Những biến chứng nguy hiểm ở trẻ 2 tuổi khi mắc bệnh động kinh

Bệnh động kinh ở trẻ 2 tuổi là căn bệnh khó lường mà không có dấu hiệu báo trước, đòi hỏi các chuyên gia phải can thiệp sớm để trẻ có thể phát triển bình thường như bạn bè.

Ngày đăng: 10-12-2024

18 lượt xem

Những dạng động kinh thường gặp ở trẻ 2 tuổi

Dạng động kinh toàn thân: Trẻ thường hay bị ngất đột ngột, da xanh tái, chân tay co cứng, hai hàm răng nghiến chặt vào nhau, mắt trợn ngược, co giật mạnh, dễ cắn lưỡi theo từng cơn co giật, sùi bọt mép, cơ mặt bị méo, không kiểm soát được tiểu tiện, các triệu chứng này kéo dài khoảng 3 phút. Sau đó, toàn trẻ mềm nhũn, rơi vào trạng thái hôn mê bất tỉnh, da tái xanh trong vòng 15-60 phút rồi tỉnh lại, cơ thể mệt mỏi và không nhớ chuyện gì đã xảy ra.

Động kinh cục bộ: Là dạng động kinh chỉ xảy ra ở một bộ phận nào đó trên cơ thể, trẻ vẫn có những biểu hiện tương tự như động kinh toàn thân nhưng chỉ diễn ra ở bộ phần nào đó như tay, miệng....Trẻ em mắc bệnh động kinh cục bộ đa phần không có hiện tượng bị ngất xỉu và hôn mê, không bị mất ý  thức

Cơn động kinh vắng ý thức tạm thời: Với dạng động kinh ở trẻ 2 tuổi này,  trẻ sẽ đột ngột dừng hành động đang làm, không ý thức được mọi chuyện xung quanh, nhìn chằm chằm về một hướng, khoảng 30 giây sau trở lại trạng thái bình thường nên cha mẹ rất khó nhận ra biểu hiện lạ ở con mình.

Những dạng động kinh phổ biến cũng xuất hiện ở trẻ dưới 2 tuổi

Biến chứng nguy hiểm thường gặp do bệnh động kinh ở trẻ 2 tuổi gây ra

- Tình trạng động kinh ở trẻ 2 tuổi có thể gây ra tổn thương não do bị ngã lúc lên cơn động kinh hoặc nguy hiểm hơn sẽ khiến trẻ tử vong.

- Trẻ 2 tuổi mắc bệnh động kinh thường đi liền với triệu chứng bệnh tự kỉ

- Bệnh động kinh ở trẻ 2 tuổi ảnh hưởng đến trí nhớ của trẻ

- Bệnh động kinh ở trẻ 2 tuổi khiến trẻ có thể gặp vấn đề về ngôn ngữ, tập trung hoặc trí nhớ. Nguyên nhân gây ra vấn đề này có thể xuất từ những cơn co giật hoặc các loại thuốc chống động kinh mà trẻ đang dùng. Kiểm soát các cơn động kinh sẽ giúp cải thiện khả năng học tập của trẻ.

Như vậy, bệnh động kinh không chỉ ảnh hưởng đến chất lượng cuộc sống mà nó còn để lại nhiều biến chứng nguy hiểm như bài viết vừa nêu trên. Do đó, việc điều trị kịp thời bệnh động kinh ở trẻ 2 tuổi là điều nên làm để giúp trẻ có cuộc sống bình thường.

Bệnh động kinh ở trẻ 2 tuổi sẽ gây ra nhiều biến chứng nguy hiểm nếu không điều trị kịp thời

Một số dạng bệnh động kinh ở trẻ 2 tuổi thường gặp nhất

-  Bệnh động kinh ở trẻ 2 tuổi dạng co thắt: Với dấu hiệu điển hình là trẻ gật điều liên tục về phía trước, chân và tay co vào ngực hoặc ngửa đầu ra sau, hai tay nắm chặt, hai chân duỗi cứng. Dạng co thắt ở trẻ thường hết sau khi trẻ đã lớn, nhưng có không ít trường hợp phát triển thành các dạng động kinh khác, vì vậy nếu phát hiện ra dấu hiệu bất thường ở trẻ thì cha mẹ nên đưa trẻ đi khám kịp thời.

