để bạn cảm thấy tốt hơn.
Đừng nghĩ “Tôi không thể làm được. Tôi cảm thấy quá căng thẳng. Tại sao tôi không thể kiểm soát được sự căng thẳng?” mà hãy nghĩ “Mọi chuyện sẽ ổn và việc cảm thấy lo lắng là điều bình thường. Đó không phải là điều có thể ngăn cản tôi. Tôi có thể cảm thấy lo lắng nhưng vẫn sẽ làm được”
Liệu pháp mặt đối mặt
Liệu pháp này là một dạng có giới hạn thời gian trong vòng một vài lần để tìm ra những vấn đề giữa cá nhân với nhau mà gây ra những căng thẳng tâm lý và lập ra một kế hoạch để tìm ra nguồn cơn của những vấn đề đó. Mô hình này có thể liên kết các vấn đề cá nhân như khó khăn trong công việc hay tranh cãi với gia đình với các triệu chứng tâm lý.
Theo đó, các bác sĩ sẽ dùng liệu pháp này để làm giảm các triệu chứng, luyện tập cho bệnh nhân những kĩ năng để hỗ trợ tình huống hiện tại của họ và nâng cao những mối quan hệ hỗ trợ từ xã hội của người bệnh. Bằng cách này sẽ vừa cải thiện bệnh vừa cho họ những kĩ năng để áp dụng trong đời sống nhằm giúp họ tự nhận ra các vấn đề.
Liệu pháp tiếp xúc
Liệu pháp tiếp xúc giúp bệnh nhân vượt qua nỗi lo âu và sợ hãi
Liệu pháp này được khởi xướng bởi một bác sĩ về hành vi Joseph Wolpe. Liệu pháp này được thiết kế để điều trị những nỗi sợ hãi và sử dụng một liệu pháp là mất cảm ứng hệ thống. Với mô hình này, các bác sĩ sẽ cho bệnh nhân tiếp xúc từ từ với những điều mà họ sợ hãi theo mức độ tăng dần.
Ví dụ, với một người sợ rắn, bác sĩ sẽ cho họ thấy những con rắn giả, sau đó sẽ cho họ thấy những con rắn thật và cuối cùng bác sĩ sẽ yêu cầu người bệnh tiếp cận và chạm vào con rắn. Trong suốt quá trình này, bác sĩ dẫn dắt bệnh nhân bằng những công cụ như thư giãn cho đến khi họ cảm thấy bình tĩnh và không còn sợ hãi với vật đó nữa.
TƯ VẤN ĐIỀU TRỊ BỆNH TÂM THẦN, HOANG TƯỞNG
0378 041 262
(Lang y Bùi Thị Hạnh: Khu Đồng Mát, Phường Tân An, Thị Xã Quảng Yên, Tỉnh Quảng Ninh)
0913 82 60 68
(10/1/2A đường số 26, Khu phố 7, Phường Linh Đông, Quận Thủ Đức, tp. HCM)
Gửi bình luận của bạn