Tại sao bệnh suy thận dễ biến chứng thành bệnh suy tim?

Suy thận dẫn đến suy tim là biến chứng vô cùng nguy hiểm. Nếu không điều trị kịp thời, biến chứng này có thể khiến người bệnh tử vong.

Ngày đăng: 10-07-2023

385 lượt xem

Suy thận là gì, có nguy hiểm không?

Thận gồm 2 quả nằm sau lưng, hai bên cột sống, ngay phía trên eo và đảm nhận một số chức năng để duy trì sự sống. Chức năng lọc máu của thận được thực hiện bằng cách loại bỏ chất thải và nước dư thừa, duy trì cân bằng muối và chất điện giải trong máu, điều chỉnh huyết áp.

Cơ thể mỗi người bình thường đều có 2 quả thận đóng vai trò như bộ lọc, giữ máu “sạch” ở lại và đưa các chất độc hại (như ure, amoniac) ra ngoài theo đường nước tiểu. Suy thận là khi thận không còn khả năng bài tiết các chất cặn bã, dẫn tới sự tồn đọng những chất độc hại trong cơ thể. Suy thận gồm có 2 loại là suy thận cấp và suy thận mạn tính.

Suy thận cấp là tình trạng xảy ra đột ngột và chức năng thận có thể phục hồi. Trong khi đó, suy thận mạn là hội chứng lâm sàng và sinh hóa tiến triển mạn tính qua nhiều năm tháng, hậu quả của sự xơ hóa các nephron gây giảm sút từ từ mức lọc cầu thận, dẫn đến tình trạng tăng nitơ phi protein máu như ure, creatinine máu,…

Dưới đây là một số biến chứng của suy thận nếu không được chẩn đoán và kiểm soát sớm:

- Rối loạn về chuyển hóa: Kháng insulin, rối loạn lipid máu, rối loạn dinh dưỡng.

- Thay đổi về huyết học: Thiếu máu, rối loạn đông máu, thiếu hụt miễn dịch.

- Rối loạn điện giải và kiềm toan.

- Biến chứng ở phổi: Phù phổi, viêm phế quản, viêm phổi và tràn dịch màng phổi.

- Thần kinh cơ: Chuột rút, yếu cơ, viêm thần kinh ngoại vi, nặng hơn là hôn mê.

- Xương: Tổn thương xương trong suy thận mạn được gọi chung là loạn dưỡng do suy thận.

- Tim mạch: Có tới 50 - 80% số người bị suy thận mạn gặp phải biến chứng tim mạch.

LIÊN HỆ ĐIỀU TRỊ BỆNH SUY THẬN AN TOÀN VÀ HIỆU QUẢ TẠI ĐÂY

Suy thận có chữa được không?

Suy thận cấp diễn ra trong vòng vài ngày và sau khi được điều trị thích hợp trong một vài tuần có thể phục hồi hoàn toàn hoặc một phần chức năng thận. Ngược lại, người mắc bệnh suy thận mạn sẽ phải trải qua quá trình tiến triển không phục hồi chức năng thận. Trong suy thận mạn, các phương pháp điều trị nhằm làm chậm diễn biến của bệnh và ngăn ngừa biến chứng.

Người bệnh bị suy thận nặng khi chức năng thận giảm đến 90% và cần được điều trị thay thế thận bằng chạy thận nhân tạo, thẩm phân phúc mạc hoặc ghép thận.

Đa phần các loại bệnh thận sẽ làm tổn thương các nephron (một đơn vị cấu trúc của thận) khiến thận không thể loại bỏ chất thải ra khỏi cơ thể. Thận cuối cùng có thể ngừng hoạt động hoàn toàn nếu không chữa trị, mất chức năng thận rất nghiêm trọng và có khả năng gây tử vong.

