Có không ít người mắc bệnh động kinh đi kèm bệnh tự kỷ và ngược lại. Vậy giữa 2 chứng bệnh này có mối liên hệ nào đặc biệt?
Ngày đăng: 15-12-2024
11 lượt xem
Động kinh và tự kỷ khác nhau như thế nào?
Bệnh động kinh xảy ra do có sự mất cân bằng của các chất hóa học ở trong não bộ, dẫn tới sự phóng điện quá mức giữa các tế bào thần kinh, gây co giật tái diễn nhiều lần hoặc tình trạng mất ý thức.
Trong khi đó, chứng tự kỷ lại liên quan đến sự bất thường về mặt cấu trúc hoặc chức năng của não bộ, được biểu hiện bởi sự khiếm khuyết trong giao tiếp xã hội, ngôn ngữ, hành vi, thích lặp đi lặp lại một hoạt động nào đó.
Mặc dù là hai chứng bệnh hoàn toàn khác nhau nhưng giữa chúng lại tồn tại một mối liên hệ mật thiết, gây ảnh hưởng không nhỏ đến cuộc sống của người bệnh.
Cho đến nay vẫn chưa có một bằng chứng chắc chắn nào cho thấy mối liên quan “nguyên nhân – hệ quả” giữa bệnh động kinh và chứng tự kỷ. Tuy nhiên, các nghiên cứu cho thấy rằng, có tới khoảng 20 – 40% người bệnh động kinh bị mắc chứng tự kỷ và ngược lại cũng có tới khoảng 1/3 số trẻ tự kỷ mắc bệnh động kinh. Đặc biệt khi trẻ tự kỷ đạt đến độ tuổi thiếu niên, thì nguy cơ phát triển các cơn co giật tăng lên và tỷ lệ này tiếp tục tăng cao hơn ở độ tuổi trưởng thành.
Lý giải mối liên hệ này, các nhà khoa học cho biết, giữa hai bệnh động kinh và tự kỷ có tồn tại một số cơ chế bệnh sinh và yếu tố nguy cơ chung, bao gồm:
- Sự mất cân bằng giữa các chất dẫn truyền thần kinh kích thích và ức chế.
- Sự tăng sinh tế bào thần kinh, dị tật vỏ não và loạn sản mạch.
- Trẻ sinh non, nhẹ cân, tuổi của người mẹ cao (sinh con khi đã ngoài 40 tuổi).
- Các trường hợp đột biến gen di truyền như Fragile X, TSC và hội chứng Ret.
Mặt khác, chính tâm lý tự ti, mặc cảm vì bệnh tật, cùng với sự trêu trọc, cô lập từ bạn bè hay những người xung quanh, cũng là những nguyên nhân làm xuất hiện chứng tự kỷ ở người bệnh động kinh.
Bệnh động kinh và bệnh tự kỷ có mối liên hệ mật thiết với nhau
Cách nhận biết bệnh động kinh ở trẻ bị tự kỷ
Bệnh động kinh có thể bắt đầu ở mọi lứa tuổi, nhưng chứng tự kỷ thì thường chỉ bắt đầu ở hai thời điểm đó là khi trẻ ở độ tuổi mẫu giáo và khi trẻ tới độ tuổi vị thành niên. Các triệu chứng đặc trưng giúp nhận biết bệnh động kinh ở trẻ tự kỷ gồm có:
- Nhìn chằm chằm một vật gì đó không có lý do.
- Co giật tay không chủ ý.
- Nháy mắt nhiều lần.
- Nhai khi trong miệng không có đồ ăn
- Buồn ngủ hoặc rối loạn giấc ngủ.
- Thường xuyên hằn học hoặc gây khó chịu không rõ nguyên nhân.
Mối liên hệ giữa bệnh động kinh và bệnh tự kỷ ở trẻ
Bệnh động kinh thường phổ biến hơn ở những người mắc chứng tự kỷ và bệnh tự kỷ cũng có khả năng xảy ra cao gấp 10 lần so với đối với những người mắc chứng động kinh. Có thể khó xác định tỷ lệ mắc chứng tự kỷ ở những người mắc chứng tự kỷ vì các triệu chứng của hai chứng rối loạn trông rất giống nhau.
Bên cạnh đó, các nhà nghiên cứu đã phát hiện ra một số sự thật thú vị về sự liên hệ giữa bệnh tự kỷ và bệnh động kinh. Cụ thể:
- Những người bị thiểu năng trí tuệ (ID) có nhiều khả năng bị động kinh hơn những người không có ID. Trong số những người mắc chứng tự kỷ, thiểu năng trí tuệ là một nguyên nhân dễ gây bệnh động kinh
- Trong khi chứng tự kỷ luôn phát triển trong thời thơ ấu, những người mắc chứng tự kỷ có thể bị động kinh khi còn nhỏ hoặc đã trưởng thành;
- Trong khi nam giới mắc chứng tự kỷ nhiều hơn gần 4 lần so với nữ giới, một số nghiên cứu cho thấy phụ nữ mắc chứng tự kỷ có nhiều khả năng mắc chứng động kinh hơn nam giới mắc chứng tự kỷ.
