Theo ý kiến của một số chuyên gia tâm thần, có khả năng trước đó bệnh được biểu hiện bằng những triệu chứng tâm thần âm tính - nghĩa là bộc lộ một cách không rõ ràng
Ngày đăng: 23-11-2017
1,892 lượt xem
Ít nói, lười biếng, thờ ơ: coi chừng tâm thần
Khác với đặc điểm ồn ào, rõ nét của triệu chứng tâm thần dương tính, triệu chứng âm tính lại thường không được chú ý đến vì nó diễn ra một cách êm ả và khá giống với một số biểu hiện của con người.
Điển hình là dấu hiệu bệnh nhân không muốn tiếp xúc với người khác, ngay cả người thân trong gia đình (bị lầm tưởng là ít nói); không còn ham thích làm việc; bỏ bê công việc tại cơ quan, gia đình, không màng đến học tập; nằm nhiều giờ trên giường hay ngồi một chỗ, chỉ ăn và ngủ, không quan tâm đến ăn mặc, thậm chí là vệ sinh cá nhân....
Bệnh nhân tâm thần hoang tưởng thường có xu hướng trốn tránh thực tế
Ngoài những triệu chứng này, bệnh nhân có thể xuất hiện dấu hiệu trầm cảm, ý tưởng chán sống, bỏ nhà đi lang thang, rối loạn giấc ngủ, rối loạn bản năng ăn uống...
Theo các bác sĩ, mặc dù tiến triển từ từ, nhưng những triệu chứng âm tính lại phá vỡ nhân cách bệnh nhân rất nặng nề. Triệu chứng âm tính thường gặp trong bệnh tâm thần phân liệt, và chúng xuất hiện càng nhiều thì bệnh càng nặng và khó hồi phục.
Giấu bệnh là sai lầm
Phần lớn bệnh nhân không ý thức được bệnh của mình, do gia đình che giấu hoặc người thân không chú ý. Bên cạnh đó, gần 25% bệnh nhân được gia đình áp dụng các phương pháp trị liệu mê tín dị đoan trước khi đến cơ sở y tế Nhà nước.
Vì trong dân gian vẫn còn tồn tại một số quan niệm sai lầm như bệnh tâm thần là do ma quỷ gây ra, là hậu quả của “đời cha ăn mặn, đời con khát nước”, là tội lỗi của gia đình, dòng họ nên có khuynh hướng giấu bệnh, cam chịu, tìm cách chạy chữa bằng bùa chú, xiềng xích bệnh nhân... Hậu quả là bệnh nặng càng thêm nặng, việc chữa trị sau đó rất khó khăn và phức tạp vì phát hiện quá trễ.
Chữa bệnh tâm thần hoang tưởng bằng mê tín dị đoan là điều rât sai lầm
Cho đến nay y học vẫn chưa xác định được nguyên nhân chủ yếu gây bệnh tâm thần phân liệt mà vẫn nghĩ do nhiều yếu tố khác nhau phối hợp gây ra như: Yếu tố gia đình, yếu tố sinh hóa, yếu tố môi trường:
Đặc biệt, không nên đưa bệnh nhân đến thầy bùa, thầy pháp vì bệnh không phải do ma quỷ gây ra. Không nên tranh luận với bệnh nhân về những suy nghĩ bất thường của họ vì chúng chỉ có thể mất đi nhờ thuốc chống loạn thần. Không nên xiềng xích, trói hay nhốt bệnh nhân và không nên cho bệnh nhân tự ngưng thuốc mà không có ý kiến của bác sĩ chuyên khoa.
Do nguyên nhân phức tạp, nên chuyện phòng bệnh tâm thần hoang tưởng không phải dễ. Điều cần thiết là phải biết cách vệ sinh tâm thần, chống stress, biết cách điều hòa giữa làm việc và giải trí tích cực, trong gia đình có sự quan tâm lẫn nhau, tạo ra một bầu không khí thân thiện, hạnh phúc thì bệnh khó có điều kiện phát triển.
TƯ VẤN ĐIỀU TRỊ BỆNH TÂM THẦN, HOANG TƯỞNG
01678.041.262
0913.826.068
Gửi bình luận của bạn