Một số đối tượng có nguy cơ mắc chứng bệnh suy thận

Những yếu tố tác động khiến suy thận dẫn đến suy tim

Suy tim thường gặp trong hội chứng tăng urê máu mãn tính do suy thận gây nên. Bệnh suy tim và nguyên nhân của nó bị tác động bởi các yếu tố:

- Rối loạn chuyển hoá

Hiện tượng tăng urê máu do suy thận mạn gây rối loạn chuyển hoá trong tế bào cơ tim và đưa đến các hệ lụy về tình trạng ứ nước nội bào, sự thiếu hụt năng lượng, sự ứ trệ các sản phẩm của chuyển hoá dẫn đến khả năng co bóp của cơ tim suy giảm. Điều này khiến suy thận dẫn đến suy tim.

- Tăng huyết áp

Người mắc suy thận rất dễ bị tăng huyết áp và đây cũng chính là lí do gây suy tim. Điều này được lí giải bởi thời gian đầu, tăng huyết áp khiến phì dày đồng tâm thất trái nên khả năng tưới máu kém đi, lâu dần sẽ khiến trương lực cơ tim và giảm sức co bóp của cơ tim, tim bị giãn to và mất khả năng cung cấp máu để đáp ứng nhu cầu của cơ thể.

- Thiếu máu

Suy thận mạn gây thiếu máu nên dẫn đến giảm huyết sắc tố gây thiếu oxy, tim phải tăng cường hoạt động để đáp ứng đủ ôxy cho cơ thể. Việc này khiến tần số tim tăng, cung lượng tim tăng, khối lượng máu lưu hành tăng. Tất cả điều đó khiến tim hoạt động quá tải và suy yếu.

Ngoài ra, suy thận dẫn đến suy tim còn bởi viêm màng ngoài tim và việc ứ muối do suy thận khiến tim bị trương lực, khả năng co bóp suy giảm.

Những người mắc suy thận dẫn đến suy tim ứ huyết thường có dấu hiệu khó thở (nhất là buổi đêm) nếu gắng sức làm bất kì việc gì. Tình trạng này càng nghiêm trọng hơn phụ thuộc vào mức độ suy tim và thậm chí có thể gây phù phổi cấp làm người bệnh khó thở dữ dội, tím tái, ho khạc ra bọt có màu hồng, đe dọa trực tiếp đến tính mạng.

Suy tim biến chứng hàng đầu của suy thận

Làm sao để ngăn ngừa suy thận dẫn đến suy tim?

Kiểm soát tốt suy thận sẽ giúp ngăn chặn biến chứng gây suy tim. Tùy theo giai đoạn suy giảm chức năng thận mà bác sĩ sẽ chỉ định bảo tồn bằng thuốc và chế độ dinh dưỡng hoặc kết hợp điều trị thay thế (chạy thận nhân tạo, ghép thận). Dưới đây là một số lời khuyên giúp tăng cường chức năng thận:

- Ngủ đủ giấc: Một nghiên cứu gần đây cho thấy, những người có thói quen ngủ ít hơn 5 giờ đồng hồ mỗi đêm sẽ bị suy giảm chức năng thận cao hơn 65% so với người ngủ trên 7 tiếng. Nghiên cứu này lý giải cho giả thuyết giấc ngủ có tác dụng điều tiết và tăng cường hoạt động của thận hiệu quả.

- Uống nhiều nước hơn: Theo Jolene Brighten, tiến sĩ kiêm bác sĩ chuyên khoa tiết niệu tại Oakland, California, nhờ việc kiểm soát lượng nước trong cơ thể, thận cũng đóng vai trò quan trọng trong việc điều chỉnh áp lực máu lên thành mạch.

- Ăn nhiều rau xanh, củ quả: Bổ sung rau xanh, củ quả tươi, thực phẩm chứa hàm lượng đường thấp sẽ mang lại tác động tích cực nhất cho hệ tuần hoàn, từ đó giúp thận làm việc hiệu quả hơn, tránh bị quá tải.