Nhiều người dễ bị nhầm lẫn giữa triệu chứng động kinh vắng ý thức và bệnh tự kỷ
Cách phân biệt động kinh vắng ý thức và tự kỷ
Theo dõi dấu hiệu của cơn động kinh vắng ý thức: Triệu chứng thường gặp của bệnh động kinh vắng ý thức là: Trẻ dừng vận động, dừng di chuyển hoặc nhìn với ánh mắt vô hồn mà không để ý đến những người xung quanh nói gì. Mí mắt của trẻ có thể chớp liên tục hoặc giật giật rất nhanh chóng, mấp máy môi, nhai trong khi miệng không có đồ ăn. Tay hoặc chân của trẻ có thể di chuyển với lý do không rõ ràng, các hành động này lặp đi lặp lại nhiều lần trong ngày.
Ghi chép lại những gì đã xảy ra khi nghi ngờ trẻ bị động kinh vắng ý thức: Cha mẹ cần lưu ý ghi chép cẩn thận thời gian của mỗi cơn động kinh, biểu hiện của cơn động kinh và những yếu tố có thể ảnh hưởng đến cơn động kinh. Việc ghi chép cẩn thận sẽ giúp cung cấp thêm nhiều thông tin cho bác s
Làm điện não đồ: Nếu nghi ngờ trẻ tự kỷ mắc động kinh vắng ý thức thì cha mẹ hãy đưa trẻ đến gặp bác sỹ để làm điện não đồ. Điện não đồ là phương pháp đo sóng điện não. Các sóng điện não được truyền vào máy đo EEG bằng những điện cực trên đầu. Nếu bệnh nhân bị động kinh vắng ý thức, bác sỹ sẽ phát hiện thấy kết quả điện não đồ có sự bất thường.
Phân biệt triệu chứng động kinh vắng ý thức và bệnh tự kỷ rất quan trọng trong điều trị bệnh
Do có mối tương quan chặt chẽ giữa bệnh tự kỷ và chứng động kinh, nên trẻ tự kỷ cũng có thể bị co giật. Trong một số trường hợp, các cơn co giật có thể nhìn thấy rõ ràng: Trẻ bị co giật, trở nên cứng đờ hoặc mất ý thức. Trong các trường hợp khác, các cơn động kinh khó xác định hơn; các triệu chứng có thể bao gồm một hoặc hai phút hoặc nhìn chằm chằm không phản ứng.
Phát hiện động kinh vắng ý thức ở trẻ tự kỷ thường khó khăn hơn những đối tượng khác vì nó thường bị nhầm lẫn với các chứng bệnh khác hoặc triệu chứng động kinh vắng ý thức tương tự tự kỷ… Nếu cha mẹ có con bị tự kỷ và nghi ngờ trẻ bị động kinh vắng ý thức thì nên sớm đưa con đến các chuyên khoa thần kinh của các bệnh để được thăm khám và thực hiện các phương pháp kiểm tra cần thiết từ đó có hướng điều trị sớm.
LIÊN HỆ ĐIỀU TRỊ BỆNH ĐỘNG KINH AN TOÀN VÀ HIỆU QUẢ TẠI ĐÂY
Tham khảo điều trị bệnh Động kinh ở trẻ em bằng Đông y an toàn và hiệu quả
Theo đông y, bệnh xuất hiện do nhiều nguyên nhân gây ra như di truyền, té ngã dẫn đến chấn thương não bộ, khí nghịch, đàm ủng trệ làm tắc các khiếu, hoả viêm gây ra chứng hôn mê co giật. Vậy nên, để chữa bệnh động kinh ở trẻ em cần điều trị các thể bệnh gây ra động kinh dồn ứ trong cơ thể. Ngoài ra, còn rất nhiều thể bệnh gây ra động kinh trong quan niệm của đông y mà cha mẹ nên đưa trẻ đi khám để được thầy thuốc tư vấn kĩ hơn về cách chữa bệnh động kinh ở trẻ em cho phù hợp nhất.
ĐÔNG Y TRỊNH GIA CHUYÊN ĐIỀU TRỊ BỆNH CO GIẬT ĐỘNG KINH BẰNG PHÁC ĐỒ ĐIỀU TRỊ GIA TRUYỀN
Kế thừa và phát huy trên cơ sở điều trị thực tiễn từ nhiều bệnh nhân, qua nhiều năm. Chúng tôi ngày càng hoàn thiện bài thuốc gia truyền điều trị bệnh động kinh ở người lớn và động kinh ở trẻ em. Hiện nay có tỷ lệ khỏi bệnh trên 95%.
Để biết chi tiết vui lòng liên hệ ngay để được tư vấn:
0378 041 262 lang y Bùi Thị Hạnh: Khu Đồng Mát, phường Tân An, Thị Xã Quảng Yên, Tỉnh Quảng Ninh.
0913 82 60 68 Trịnh Thế Anh: Số nhà 10/1/2 A đường 26, Phường Linh Đông, Thủ Đức, Thành Phố Hồ Chí Minh
TÂM SỰ CỦA GIA ĐÌNH CÓ CON ĐIỀU TRỊ KHỎI BỆNH ĐỘNG KINH BẰNG ĐÔNG Y TRỊNH GIA
Gửi bình luận của bạn