Xây dựng chế độ ăn cho bệnh nhân suy thận nhanh phục hồi

Khi bị chẩn đoán suy thận, người bệnh cần điều chỉnh lại chế độ dinh dưỡng, ăn uống phù hợp, tránh để thận phải làm việc quá sức.

Ngày đăng: 11-07-2023

409 lượt xem

Nguyên tắc xây dựng chế độ ăn cho người suy thận

- Cân đối lượng đạm trong khẩu phần ăn: Lượng đạm trong chế độ ăn của người suy thận phụ thuộc vào chỉ số Ure máu. Nếu chỉ số này tăng, người bệnh chỉ nên bổ sung lượng đạm từ 0,6 – 0,8g/kg/ngày. Nếu chỉ số Ure máu ổn định, bạn có thể tăng lượng đạm lên 1g/kg/ngày. Ngoài ra, bạn nên chọn loại protein có giá trị sinh học cao, hạn chế protein có nguồn gốc thực vật.

- Ăn nhạt: Trong chế độ ăn cho người mắc bệnh lý về thận, bạn không nên ăn nhiều muối và mì chính. Hàm lượng khuyến cáo là từ 2 – 4g/ngày cho cả muối và mì chính (tương đương khoảng 15ml nước mắm).

- Điều chỉnh lượng nước: Bệnh nhân suy thận không nên uống quá nhiều nước. Lượng nước uống mỗi ngày chỉ nên đáp ứng vừa đủ nhu cầu của cơ thể. Bạn có thể áp dụng cách tính sau để biết mình cần uống bao nhiêu nước. Lượng nước cần uống = lượng nước tiểu trong 24h + 500ml đến 700ml với người lớn hoặc + 200ml với trẻ em.

- Đảm bảo lượng chất béo: Chất béo trong chế độ ăn cho bệnh nhân suy thận nên chiếm từ 15 – 25%. Trong đó, tỉ lệ các chất béo no, chất béo không no một nối đôi và chất béo không no nhiều nối đôi là đồng đều.

- Cân bằng lượng chất khoáng cần thiết: Chế độ ăn uống cho người suy thận cần giảm muối, giảm phốt – pho và tăng Canxi. Lượng muối một ngày không nên vượt quá 3g, lượng Kali khống chế ở mức dưới 200mg/ngày. Hàm lượng Canxi mỗi ngày cần bổ sung khoảng 900 – 1.200mg và lượng phốt pho là từ 300 – 600mg/ngày.

- Đáp ứng đủ nhu cầu Vitamin: Chế độ ăn cho người bị suy thận cần đáp ứng đầy đủ các vitamin cần thiết, đặc biệt là vitamin nhóm B & E.

Ngoài ra, bạn nên đảm bảo tổng năng lượng của chất đường trong mỗi bữa ăn chiếm khoảng 55 – 60%. Nhóm chất xơ và probiotics cần được bổ sung đều đặn để hạn chế tình trạng rối loạn tiêu hóa.

Khảo sát thực tế cho thấy, chế độ ăn cho người suy thận đáp ứng càng nhiều các nguyên tắc phía trên thì các chỉ số xét nghiệm của người bệnh càng ổn định. 

Một thực đơn tham khảo cho bệnh nhân bị suy thận

Chế độ ăn cho người suy thận nên bổ sung những gì?

Lựa chọn thực phẩm cho người suy thận cần đảm bảo yếu tố khoa học, hỗ trợ quá trình kiểm soát bệnh. Dưới đây là danh sách những thực phẩm được khuyến cáo nên bổ sung vào khẩu phần ăn cho người suy thận:

- Nhóm chất đường bột: Thực phẩm được khuyến khích sử dụng là những loại chứa ít đạm, bao gồm: gạo xay trắng, miến, bột sắn dây, khoai lang, khoai sọ, các loại bún, hủ tiếu, miến, phở được chế biến từ củ từ, củ dong. Đặc biệt, các thực phẩm như: khoai sọ, bún, bánh canh, bánh cuốn, khoai lang,… rất phù hợp cho chế độ ăn của người suy thận.

- Nhóm chất béo: Bệnh nhân nên bổ sung loại chất béo tốt cho sức khỏe. Điển hình là các loại dầu thực vật: dầu mè, dầu oliu, dầu hướng dương, dầu cải,…. hay các loại bơ.