-  Bệnh động kinh cơn lớn ở trẻ: Trẻ mắc bệnh động kinh dạng này thường có biểu hiện nhợt nhạt, co giật toàn thân, khóc thét lên, mắt trợn, tím tái, chảy nước bọt ở, mất kiểm soát tiểu tiện. Nên điều trị sớm cho trẻ để hạn chế biến chứng nguy hiểm về sau.

-  Bệnh động kinh ở trẻ 2 tuổi dạng vắng ý thức tạm thời: Trẻ đột nhiên dừng mọi hành động đang làm, mắt nhìn chằm chằm về một hướng hoặc máy liên tục, miệng nhai hoặc mút lưỡi, không ý thức được cung quanh, trẻ sẽ bị té ngã nếu không được ẵm bồng.

- Bệnh động kinh lành tính ở trẻ: Thường xuất hiện vào ngày thứ 5 sau khi trẻ ra đời với các dấu hiệu lâm sàng như run giật cơ bàn chân, bàn tay, lan tỏa từ nữa người sang bên đối diện, kéo dài chừng 30 giây, sau đó trẻ rơi vào trạng thái ngủ gà. Đa số trẻ mắc chứng bệnh này sẽ tự khỏi bệnh khi trẻ lớn lên, nhưng có trường hợp bệnh nhân tái phát với cơn động kinh nặng hơn khiến trẻ chậm nói, chậm phát triển thể chất.  

- Dạng động kinh cục bộ ở trẻ: có đặc điểm ít phổ biến, khó điều trị, đa số không xác định được nguyên nhân. Bệnh thường xuất hiện trước 7 tháng tuổi, với dấu hiệu là cơn động kinh co giật cục bộ ngày càng tăng thành từng chuỗi liên tục, thay đổi ở các vị trí khác nhau dẫn đến cơn động kinh toàn thể. Ngoài ra, trong cơn co giât, trẻ có biểu hiện đầu quay sang một bên, mắt giật, miệng nhai, da tím tái, ngưng thở, tay hoặc chân co giật cục bộ. Bệnh có tiên lượng xấu, ảnh hưởng lớn sự phát triển tinh thần vận động của trẻ.

-  Bệnh động kinh ở trẻ 2 tuổi dạng hội chứng Ohtahara với những triệu chứng lâm sàng như: Lúc trẻ chào đời hoàn toàn khỏe mạnh, sau một thời gian sẽ xuất hiện các cơn co thắt cơ, co giật nữa người, những triệu chứng này xảy ra thường xuyên khiến trẻ chậm phát triển về tâm lý cũng như thể chất. Nếu không điều trị kịp thời thì bệnh tiến triển nặng thành hội chứng West.

-  Hội chứng West: Hay dạng động kinh cơn lớn ở trẻ 2 tuổi thường gặp ở trẻ bú mẹ dưới 1 tuổi, bao gồm triệu chứng như cơn giật kiểu co thắt, trẻ mắc hội chứng này thường chậm phát triển. Nguyên nhân gây ra bệnh là do trẻ bị tổn thương não bộ trong lúc sinh hoặc nhiều trường hợp không rõ nguyên nhân. Hội chứng West dễ chẩn đoán nhưng điều trị còn nhiều khó khăn vì đâylà một loại động kinh có tỷ lệ bệnh nhân kháng thuốc cao và tiên lượng khỏi bệnh cũng không thể nói trước,

-  Bệnh động kinh ở trẻ 2 tuổi dạng Dravet (DS): Đây là dạng động kinh di truyền nặng ở trẻ em, những triệu chứng bệnh động kinh ở trẻ em mắc dạng Dravet là co giật khi sốt hoặc không sốt cũng co giật cơ nặng. Trong giai đoạn bệnh tiến triển, trẻ rất tăng động và mất kiểm soát hành vi. Không chỉ vậy, dạng động kinh này hầu như kháng thuốc điều trị cho nên trẻ có triệu chứng động kinh này cần áp sụng chế độ ăn kiêng ketogenic hạn chế năng lượng, tăng chất béo để ngăn chặn cơn động kinh tái phát. 