- Tập luyện nhiều hơn: Debby Herbenick, dược sĩ học kiêm tư vấn viên y khoa tại Đại học Indiana (Mỹ) cho biết: Đi bộ, đạp xe hoặc vận động ngoài trời là những bài tập tốt nhất giúp tăng cường lưu thông huyết áp, gia tăng hiệu quả làm việc của thận, đồng thời giảm những vấn đề về cơ khớp.

Một số loại thảo dược điều trị bệnh suy thận hiệu quả:

- Dành dành: Theo nhiều nghiên cứu khoa học, quả dành dành chứa nhiều hoạt chất, trong đó, crocin một chất thuộc nhóm carotenoid có tác dụng rất tốt với các bệnh lý về thận, hỗ trợ điều trị suy thận hiệu quả. 

- Đan sâm: Vị thuốc này có tác dụng tăng cường chức năng thận, hỗ trợ điều trị các vấn đề về thận do tiểu đường, cải thiện vi tuần hoàn thận, làm tăng đáng kể mức thanh thải và siêu lọc creatinine, ure, acid uric, từ đó rất hiệu quả với người bị suy thận.

- Hoàng kỳ: Giúp giảm protein niệu, bảo vệ thận khỏi sự phá hủy, cải thiện tình trạng giữ nước và giữ natri, cải thiện chức năng thận, làm chậm diễn tiến của bệnh, ngăn ngừa suy thận biến chứng thành suy tim.

- Trầm hương: Là vị thuốc đông y quý hiếm, có tác dụng bổ khí, tăng cường sức khỏe cho cơ thể, nhất là với thận.

- Bạch phục linh: Có tác dụng lợi thủy, thẩm thấp, làm lợi niệu, giảm phù thũng do suy thận gây ra.

- Râu mèo: Có tác dụng lợi tiểu, tăng thải clorua, acid uric, ure – những chất độc ứ đọng khi thận bị suy, ngăn ngừa bệnh gây ra những biến chứng nguy hiểm, hỗ trợ điều trị suy thận hiệu quả.

- Mã đề: Có tác dụng lợi tiểu, tăng thải acid uric dư thừa, bổ thận, giúp hỗ trợ điều trị suy thận hiệu quả.

- Linh chi đỏ: Giúp cải thiện chức năng thận bằng nhiều con đường khác nhau, triệt tiêu các superoxide (các gốc tự do), giúp bảo vệ gan và cấu trúc thận khỏi sự phá hủy, đây là điều cần thiết với người đang bị suy thận.

Những việc cần làm để phòng ngừa suy thận dẫn đến suy tim

- Tuyệt đối không hút thuốc lá, thuốc lào

- Chú ý kiểm tra cân nặng mỗi ngày

- Giảm tối đa muối trong chế độ ăn hàng ngày

- Hạn chế sử dụng mỡ và cholesterol

- Hạn chế bia rượu bởi chúng có thể tương tác với thuốc điều trị suy tim và khiến cho khả năng co bóp của cơ tim suy giảm, gây rối loạn nhịp tim.

- Hoạt động ở mức độ trung bình và trước khi tập luyện thể dục thể thao nên hỏi ý kiến bác sĩ về chế độ tập luyện cũng như các chương trình phục hồi chức năng tim.

SAU KHI ĐIỀU TRỊ SUY THẬN BẰNG ĐÔNG Y TRỊNH GIA

<<<22 NGÀY CHỮA TRỊ SUY THẬN TỪ GIAI ĐOẠN 5 XUỐNG GIAI ĐOẠN 3 BẰNG ĐÔNG Y GIA TRUYỀN TRỊNH GIA>>>

LH: Miền Bắc: Đường Đồng Tâm, Khu Đồng Mát, Phường Tân An, Thị Xã Quảng Yên, Tỉnh Quảng Ninh
Hotline: 0378 041 262
 

LH: Miền Nam: Số nhà 10/1/2A đường 26, Phường Linh Đông, Thủ Đức, Thành Phố Hồ Chí Minh

Hotline: 0913 82 60 68

 

Bình luận (0)

Gửi bình luận của bạn

Captcha