- Nhóm chất đạm: Những thực phẩm chứa đạm có giá trị cao được khuyến khích bổ sung vào chế độ ăn cho người suy thận. Phổ biến nhất là các thực phẩm: Trứng, sữa, thịt gà, thịt bò, thịt lợn nạc, cá tôm,…

- Nhóm chất xơ: Chất xơ được khuyến khích bổ sung thông qua các loại rau có hàm lượng đạm thấp như:  bầu bí, cà chua, mướp, su su, dọc mùng,… Ngoài ra, bạn cũng có thể lựa chọn các loại hoa quả ít đường như: táo tây, cam, quýt, bưởi…

Một số nhóm thực phẩm có lợi cho người mắc bệnh suy thận

Người suy thận không nên ăn gì?

Cắt natri:

- Natri là một thành phần trong muối ăn. Nạp ít natri sẽ giúp hạ huyết áp và làm chậm tiến triển của bệnh thận. Vì chức năng của thận là lọc natri ra khỏi cơ thể và đưa vào nước tiểu. Khi bị tổn thương, chức năng lọc natri của thận sẽ bị suy giảm. Điều này làm cho natri bị tích tụ quá nhiều trong cơ thể, dẫn tới tăng huyết áp. Hàm lượng natri lý tưởng là < 2,3mg/ngày.

- Các loại thực phẩm nhiều natri mà người bệnh cần tránh như thịt muối, thịt xông khói, xúc xích, súp đóng hộp, hoa quả đóng hộp, khoai tây chiên, bánh quy mặn, bánh snack, rau quả ngâm muối, nước tương, các thức ăn dùng liền (ngũ cốc, bánh mì nướng…).

Một số thức ăn không tốt cho bệnh nhân suy thận

Hạn chế photpho:

- Photpho là khoáng chất có hầu hết trong những loại thực phẩm. Photpho cùng canxi và vitamin D giúp duy trì hệ xương khớp vững chắc. Thận khỏe mạnh sẽ giúp giữ lại lượng photpho vừa đủ cho cơ thể. Khi thận hoạt động kém, photpho sẽ bị tích tụ dư thừa trong máu. Quá nhiều photpho trong máu có thể gây yếu xương, làm xương dễ gãy.

- Các thức ăn giàu photpho người bệnh thận nên tránh là thức ăn nhanh, các loại thực phẩm đóng gói, phô mai chế biến sẵn, thịt tươi đông lạnh, soda, các thức uống có hương vị, nước tăng lực, thức uống thể thao, bia, rượu.

Giảm lượng kali hấp thụ:

- Kali được tìm thấy nhiều trong hoa quả và rau củ. Khoáng chất này đóng vai trò quan trọng trong việc duy trì nhịp tim ổn định và sự co cơ. Tuy nhiên, khi suy thận, khả năng đào thải kali qua nước tiểu bị suy giảm, dẫn đến tình trạng tăng kali trong máu. Tình trạng này có thể gây yếu cơ, rối loạn nhịp tim, thậm chí là ngưng tim.

- Nhu cầu bổ sung kali của người chạy thận là < 2g mỗi ngày. Người bệnh suy thận nên kiêng các loại rau quả nhiều kali như những loại quả khô, sầu riêng, mơ, cam, chuối, bơ, đậu tương, đậu xanh, khoai tây, cà chua, măng, bí ngô, rau khoai lang, rau muống…

<<<22 NGÀY CHỮA TRỊ SUY THẬN TỪ GIAI ĐOẠN 5 XUỐNG GIAI ĐOẠN 3 BẰNG ĐÔNG Y GIA TRUYỀN TRỊNH GIA>>>

Nên làm gì để hỗ trợ quá trình điều trị suy thận?

- Vận động cơ thể mỗi ngày rất hữu ích cho người bệnh suy thận. Theo Tổ chức phòng chống bệnh thận tại Mỹ, tập thể dục giúp hỗ trợ điều trị bệnh suy thận bằng cách hạ huyết áp, giảm lượng cholesterol, giữ trọng lượng cơ thể cân đối và cải thiện giấc ngủ. 

- Người bệnh suy thận có thể đi bộ, bơi lội, yoga, đạp xe, aerobic… Để hạn chế rủi ro sức khỏe, bạn nên tham vấn ý kiến bác sĩ trước khi tập luyện.

- Kiểm soát huyết áp: Tăng huyết áp là nguyên nhân khiến bệnh suy thận chuyển biến nặng hơn. Người bệnh cần chú ý kiểm soát tốt huyết áp để làm chậm tiến triển bệnh.