LIÊN HỆ ĐIỀU TRỊ BỆNH ĐỘNG KINH AN TOÀN VÀ HIỆU QUẢ TẠI ĐÂY

Nên làm gì nếu cơn động kinh xuất hiện ở trẻ 2 tuổi

Khi thấy trẻ có dấu hiệu của cơn động kinh thì cha mẹ cần bình tĩnh đặt một vật mềm để gối đầu trẻ, loại bỏ hết vật cứng xung quanh, dùng đũa hoặc thìa ngáng miệng trẻ nhằm hạn chế trẻ cắn lưỡi, rồi chờ cơn co giật qua đi, sau đó đặt trẻ nằm nghiêng, dùng ống hút đàm nhớt, thức ăn trong miệng(nếu có) để tránh để tránh dị vật gây tắc đường hô hấp.

- Mở rộng quần áo để trẻ dễ thở hơn, giữ yên lặng cho trẻ ngủ hoặc an ủi, vỗ về trẻ khi trẻ tỉnh dậy sau cơn động kinh. Động kinh ở trẻ là căn bệnh dễ để lại di chứng hoặc gây tử vong cho trẻ, vậy nên cha mẹ cần biết một số giải pháp để bảo đảm an toàn cho trẻ ở bất kì nơi đâu.

Một số điều nên làm và không nên làm ở trẻ mắc bệnh động kinh

- Khi cho trẻ ra ngoài: Luôn đội mũ bảo hiểm nếu trẻ tham gia giao thông, đạp xe hoặc chơi ở sân bê tông. Luôn cho trẻ mặc áo phao và ở bên trẻ lúc trẻ đi bơi. Không cho trẻ tham gia trò chơi cần độ cao và tốc độ vì dê gây xuất hiện cơn động kinh.

- Khi trẻ đến trường: Mang theo thuốc và nhờ thầy cô, y sĩ ở trường cho trẻ uống và xử lí tình huống nếu trẻ lên cơn động kinh tại lớp học,  đồng thời để thầy cô tuyên truyền bạn bè của trẻ không nên xa lánh khiến trẻ cô độc.

- Khi trẻ ở nhà: Không nên để trẻ chơi ở bếp nấu, hạn chế dùng đồ vật có cạnh nhọn trong nhà. Đối với trẻ nhỏ thì cha mẹ nên tắm cho trẻ, nếu trẻ lớn hơn thì nên ở ngay bên ngoài khi trẻ tắm đề phòng bất trắc,

Ngày nay, bệnh động kinh ở trẻ 2 tuổi đã trở nên quá phổ biển, và nó cũng được cảnh báo là căn bệnh nguy hiểm, nếu không điều trị sẽ để lại biến chứng nguy hiểm có thể dẫn tới tử vong. Không chỉ vậy, nhiều người còn xem đây là một căn bệnh tâm thần nên họ luôn kì thị, xa lánh trẻ. Do đó, cha mẹ nên phát hiện để điều trị sớm cho trẻ nhằm tránh biến chứng không mong muốn.

ĐÔNG Y TRỊNH GIA CHUYÊN ĐIỀU TRỊ BỆNH CO GIẬT ĐỘNG KINH BẰNG PHÁC ĐỒ ĐIỀU TRỊ GIA TRUYỀN

Kế thừa và phát huy trên cơ sở điều trị thực tiễn từ nhiều bệnh nhân, qua nhiều năm. Chúng tôi ngày càng hoàn thiện bài thuốc gia truyền điều trị bệnh động kinh ở người lớn và động kinh ở trẻ em. Hiện nay có tỷ lệ khỏi bệnh trên 95%.

Để biết chi tiết vui lòng liên hệ ngay để được tư vấn:

0378 041 262 lang y Bùi Thị Hạnh: Khu Đồng Mát, phường Tân An, Thị Xã Quảng Yên, Tỉnh Quảng Ninh.

0913 82 60 68 Trịnh Thế Anh: Số nhà 10/1/2 A đường 26, Phường Linh Đông, Thủ Đức, Thành Phố Hồ Chí Minh

TÂM SỰ CỦA GIA ĐÌNH CÓ CON ĐIỀU TRỊ KHỎI BỆNH ĐỘNG KINH BẰNG ĐÔNG Y TRỊNH GIA

Bình luận (0)

Gửi bình luận của bạn

Captcha