- Không hút thuốc lá: Thuốc lá có chứa khoảng 200 loại độc tố có hại cho sức khỏe. Các độc tố này sẽ tăng áp lực lên thận cùng các cơ quan khác. Tế bào thận khi bị phá vỡ sẽ làm tình trạng suy thận biến chuyển rất nhanh, có thể gây tử vong.

- Không uống rượu, bia: Lạm dụng rượu bia là nguyên nhân hàng đầu gây tổn thương các tế bào thận. Người bệnh suy thận nên tránh các thức uống có hại này.

- Tránh dùng thuốc không theo toa: Các loại thuốc không theo toa khi sử dụng lâu dài có thể làm tổn thương đến thận. Người bệnh cần hạn chế sử dụng những loại thuốc không theo toa, chỉ dùng thuốc theo chỉ định của bác sĩ.

- Kiểm soát tốt lượng đường trong máu: Kiểm soát tốt đường huyết sẽ giúp làm chậm tốc độ tiến triển của bệnh suy thận, ngăn ngừa biến chứng nguy hiểm.

- Tránh béo phì: Béo phì, tăng cholesterol máu có khả năng làm giảm lượng máu cung cấp tới thận. Người bệnh cần chú ý kiểm soát tốt cân nặng bằng thường xuyên tập thể dục, vận động nhẹ nhàng.

- Chú ý lượng nước uống hằng ngày: Người bệnh suy thận cần hạn chế uống nước. Liều lượng nước phụ thuộc vào tình trạng, mức độ của bệnh. Thông thường, người bệnh suy thận nên uống nước khoảng 300ml – 500ml.

LIÊN HỆ ĐIỀU TRỊ BỆNH SUY THẬN AN TOÀN VÀ HIỆU QUẢ TẠI ĐÂY

Một số lưu ý khác khi bị suy thận

Ngoài các vấn đề về dinh dưỡng, người bệnh suy thận cần lưu ý một số thông tin dưới đây để có kết quả điều trị tốt nhất:

- Thăm khám ngay khi thấy có dấu hiệu bất thường nghi ngờ thận có vấn đề. Người bệnh cần chủ động đến bệnh viện thăm khám khi nhận thấy các triệu chứng như: phù chân, tay, tăng huyết áp, chóng mặt, buồn nôn, nôn,…

- Tuân thủ phác đồ điều trị của bác sĩ sau khi đã được chuẩn đoán suy thận. Hãy đảm bảo bạn đang thực hiện theo đúng hướng dẫn của bác sĩ bao gồm: điều chỉnh chế độ dinh dưỡng, sinh hoạt, tuân thủ lịch uống thuốc,…

- Không tự ý thay đổi phác đồ điều trị đã được chỉ định. Nhiều bệnh nhân tự ý sử dụng thuốc dân gian hoặc mẹo chữa với mong muốn bệnh nhanh khỏi và không gặp tác dụng phụ. Điều này có thể gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe và bỏ lỡ giai đoạn vàng trong điều trị. Do đó, bạn tuyệt đối không được tự ý bỏ thuốc, thay thuốc nếu chưa có sự cho phép của bác sĩ.

- Vận động nhẹ nhàng: Bệnh nhân suy thận không thể vận động mạnh vì có thể gây tổn hại đến chức năng thận. Do đó, hãy vận động và đi lại thật nhẹ nhàng cho đến khi bệnh thuyên giảm.

- Nghỉ ngơi và cân bằng tâm lý: Trong thời gian điều trị suy thận, bệnh nhân cần được nghỉ ngơi hoàn toàn và tránh các áp lực về tâm lý. Điều này cần sự chủ động từ phía bệnh nhân và sự hỗ trợ của người thân trong gia đình.

SAU KHI ĐIỀU TRỊ SUY THẬN BẰNG ĐÔNG Y TRỊNH GIA

<<<22 NGÀY CHỮA TRỊ SUY THẬN TỪ GIAI ĐOẠN 5 XUỐNG GIAI ĐOẠN 3 BẰNG ĐÔNG Y GIA TRUYỀN TRỊNH GIA>>>

LH: Miền Bắc: Đường Đồng Tâm, Khu Đồng Mát, Phường Tân An, Thị Xã Quảng Yên, Tỉnh Quảng Ninh
Hotline: 0378 041 262
 

LH: Miền Nam: Số nhà 10/1/2A đường 26, Phường Linh Đông, Thủ Đức, Thành Phố Hồ Chí Minh

Hotline: 0913 82 60 68

 

Bình luận (0)

Gửi bình luận của bạn

Captcha